Trung Quốc gây sức ép Mỹ bỏ thuế quan
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh đã hối thúc Washington từ bỏ thuế quan trong cuộc đàm phán giữa các quan chức thương mại hàng đầu của hai nước.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Ảnh: Reuters).
Các cuộc đàm phán trực tuyến giữa Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc diễn ra sau tuyên bố của bà Tai hôm 4/10 rằng, bà sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán “thẳng thắn” và yêu cầu Trung Quốc tuân theo các cam kết trong một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1″ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
“Trung Quốc đã đàm phán về việc hủy bỏ thuế quan và các biện pháp trừng phạt, đồng thời nêu rõ quan điểm của mình về mô hình phát triển kinh tế và các chính sách công nghiệp của Trung Quốc”, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cho biết sau cuộc đàm phán thương mại giữa Đại diện Thương mại Mỹ và Phó Thủ tướng Trung Quốc hôm 8/10.
Một quan chức của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, bà Tai dự định sử dụng cuộc đàm phán trực tuyến lần này để kiểm tra xem liệu các cam kết song phương có thể giải quyết các khiếu nại của Mỹ về các hoạt động thương mại và trợ cấp của Bắc Kinh hay không.
“Đại diện Tai và Phó Thủ tướng Lưu đã xem xét việc thực hiện Hiệp định Kinh tế và Thương mại Mỹ – Trung và nhất trí rằng hai bên sẽ tham vấn về một số vấn đề còn tồn tại”, USTR cho biết.
Video đang HOT
Xinhua cho biết 2 bên đã “chia sẻ những vấn đề quan ngại cốt lõi và nhất trí giải quyết các quan ngại của nhau thông qua tham vấn”.
“Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi với cách tiếp cận bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới”, Xinhua cho biết thêm.
Trong một cuộc họp ngắn trước cuộc đàm phán, một quan chức cấp cao của USTR cho biết bà Tai đã cung cấp cho ông Lưu bản đánh giá về hiệu quả hoạt động của Trung Quốc trong việc thực hiện thỏa thuận Giai đoạn 1, bao gồm việc Trung Quốc chưa đạt được mục tiêu như đã cam kết về việc mua hàng hóa của Mỹ. Bà Tai cũng nêu quan ngại về các hoạt động kinh tế “phi thị trường” của Trung Quốc.
Quan chức Mỹ cho biết bà Tai sẽ căn cứ vào phản ứng của Trung Quốc trong cuộc đàm phán lần này để đưa ra đánh giá trong tương lai, nhưng bà sẽ không tìm kiếm các cuộc đàm phán thương mại Giai đoạn 2 với Bắc Kinh.
Thỏa thuận Giai đoạn 1 vào tháng 1 đã xoa dịu cuộc chiến thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thỏa thuận này chủ yếu tập trung vào cam kết của Trung Quốc về việc thúc đẩy mua nông sản, hàng hóa sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ lên 200 tỷ USD trong vòng 2 năm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết tăng cường bảo vệ bản quyền, nhãn hiệu và các hình thức sở hữu trí tuệ khác.
Chính quyền Trump từng đề xuất kế hoạch thỏa thuận Giai đoạn 2 để giải quyết các vấn đề khó khăn hơn như chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và các chính sách công nghiệp chiến lược của Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo tờ Wall Street Journal, hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất ở Mỹ, đã kêu gọi chính phủ của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính Mỹ.
Cảng biển vận chuyển hàng hóa tại Giang Tô, Trung Quốc
Thực thi thỏa thuận chưa trọn vẹn
Trong thư gửi Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Trung Quốc cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Bức thư nhấn mạnh chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc việc người dân nước này đang phải gánh chịu thuế của cả Mỹ và Trung Quốc và Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người dân.
Hiện các doanh nghiệp Mỹ đang sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phản hồi lại bức thư trên, phía Đại diện Thương mại Mỹ cho biết Washington đang rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp.
Trước đó, vào ngày 5-8, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ. Bà Katherine Tai từng gọi mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là "không cân bằng", không chỉ trong hoạt động kinh tế, mà còn về cơ hội và độ mở cửa thị trường với nhau.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận này. Đã xuất hiện một số dự đoán cho rằng việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có thể sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Diễn biến này cho thấy 18 tháng sau khi ký kết, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 vẫn chỉ dừng lại ở một dạng thỏa thuận đình chiến, với việc hai bên không leo thang đối đầu, nhưng vẫn giữ trừng phạt thuế.
Thâm hụt thương mại tăng
Lý giải về nguyên nhân Chính phủ Mỹ chưa đưa ra tuyên bố về việc mở rộng đàm phán với Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận Thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, cho rằng Bắc Kinh tỏ ra khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong 2 năm.
Tính đến tháng 6, dữ liệu từ Chính phủ Mỹ và Trung Quốc cho thấy sức mua của Bắc Kinh chưa đạt được 70% mục tiêu đề ra trong năm. Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại Trung Quốc với Mỹ - yếu tố quan trọng nhất khiến chính quyền Mỹ áp các lệnh trừng phạt, rào cản kinh tế với Bắc Kinh vẫn ở mức cao là 27,8 tỷ USD trong tháng 6, tăng 5,8% so với tháng 5.
Vài ngày trước khi các hiệp hội doanh nghiệp gửi yêu cầu kêu gọi chính phủ xem xét lại thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hãng tin Reuters cho biết Chính phủ Trung Quốc gửi tới các bệnh viện, công ty và đơn vị nhà nước một văn bản hướng dẫn về số lượng hàng nội địa bắt buộc phải có khi mua sắm hàng trăm trang thiết bị như máy chụp X-quang, thiết bị chụp cộng hưởng từ... Danh mục hướng dẫn mới tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có phần thiết bị y tế rất được Mỹ chú trọng.
Theo thỏa thuận giữa 2 nước đầu năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý tăng mua nhóm hàng này, ví dụ như thiết bị chụp cộng hưởng từ - vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Mỹ. Việc thực hiện các hướng dẫn mua sắm mới sẽ càng tạo thêm khó khăn cho cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ so với mức năm 2017.
Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc Theo nguồn tin riêng của tờ Wall Street Journal ngày 6/8, khoảng hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh nhất ở Mỹ đại diện cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngành bán lẻ, sản xuất chip điện tử và nông nghiệp đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại...