Trung Quốc giận dữ vì bị các nước sao chép công nghệ tàu cao tốc
Trung Quốc thường bị gọi là “kẻ sao chép” hàng đầu thế giới, nhưng nước này hiện lại đang giận dữ buộc tội các nước khác sao chép và đánh cắp công nghệ đường sắt cao tốc mà Bắc Kinh đã bỏ ra nhiều công sức để có được.
(Nguồn: shanghaiist.com)
Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới về đường sắt cao tốc với 20.000km đường sắt và những con tàu có thể chạy với vận tốc 400 km/h.
Tuy nhiên, theo một bài xã luận đăng trên tờ Procuratorial Daily, các nước khác hiện đang thu lợi từ thành công của Trung Quốc bằng cách lợi dụng thành tích ít ỏi của quốc gia này trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Bài xã luận đã giải thích rằng sau nhiều năm nỗ lực để làm chủ những công nghệ cốt lõi của đường sắt cao tốc, Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài, và các công ty nước ngoài chỉ cần đơn giản là sao chép công nghệ này thông qua các hồ sơ công khai rồi sau đó nộp hồ sơ xin bằng sáng chế.
Video đang HOT
Để chống lại xu hướng này, bài xã luận cho rằng, Trung Quốc cần nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo hộ bằng sáng chế mỗi khi phát triển công nghệ mới, theo gương các đối thủ phương Tây.
Thời điểm đăng bài xã luận cũng rất đáng chú ý vì nó được đăng chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về những thông lệ sở hữu trí tuệ, vốn nổi tiếng là lỏng lẻo, của Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu đã được gọi là “miền Tây hoang dã” khi nói tới bằng sáng chế, nhãn hiệu và luật bản quyền. Nhiều công ty nước ngoài phàn nàn về việc các tài sản hữu trí tuệ của họ bị các công ty Trung Quốc đánh cắp, trong khi họ không được tiếp cận thị trường rộng lớn này.
Vừa qua, công nghệ đường sắt cao tốc đã được các phương tiện truyền thông Trung Quốc liệt vào danh sách “Tứ đại phát minh mới” của nước này. Song bản danh sách đã bị nhiều người chế giễu vì không có sáng chế nào trong số đó được phát minh ở Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu đường sắt cao tốc với sự giúp đỡ của các công ty đến từ nhiều nước như Nhật Bản, Đức và Pháp trong những năm 2000. Các công ty nước ngoài này đã ký hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp địa phương nhằm tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Tuy nhiên, ngay khi các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu học được bí mật công nghệ, các công ty nước ngoài dần bị đẩy ra khỏi thị trường bởi những đối thủ trong nước – chính là những công ty đã sao chép công nghệ rồi “hất cẳng” họ với sự hỗ trợ của chính phủ.
Bởi vậy, việc Trung Quốc quy kết các công ty nước ngoài “sao chép” công nghệ tàu cao tốc của nước này có lẽ là một ví dụ thực tế cho câu nói “gậy ông đập lưng ông”.
Theo My Nguyễn
VIETNAM
Thái Lan chi 5,2 tỷ USD xây dựng một phần đường sắt với Trung Quốc
Thái Lan ngày 11/7 đã thông qua khoản kinh phí trị giá 5,2 tỷ USD để chi cho việc xây dựng một phần của dự án đường sắt cao tốc, vốn bị trì hoãn từ lâu, kết nối nhiều quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc.
Một tuyến tàu cao tốc tại sân bay Thái Lan (Ảnh: EPA)
"Nội các Thái Lan đã phê chuẩn giai đoạn một của dự án đường sắt cao tốc... từ Bangkok tới Korat với kinh phí 179 tỷ baht (5,2 tỷ USD) trong khoảng thời gian 4 năm", quan chức cấp cao của văn phòng Thủ tướng Thái Lan Kobsak Pootrakool nói với các phóng viên ngày 11/7.
Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã thông qua sắc lệnh hành pháp để "khơi thông" dự án đường sắt cao tốc vốn bị trì hoãn từ lâu này. Chính phủ Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí xây dựng, trong khi Trung Quốc sẽ cung cấp công nghệ cho dự án này.
Dự án đường sắt cao tốc tại Thái Lan là một phần trong dự án lớn hơn kết nối Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á bằng tàu cao tốc. Theo đó, các chuyến tàu sẽ di chuyển từ thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đi qua lãnh thổ Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Quá trình xây dựng dự án đường sắt cao tốc tại Lào đã bắt đầu từ cuối năm 2016. Trong khi đó tại Thái Lan, lễ động thổ cho dự án này đã được tiến hành từ năm 2015, tuy nhiên do vấp phải một số trục trặc về các khoản vay vốn cũng như các quy định về bảo hộ lao động nên dự án bị đình trệ cho tới năm nay.
Phần đầu tiên của dự án đường sắt cao tốc tại Thái Lan sẽ được tiến hành trên đoạn đường dài 250 km, tương đương gần 1/3 chiều dài tổng thể (850 km) của toàn bộ dự án trên toàn bộ lãnh thổ Thái Lan. Đường sắt cao tốc tại Thái Lan sẽ đi qua khu vực Nong Khai giáp biên giới với Lào và tiếp nối với hệ thống đường sắt tại Lào trước khi tới điểm cuối ở Trung Quốc.
Dự án đường sắt cao tốc nối Trung Quốc với một loạt quốc gia Đông Nam Á là một phần mở rộng của Sáng kiến Một vành đai - Một con đường của Bắc Kinh nhằm giúp nước này tăng cường hợp tác đầu tư và thương mại vào khu vực.
Thành Đạt
Theo SCMP
Trung Quốc "vỡ mộng" xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc Việc xây dựng các đường sắt cao tốc ở nước ngoài nằm trong tham vọng "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc nhằm gia tăng các kết nối hạ tầng và thương mại với các quốc gia từ châu Á tới châu Phi, nhưng hầu hết các dự án đường sắt hiện thời đều bị đình trệ. Một triển lãm tàu...