Trung Quốc giữ thiết bị lặn Mỹ có thể nhằm phản ứng cuộc điện đàm với Đài Loan
Một chuyên gia cho rằng Trung Quốc tịch thu thiết bị lặn Mỹ ở Biển Đông có thể nhằm phản ứng cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan.
Thiết bị lặn không người lái tương tự chiếc bị hải quân Trung Quốc tịch thu. Ảnh: USNavy
“Dường như điều này là tín hiệu từ phía Trung Quốc, nhằm phản ứng cuộc điện đàm của ông Trump với Đài Loan”, Guardian dẫn lời Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.
“Thật khó tin đây là hành động của một chỉ huy độc lập. Người Trung Quốc hiện kiểm soát quân đội tốt hơn nhiều, đặc biệt là hải quân. Trung Quốc có lợi ích khi gửi thông điệp trước lúc ông Trump tuyên thệ, để ông nhận được thông điệp và kiềm chế hơn một khi ông giữ chức”.
Một tàu chiến Trung Quốc hôm 15/12 tịch thu thiết bị lặn được tàu hải dương học USNS Bowditch triển khai để nghiên cứu điều kiện biển. Vụ việc xảy ra cách Vịnh Subic, Philippines 160 km về phía tây bắc. Lầu Năm Góc đã yêu cầu Trung Quốc trả lại thiết bị ngay lập tức.
Video đang HOT
Glasier chỉ ra rằng người Trung Quốc thường làm phép thử với Mỹ khi có chính quyền mới. Vào những tháng đầu tiên của chính quyền Tổng thống George W Bush năm 2001, tàu Bowditch chạm trán một khinh hạm Trung Quốc. Con tàu này bật radar điều khiển súng và buộc tàu Mỹ rút lui. Một tuần sau, máy bay do thám Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm ngoài khơi đảo Hải Nam.
Đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, hồi tháng 3/2009, một số tàu hải quân Trung Quốc quấy rối USNS Impeccable, một tàu hải dương học khác của Mỹ, yêu cầu nó rời khỏi khu vực.
Vị trí Vịnh Subic, Philippines. Đồ hoạ: globalbalita
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc điều oanh tạc cơ hạt nhân tuần tra Biển Đông
Bắc Kinh đã cho một máy bay ném bom chiến lược H-6 tuần tra tầm xa trên Biển Đông sau khi ông Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan.
Máy bay H-6 tuần tra trái phép trên Biển Đông. Ảnh: Weibo.
Trung Quốc hôm 8/12 điều máy bay ném bom hạt nhân H-6 thực hiện chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, Fox News dẫn lời hai quan chức Mỹ. Đây là cuộc tuần tra tầm xa ngoài lãnh thổ đầu tiên của Bắc Kinh kể từ khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 2/12.
Lầu Năm Góc được báo động về chuyến bay này hôm qua. Chiếc H-6 bay dọc theo đường 9 đoạn phi lý do Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông. Máy bay ném bom Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến bay trên Biển Đông, nhưng chưa chuyến nào có tầm bay xa như lần này, các quan chức Mỹ cho biết.
H-6 là loại oanh tạc cơ chiến lược tầm xa của Trung Quốc, có khả năng sử dụng các loại vũ khí hạt nhân lẫn vũ khí thông thường. Đây là phiên bản nội địa của mẫu Tupolev Tu-16, được Trung Quốc mua bản quyền từ Liên Xô.
Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái đã phá vỡ nguyên tắc ngoại giao kéo dài từ năm 1979 tới nay, khi Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và tuyên bố ủng hộ chính sách "một Trung Quốc" của Bắc Kinh. Phía Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối cuộc điện đàm này.
Quan chức Mỹ cho rằng chuyến tuần tra của oanh tạc cơ H-6 trên là cách để Trung Quốc gửi thông điệp tới chính quyền mới của ông Trump.
Vệ tinh do thám Mỹ mới đây phát hiện Trung Quốc đã triển khai một số thành phần của tổ hợp tên lửa S-300PMU-2 có tầm bắn hơn 300 km tới cảng Jieyang, đông nam Trung Quốc
Cảng Jieyang là nơi tập kết các chuyến hàng quân sự của Trung Quốc để chuyển ra các đảo nước này chiếm đóng trái phép trên Biển Đông. Hồi tháng 2, Trung Quốc từng đưa tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 phi pháp tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Dù chỉ trích, Trump nói vẫn cần cải thiện quan hệ với Trung Quốc Tổng thống đắc cử Donald Trump nói Mỹ cần phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nước bị ông chỉ trích về các chính sách kinh tế. Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố phải cải thiện quan hệ Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters. "Một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà chúng ta phải cải thiện là với...