Trung Quốc giành loạt hợp đồng đường sắt quan trọng ở Mỹ, Washington lo Bắc Kinh do thám, điều khiển tàu từ xa
Việc tập đoàn Trung Quốc giành được các hợp đồng đường sắt quan trọng ở Trung Quốc làm dấy lên các mối quan ngại về việc Bắc Kinh sẽ triển khai các hình thức giám sát người dân Mỹ trên các toa tàu mà họ xây dựng.
Trong bức thư gửi tới Cơ quan quản lý giao thông Thủ đô Washington ( WMATA) mới đây, các nghị sỹ Mỹ thúc giục WMATA không trao hợp đồng xây dựng tàu điện ngầm trị giá 1 tỷ USD vào tay tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRRC) vì lo ngại Bắc Kinh có thể xây dựng các tính năng điều điều khiển từ xa để theo dõi người Mỹ hoặc thậm chí là điều khiển con tàu từ xa.
Trong bức thư, 4 nghị sỹ đại diện cho các vùng ở Washington nói rằng WMATA cần được cái gật đầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội An và Bộ Giao thông vận tại trước khi trao hợp đồng xây dựng các toa tàu điện ngầm thế hệ mới vào tay “đối thủ nước ngoài”.
Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRRC) liên tục giành được những hợp đồng đường sắt quan trọng tại Mỹ trong vài năm trở lại đây. (Ảnh: AP)
CRRC trước đó được cho là ứng viên nặng ký nhất trong cuộc đua giành hợp đồng xây dựng 800 toa tàu điện ngầm, trị giá 1 tỷ USD. Với những mức giá thầu cực thấp, CRRC đã giành tới 4 hợp đồng đường sắt lớn ở Mỹ kể từ năm 2004, theo Washington Post. Điều này đã khiến tập đoàn Trung Quốc lọt vào tầm ngắm của Lầu Năm Góc, nghành công nghiệp xe lửa và Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, kiến nghị từ các nghị sỹ Mỹ đã vập phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Chủ tịch WMATA ông Jack Evans.
“Nếu chính phủ liên bang thực sự muốn chúng tôi đồng ý để các nhà cung cấp khác giành được hợp đồng này với giá thầu cao hơn, họ cần phải trợ cấp cho sự khác biệt đó. Tôi cũng nhấn mạnh thêm rằng chính phủ liên bang hiện không cung cấp bất cứ nguồn tài chính nào”, ông Wiedefeld nói, đồng thời kêu gọi các nghị sỹ đệ đơn kiến nghị nên tìm kiếm các nguồn ngân sách liên bang cho hệ thống tàu điện ngầm thay vì chỉ đi kêu gọi suông.
Video đang HOT
Bản thân ông Wiedefeld cũng khẳng định rằng WMATA đang nỗ lực tăng cường các biện pháp an ninh mạng.
Trước đó, trong một bài báo đăng tải hôm 7/1, Washington Post bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể cài đặt các phần mềm độc hại trên các tòa tàu điện ngầm để do thám hành khác, giám sát các cuộc nói chuyện và nắm quyền kiểm soát các đoàn tàu.
Vào ngày 11/1, 2 nghị sỹ Mỹ viết thư cho ông Wiedefeld bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về nỗ lực thay thế các tập đoàn đường sắt Mỹ của CRRC. Họ viện dẫn các lý do cho rằng các tòa tàu CRRC xây dựng có thể được sử dụng để thu thập các thông tin.
WMATA sẽ chọn bên thắng thầu phù hợp với Hồ sơ mời thầu tư vấn được ban hành vào tháng 9/2018. Đáp lại những quan ngại của các nghị sỹ Mỹ, cơ quan này cho biết họ sẽ xem xét kỹ các tài liệu liên quan trước khi đưa ra quyết định vào tháng 4 tới.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Điểm khác thường trong vụ Trung Quốc kết án tử hình công dân Canada
Quan hệ Trung Quốc và Canada tiếp tục những diễn biến căng thẳng sau khi Bắc Kinh kết án tử hình một công dân Canada bị buộc tội buôn lậu ma túy trong bối cảnh hai bên vốn "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" sau các vụ bắt giữ công dân của nhau gần đây.
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg bị kết án tử hình tại Trung Quốc. (Ảnh: PA)
Khi Trung Quốc trong tuần này tuyên án tử hình đối với Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada bị buộc tội buôn lậu ma túy, động thái này ngay lập tức đã gây sự chú ý của dư luận thế giới. Trung Quốc hiếm khi kết án tử hình công dân phương Tây. Gần đây nhất là vào năm 2009, Trung Quốc kết án tử hình công dân Anh Akmal Shaikh vì tàng trữ 4kg heroin khi đến sân bay Urumqi.
Giống việc kết án Robert Lloyd Schellenberg trong tuần này, phán quyết tử hình Shaikh đã gây phẫn nộ cho các nước phương Tây. Tuy nhiên, vụ án của Schellenberg dường như có nhiều điểm bất thường hơn.
Trong khi hạn chế kết án tử hình với công dân phương Tây, Trung Quốc đã tuyên án tử với hàng loạt công dân các nước khác vì tội buôn ma túy như công dân từ Uganda, Hàn Quốc, Nhật Bản, Kenya, Nigeria, thậm chí cả các nước có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc.
Phương Tây không còn là ngoại lệ?
Maya Wang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức giám sát nhân quyền Trung Quốc, bình luận rõ ràng Bắc Kinh có quy định nghiêm khắc với tội danh buôn ma túy.
Tuy nhiên, trước kia, các công dân phương Tây mắc tội danh này dường như được Bắc Kinh "nương tay" hơn để củng cố quan hệ ngoại giao và tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. "Trong vụ án này (vụ án của Schellenberg), một công dân phương Tây đã bị tuyên án tử hình ở Trung Quốc là điều hiếm thấy", bà Wang nhận xét.
Ban đầu, Schellenberg dường như cũng được hưởng sự "nương tay" vốn có của Trung Quốc với công dân phương Tây. Cụ thể là, hôm 20/11, công dân này chỉ bị kết án 15 năm tù với cáo buộc tiếp tay cho buôn ma túy. Tuy nhiên, trong phiên xét xử lại trong tuần này, chỉ hơn 1 tháng sau khi giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ ở Canada, Schellenberg lại bị cáo buộc đóng vai trò chính trong vụ buôn lậu này và phải nhận án tử hình.
Vụ việc làm dấy lên câu hỏi: Liệu vụ án liên quan đến Schellenberg là một ví dụ riêng rẽ về hành động trả đũa chính trị của Bắc Kinh hoặc cho thấy một cách đối xử mới của Trung Quốc đối với các tội phạm buôn ma túy phương Tây. CNN dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng, khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh về kinh tế, chính trị đồng nghĩa với việc thời kỳ "nương tay" với công dân phương Tây cũng không còn.
Phán quyết tử hình với Schellenberg được Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc và Canada leo thang căng thẳng vì hàng loạt vụ bắt giữ công dân của nhau gần đây. Ngay sau khi Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, Trung Quốc cũng bắt giữ một cựu quan chức ngoại giao và một doanh nhân của Canada.
Phản ứng với phán quyết của tòa án Trung Quốc, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" và cáo buộc Bắc Kinh "tùy tiện" sử dụng án tử hình. Đáp lại chỉ trích này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói, bình luận của nhà lãnh đạo Canada là "thiếu tinh thần pháp trị" và "thiếu trách nhiệm".
Minh Phương
Theo Dantri
Tổng hợp
Tuyên án tử hình công dân Canada, Trung Quốc đang chơi trò con tin chính trị? Việc Trung Quốc bất ngờ kết án tử hình một công dân Canada trong bối cẳng căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau vụ bắt giữ giám đốc Huawei làm dấy lên những đồn đoán về một trò chơi con tin chính trị mà Trung Quốc đang áp dụng. Hôm 14/1, tòa án...