Trung Quốc giáng đòn cuối vào Bitcoin
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đưa khai thác Bitcon và các tiền số khác vào danh sách những ngành sẽ bị loại bỏ.
SCMP đánh giá hành động của NDRC có thể sẽ “đóng chiếc đinh cuối cùng vào quan tài” khai thác tiền điện tử ở Trung Quốc sau chiến dịch kéo dài nhiều tháng. Chiến dịch trấn áp hoạt động đào Bitcoin khiến các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này phải rời khỏi Trung Quốc để đến Bắc Mỹ và Trung Á.
Chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc tìm cách loại bỏ hoạt động khai thác tiền điện tử, hàng chục công ty từng là hình mẫu về tiêu dùng năng lượng kiểu mới bỗng trở thành “kẻ phá bĩnh” trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
NDRC tuyên bố khai thác Bitcoin và các loại tiền số khác không chỉ bị đưa vào trong “danh sách đen” của hoạt động công nghiệp, mà còn phải bị loại bỏ lập tức. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để quốc gia này đạt được mức trung lập về carbon vào năm 2060.
Bên trong một nhà máy đào Bitcoin ở Nội Mông trước lệnh cấm. Hoạt động khai thác Bitcoin ở Trung Quốc từng chiếm 2/3 sản lượng khai thác toàn cầu.
Các hoạt động khác sẽ dần bị Trung Quốc loại bỏ là sản xuất đồ dùng một lần làm bằng nhựa; khai thác than tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các điểm tham quan du lịch hoặc các nguồn nước uống được bảo vệ.
Thông báo của NDRC được đưa ra cùng ngày khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố tăng cường “đàn áp” giao dịch tiền điện tử và các hoạt động liên quan.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu của Canaan Creative, nhà khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã niêm yết trên sàn Nasdaq, giảm 0,46% xuống còn 8,68 USD sau lệnh cấm. Cuộc “đàn áp” ở Trung Quốc đưa Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới, thu hút nhiều công ty khai thác đổ về.
Trung Quốc tiếp tục tăng cường đàn áp tiền số
Trong tuyên bố mới nhất, Trung Quốc khẳng định mục tiêu loại bỏ các giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên lãnh thổ nước này.
Ngày 24/9, chính quyền Trung Quốc tục tăng cường đàn áp lên các đồng tiền mã hóa. Theo tuyên bố mới nhất, nước này kiên quyết loại bỏ tận gốc những giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên toàn quốc.
Động thái của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến Bitcoin và các đồng tiền số khác. Đồng thời, việc làm này gây áp lực lên các cổ phiếu của ngành tiền mã hóa và blockchain.
Nhiều cơ quan hợp tác để đàn áp tiền số
Cụ thể, 10 cơ quan của chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương nước này và các đơn vị quản lý tài chính, chứng khoán, ngoại hối đã cùng đưa ra một tuyên bố chung. Thông báo cho biết những cơ quan này sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để gây áp lực lên các giao dịch tiền mã hóa tại Trung Quốc.
Trung Quốc tiếp tục đàn áp hoạt động giao dịch và khai thác tiền số.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết tiền số không được xem là một loại tiền tệ chính thức tại nước này. Do đó, các loại tiền kỹ thuật số sẽ không được lưu thông trên thị trường cũng như các sàn giao dịch nước ngoài bị cấm hoạt động ở đại lục.
Ngoài ra, PBOC cấm các tổ chức tài chính, dịch vụ thanh toán và công ty Internet tạo điều kiện, hỗ trợ những giao dịch tiền số.
Hồi tháng 5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc từng tuyên bố sẽ trấn áp hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin. Việc này đã gây ra một đợt bán tháo lớn của các nhà đầu tư tiền số.
"Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn việc đầu cơ tiền số, các hoạt động tài chính liên quan và hành vi sai phạm. Việc làm này nhằm bảo vệ tài sản của người dân và duy trì trật tự kinh tế, tài chính, xã hội", Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo trên website chính thức.
Thị trường tiền số sụt giảm
Trước áp lực của chính phủ Trung Quốc, Bitcoin, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã giảm giá hơn 6%, xuống mức 42.217 USD. Bên cạnh đó, Bitcoin giảm giá kéo theo sự sụt giảm giá trị của nhiều đồng tiền số khác.
Bitcoin tiếp tục rớt giá sau quyết định của Trung Quốc.
"Đang có sự bất an trong giới đầu tư. Tiền số tiếp tục tồn tại trong khu vực không được xác định rõ ràng về tính hợp pháp tại Trung Quốc", Joseph Edwards, Trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty môi giới tiền kỹ thuật số Enigma Securities cho biết.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp tiền điện tử và blockchain cũng bị ảnh hưởng. Trong đó, cổ phiếu những công ty khai thác tiền số như Riot Blockchain, Marathon Digital, Bit Digital giảm từ 6,3-7,5%. Cổ phiếu sàn giao dịch Coinbase cũng mất 3,4% giá trị.
Các mỏ đào tiền số là mục tiêu của cuộc đàn áp
Ngoài ra, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết đang phát động một đợt tấn công triệt để vào tiền mã hóa. "Các hoạt động khai thác tiền số chỉ đóng góp một phần nhỏ vào nền kinh tế Trung Quốc nhưng tiêu tốn một lượng lớn điện năng và cản trở mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon", Reuters dẫn lời NDRC.
Theo một thông báo được NDRC gửi tới chính quyền các địa phương, nhiệm vụ cấp bách hiện tại là phải xóa sổ hoạt động khai thác tiền mã hóa. Đây được cho là mục tiêu then chốt để nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bền vững.
Trước khi bắt đầu bị đàn áp vào giữa năm nay, khai thác tiền số là một ngành kinh doanh lớn tại Trung Quốc. Các "mỏ đào" đặt tại nước này từng tạo ra hơn một nửa nguồn cung của Bitcoin trên thế giới.
NDRC cho biết họ sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác để ngăn chặn nguồn tiền và điện năng cho hoạt động khai thác. Cơ quan này cũng yêu cầu chính quyền địa phương đưa ra thời gian và lộ trình để xóa bỏ những mỏ đào tiền kỹ thuật số.
Sau những lệnh đàn áp từ chính quyền, nền công nghiệp khai thác tiền số tại Trung Quốc gần như tê liệt. Nhiều trang trại đào Bitcoin ở Trung Quốc phải bán tháo "trâu cày" và ngừng hoạt động. Số còn lại vận chuyển máy đào sang nước khác để tiếp tục khai thác. Phần lớn trang trại "di cư khai thác" sang Mỹ và chờ việc đào Bitcoin dần ổn định trở lại.
Mỹ trở thành trung tâm khai thác Bitcoin như thế nào? Mỹ đã nhanh chóng trở thành thánh địa mới của thợ đào Bitcoin, ngay sau khi Trung Quốc mạnh tay đàn áp hoạt động khai thác tiền điện tử. Cơ sở khai thác rộng lớn của Core Scientific, một trong những công ty khai thác tiền điện tử lớn nhất nước Mỹ, ở thành phố Calvert, bang Kentucky CNBC dẫn dữ liệu mới...