Trung Quốc: Giai đoạn 2 chống tham nhũng sẽ khốc liệt hơn
Báo Diplomat có trụ sở ở Nhật Bản cho rằng giai đoạn 2 chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ bắt đầu bằng việc cho ra các thể chế pháp lý để hỗ trợ chiều sâu.
Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình (phải) đã loại bổ được 1 trong những “hổ” lớn là Chu Vĩnh Khang (trái) – (Ảnh: Chinanews)
Giai đoạn 1: Trừ diệt “hổ” lớn
Theo Diplomat, trong khi người dân Trung Quốc mải miết với cuộc sống thường nhật thì trên chính trường nước này đã có một cuộc cải cách lặng lẽ nhưng rất quan trọng liên quan đến công cuộc chống tham nhũng. Đó cũng là điểm được nhấn mạnh tại phiên họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) diễn ra ngày 26/6/2015. Tại phiên họp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ tầm quan trọng của việc đề ra các chế tài và quy định cho chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Tập cho rằng, mặc dù Bắc Kinh đã có những thành tựu lớn trong chiến dịch chống tham nhũng kể từ sau Đại hội 18 của CCP, nhưng tệ nạn tham nhũng nói chung vẫn rất nghiêm trọng. Tập Cận Bình cũng khẳng định chiến dịch chống tham nhũng sẽ không dừng lại bất chấp có một số ý kiến hoài nghi về kết quả của nó. Theo ông Tập, điều quan trọng nhất hiện nay là xây dựng một thể chế bao gồm cả các luật và quy định liên quan. Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng CCP không cho phép những điều xấu nhỏ nhặt lan tỏa theo cách thức vẫn được gọi là “đập vỡ cửa sổ.”
Qua phiên họp này của Bộ Chính trị CCP, thông điệp nổi lên càng rõ ràng hơn: giai đoạn đầu của chiến dịch chống tham nhũng đã kết thúc và các “hổ” lớn như Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu đã bị bắt. Đó là một thành tựu lớn. Giờ đây, nhiều giới chức Trung Quốc e ngại không dám tham nhũng nữa và “sợ vỡ mật” khi nghe nhắc đến cái tên Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra và kỷ luật Trung ương (CCDI). Trong giới lãnh đạo Trung Quốc thậm chí còn lan truyền câu nói: “Thà đối diện với quỷ còn hơn là gặp Vương.” Thực ra, tiếng tăm của ông Vương theo đánh giá của giới phân tích, cũng chỉ là bề nổi thành công của chiến dịch chống tham nhũng. Hiện cả hai ông Tập và Vương đều rất được tín nhiệm ở Trung Quốc.
Giai đoạn 2: Ngăn chặn từ lúc manh nha
Tuy nhiên, đúng như ông Tập và ông Vương thường nhấn mạnh, Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 2 của chiến dịch chống tham nhũng và có thể còn khốc liệt hơn. Chìa khóa thành công của giai đoạn này là phải xây dựng được một thể chế ngăn chặn nạn tham nhũng xảy ra ngay cả khi quan chức biến chất mới có mong muốn tham nhũng. Đây là biện pháp làm cho quan chức biến chất sẽ “không có khả năng dính dáng đến tham nhũng.”
Diplomat cho rằng có nhiều điều liên quan đến vấn đề này mà 2 ôngTập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và các đồng nghiệp của họ còn phải làm, từ việc xây dựng một thể chế hiệu quả đến thực hiện nó một cách mạnh mẽ.
Các thể chế này của ông Tập và ông Vương còn phải có tính sáng tạo hơn nữa. Lấy ví dụ như CCDI đã phát động phong trào động viên người dân Trung Quốc thực hiện chiến dịch “chụp ảnh tại chỗ tệ tham nhũng”, có nghĩa là người dân thường Trung Quốc có thể dùng các thiết bị của mình, kể cả điện thoại di động để chụp lại cảnh quan chức dính dáng đến các biểu hiện tham nhũng như ăn uống phung phí, hưởng thụ xa hoa… Người dân có thể gửi ảnh họ chụp đến trang web của CCDI và cơ quan của ông Vương Kỳ Sơn sẽ nhanh chóng bắt đầu cuộc điều tra. Những thể chế có tính đổi mới như vậy rất có tiếng vang ở Trung Quốc và cần được nhân rộng hơn.
Video đang HOT
Giai đoạn 3: “Tham nhũng là mất tất cả”
Theo lý thuyết 3 giai đoạn trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, thành công của giai đoạn 2 này sẽ đưa đến giai đoạn 3: “thậm chí đừng có nghĩ đến chuyện tham nhũng.” Nỗ lực đó của ông Tập đang làm thay đổi triệt để văn hóa chính trị ở Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, một cuộc cải cách chính sách liên quan mà có thể coi là cải cách nhân sự lớn nhất từ sau Đại hội 18 đã được phê chuẩn. Tinh thần của cuộc cải cách mới là đảm bảo các công chức lãnh đạo của Đảng có thể được thăng tiến hoặc bị kỷ luật. Điều tưởng như bình thường ở nhiều nước thì lại là một thay đổi quan trọng ở Trung Quốc, vì ở nước này thường các lãnh đạo cấp cao của Đảng sẽ không bị giáng chức vì thiếu năng lực hoặc sai lầm trong công việc. Những người này có thể bị điều chuyển nhưng chức vụ thì vẫn còn và bổng lộc thì vẫn vẹn nguyên. Với ông Tập, nhiệm vụ của chiến dịch rõ ràng là nhằm loại bỏ các quan chức ngáng trở đổi mới cải cách, tham nhũng và không có năng lực.
Tập trung quyền lực
Nhiệm vụ này có tính chất rất nghiêm trọng, vì công cuộc cải cải cách mà Tập Cận Bình khởi xướng hiện đang vấp phải sự phản kháng mãnh liệt từ nhiều cấp độ chính quyền. Trừ phi ông Tập có thể tiến hành kỷ luật thích đáng những công chức đó, nếu không, công cuộc cải cách của Trung Quốc vẫn sẽ “dậm chân tại chỗ”. Một câu nói khác về cải cách chính sách của chính quyền Bắc Kinh là: “Mệnh lệnh của chính phủ thậm chí chẳng bay quá khỏi Trung Nam Hải.”
Liệu cuộc cải cách nhân sự chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thành công hay không? Điều đó còn phải chờ thời gian chứng minh. Tuy nhiên, ít nhất thì lãnh đạo Trung Quốc cũng đã xác định được vấn đề chính và các giải pháp. Nếu họ có thể thực hiện hiệu quả những cải cách này, Trung Quốc sẽ có được hệ thống chính quyền hiệu quả và trong sạch vào năm 2020, Diplomat nhận định.
Hoài My
Theo dantri/ Diplomat
Trung Quốc "đả hổ đập ruồi", nhưng quên "cáo"
Một trong những chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn nhất trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây, là việc Trung Quốc đả hổ đập ruồi, nhưng quên "cáo": lũ quan tham ôm tiền chạy trốn ra nước ngoài.
Từ "hổ bự" như Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu cho đến "ruồi nhép" là các quan chức cấp thấp đều bị sờ gáy. Nhưng ngạn ngữ Trung Quốc (TQ) có câu "đánh rắn động cỏ", Trung Quốc "đả hổ đập ruồi" nhưng quên "cáo":
Theo ước tính, từ năm 1988 đến năm 2002, những "con cáo" cỡ bự ôm tổng cộng khoảng 191 tỷ USD tiền tham nhũng trốn ra nước ngoài, điểm đến chủ yếu là Mỹ, Canada và các nước châu Âu, nơi các cơ quan điều tra TQ khó vươn tay đến nhất.
Con số quan tham và số tiền chúng mang theo tăng lên rõ rệt, đến thời điểm hiện tại, gần như không ai có thể thống kê được tổng số tiền chúng đem ra khỏi TQ từ năm 2002 đến nay.
Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ sự kiểm soát lỏng lẻo của TQ đối với các nhân vật cấp cao, hầu hết đều nhanh chân chuồn mất ngay khi biết tin cơ quan điều tra bắt đầu để mắt đến họ.
Cho đến trước năm 2014, gần như không có một nỗ lực nào từ phía chính phủ TQ để ngăn chặn-giải quyết tình trạng này, dù số tiền thất thoát đã lên tới hàng tỷ USD/năm.
Nguyên do chủ yếu: TQ hầu như không có những hiệp ước dẫn độ tội phạm với các nước phương Tây, vì những bất đồng về tư pháp và cách thức xét xử.
Một quan chức cao cấp tham nhũng TQ hoàn toàn có thể ẩn náu ở các quốc gia phương Tây với túi tiền kếch xù, không sợ việc bị tóm cổ và dẫn độ về TQ, trừ phi vi phạm pháp luật về một vấn đề gì đó khiến cho lý lịch bị cơ quan điều tra nước sở tại phanh phui.
Kể cả trong tình huống xấu nhất đó, quan chức này vẫn còn một đường thoát thân, đó là xin tị nạn chính trị, một chiến thuật khá phổ biến với những người có nguy cơ bị dẫn độ về TQ.
Lý do thường được đưa ra là họ sẽ phải đối mặt với điều tra không công bằng nếu bị trả về TQ.
Yang Xiuzhu, phó thị trưởng thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang đang là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Thuộc diện hàng đầu trong danh sách 100 tội phạm tham nhũng bị truy nã ở nước ngoài, Yang đã ôm 41 triệu USD vào năm 2003.
Tháng 5.2014 Yang bị bắt tại Hà Lan và chuẩn bị được dẫn độ về TQ, Yang đã trốn thoát và tìm cách nhập cảnh vào Mỹ và bị bắt giữ một lần nữa.
Nhưng khi Mỹ chuẩn bị dẫn độ về TQ, Yang lại xin tị nạn chính trị, và nhiều khả năng sẽ được chấp nhận do Mỹ yêu cầu TQ phải cam kết không dùng những biện pháp như bức cung, tra tấn hay điều tra thiếu công bằng.
TQ khó lòng chấp nhận vì cho rằng Mỹ đã can thiệp vào vấn đề nội bộ của họ.
Hầu hết các nước phương Tây cho rằng TQ không tôn trọng những nguyên tắc tư pháp cơ bản, do đó không chấp nhận lập thỏa thuận dẫn độ tội phạm với TQ.
Tình trạng trở nên bi đát đến mức, trong hơn 10 năm qua chỉ có đúng 2 tội phạm tham nhũng được dẫn độ từ các nước phương tây về TQ, trong khi con số tham quan TQ ở các nước này đang lên tới hàng ngàn người.
Đó là lý do mà vào tháng 7.2014, cuối cùng TQ mới bắt đầu triển khai chiến dịch "săn cáo", phối hợp với các nước phương Tây để săn lùng và dẫn độ các quan tham về nước.
Để bù vào việc giữa TQ và các nước này không có hiệp ước dẫn độ tội phạm, TQ đề xuất chia khoản tiền thu hồi được từ các quan chức tham nhũng bị bắt giữ với chính quyền nước sở tại và dẫn độ về TQ.
Con số mà TQ đề nghị là tối thiểu 20% tổng số tiền thu được sẽ trả về cho TQ, số còn lại thuộc về nước sở tại.
Sở dĩ Bắc Kinh đưa ra lời đề nghị hào phóng, vì để bù đắp việc thiếu các điều ước về dẫn độ, và thà thu được 20% vẫn còn hơn là không thu được đồng nào.
Nhưng bất chấp lời đề nghị hào phóng này, thì vấn đề truy lùng và dẫn độ các quan tham đào tẩu này vẫn đang bị ngưng trệ.
Vì để thực hiện việc này, TQ phải cung cấp hồ sơ chứng minh những quan chức này phạm tội tham nhũng với chính quyền nước sở tại, điều này không dễ thực hiện khi hầu hết các tài liệu này đều dính dáng đến các hồ sơ liên quan đến chính phủ và nhà nước TQ xếp là tuyệt mật.
Khả năng còn lại là hy vọng vào việc các tham quan này vi phạm luật pháp nước sở tại và bị cơ quan điều tra lật lại hồ sơ.
Đây vốn là điều ít khi xảy ra, vì hầu hết các tham quan này đều chọn lối sống khá khép kín để hưởng thụ số tiền mà họ đã tham nhũng được.
Theo Một Thế Giới
Liệu Chu Vĩnh Khang có phải là hổ lớn cuối cùng sa lưới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng cũng "đả" được 'hổ' lớn nhất trong chiến dịch truy quét tham nhũng khi tuyên án cho Chu Vĩnh Khang. Giờ đây, vấn đề gây tò mò nhất là liệu có còn con hổ lớn nào nữa hay không. Chu Vĩnh Khang nhận tội và lĩnh án chung thân vì tham nhũng. Ảnh: CCTV...