Trung Quốc dùng tàu cá để bành trướng ở Biển Đông, làm khó các nước
Giới chuyên gia nhận định rằng, việc Trung Quốc sử dụng dùng tàu cá để bành trướng và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông dường như là không thể ngăn chặn được.
Trung Quốc đã điều nhiều tàu, trong đó có các tàu cá, để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam hồi đầu tháng 5.
Ví dụ mới nhất là vào tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hơn 70 tàu cá và tàu cảnh sát biển đã tham gia bảo vệ giàn khoan này.
“Các tàu cá là công cụ tuyệt vời cho chính phủ Trung Quốc, nơi mọi thứ đều nằm dưới sự kiểm soát của họ”, ông Sam Tangredi, tác giả cuốn sách “Cuộc chiến chống tiếp cận”, nhận định.
Việc điều các tàu cá với số lượng lớn nhằm bao vây một khu vực tranh chấp hoặc tạo ra một chướng ngại vật để ngăn chặn sự tiếp cận của các tàu tuần duyên hoặc hải quân các nước giúp không tạo ra hình ảnh tiêu cực trên các phương tiện truyền thông như sự quấy nhiễu của các tàu chiến.
“Cứ như thể đó là một cuộc biểu tình hòa bình tự phát do những người theo chủ nghĩa dân tộc tổ chức… Gần giống một hành động phản đối không bạo lực”, ông Tangredi nói.
Còn ông Dean Cheng, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage, cho hay chiến lược đó đặt Nhật Bản, Philippines, Việt nam và hải quân Mỹ vào thế khó.
Làm thế nào để đối phó với lực lượng trên danh nghĩa là dân sự? Sử dụng vũ lực sẽ không nhận được sự ủng hộ chính trị trên thế giới vì việc làm đó bị xem là làm gia tăng căng thẳng khi tấn công các dân thường. Nếu không làm gì thì sẽ mất chủ quyền và sự kiểm soát hành chính.
Video đang HOT
“Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc là tạo ra các tình huống khó khó xử để khiến đối phương phải rút lui, để tránh phải đối mặt với những phương án khó khăn như vậy. Và như vậy là Trung Quốc đã thắng”, ông Cheng nói.
Việt Nam cũng đã đối mặt với các tàu cá Trung Quốc trong vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 mà Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5. Chiến lược của Trung Quốc đã được thể hiện rõ hôm 27/5, khi một tàu cá Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật dùng tàu cá làm lực lượng bành trướng chủ quyền từ những năm 1990, khi các tàu cá Trung Quốc bao vây các đảo Matsu và Jinmen của Đài Loan trong giai đoạn căng thẳng chính trị.
Trung Quốc đã đẩy mạnh việc sử dụng tàu cá như một dạng hăm dọa ngay sau cuộc bầu cử tại Đài Lan hồi năm 2000. Khi đó, giới chức quốc phòng Đài Loan cho biết khoảng 1.000 tàu cá của Trung Quốc đã bao vây quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông. 250 tàu cá khác cũng tập trung tại đảo Tungyin ở phía bắc đảo Matsu. Các tàu này được miêu tả là vỏ sắt, có trọng tải 100 tấn.
Chuyên gia Cheng cho hay đội tàu cá số lượng lớn của Trung Quốc là một cách thức tuyệt vời để thu thập thông tin tình báo mà không tốn kém. Với hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu và sử dụng các đài phát thanh, Trung Quốc có thể theo dõi liên tục một khu vực rộng lớn.
Theo ông Cheng, cũng có khả năng hàng nghìn tàu cá Trung Quốc được trang bị thiết bị phát hiện tàu ngầm.
Tác giả Sam Tangredi cho hay, Bắc Kinh rất thông minh trong việc sử dụng các tàu cá để thực hiện “các cuộc phong tỏa quy mô nhỏ”.
“Nếu một tàu cá bị chìm trong cuộc đối đầu với một tàu quân sự, truyền thông nhiều khả năng sẽ xem tàu cá không có vũ trang là nạn nhân”, ông Tangredi nói.
Hải quân Mỹ lần đầu tiên va chạm với chiến thuật trên của Trung Quốc là vào năm 2009, khi các tàu khảo sát Victorious và Impeccable bị các tàu cá và tàu cảnh sát biển quấy nhiễu gần đảo Hải Nam.
“Trong các vụ việc trước đây liên quan tới các tàu của Mỹ, Trung Quốc thường đưa các tàu hải quân tránh ra xa và chỉ sử dụng các tàu dân sự. Điều này giúp hạn chế khả năng leo thang căng thẳng và các nguy cơ quay được một video tai tiếng về sự tham gia của hải quân Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì một phương án quyền lực hơn trong tay”, ông Cheng nói.
Khi nào Trung Quốc sẽ phát động chiến dịch quấy nhiễn tiếp theo nhằm vào hải quân Mỹ? Nhiều người đã nhắc tới Hoa Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không hồi năm 2013 và đã tăng cường các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật Bản.
An Bình
Theo Dantri/Defence
'Kế hoạch hành động 3 phần' giải quyết tranh chấp Biển Đông?
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, nước này sẽ giới thiệu về "kế hoạch hành động 3 phần" ở hội nghị thượng đỉnh của các nước ASEAN nhằm giảm căng thẳng trên biển Đông.
'Kế hoạch hành động 3 phần' giải quyết tranh chấp Biển Đông?
Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Manila về kế hoạch nói trên, mặc dù hồi tháng 6 - ở thời điểm căng thẳng tăng cao trên vùng biển ngoài khơi Việt Nam do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lần đầu nói tới đề xuất này một cách không chính thức.
Trước khi giới thiệu kế hoạch, Bộ Ngoại giao Philippines đã nêu thực trạng tình hình căng thẳng ở khu vực hiện tại.
Theo đó, Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả những vùng biển lượn sát vào bờ biển các nước láng giềng. Căng thẳng càng tăng lên trong những tháng gần đây, do các hành động ngày càng hung hăng, ngang ngược của Bắc Kinh hòng khẳng định tuyên bố chủ quyền phi lý, đặc biệt là việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
"Tình hình này làm quan hệ giữa các nước thêm căng thẳng, gây thêm ngờ vực lẫn nhau và làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột ngoài ý muốn", quan chức ngoại giao Philippines khẳng định.
Trước thực tế này, Manila đã lập ra một "kế hoạch hành động 3 phần", gồm hành động tức thời, kế hoạch trung hạn và giải pháp chung cuộc để xử lý, giải quyết các hoạt động gây bất ổn. Philipipnes cũng xác định "kế hoạch hành động 3 phần" nói trên như là "một khuôn khổ cụ thể để giải quyết những căng thẳng leo thang ở Biển Đông".
Trong phần hành động tức thời, Philippines đề nghị thiết lập một lệnh cấm các bên liên quan tiếp tục thực hiện các hoạt động cụ thể làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Cách tiếp cận này đặt ra yêu cầu cụ thể hóa các việc "làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định" như trong quy định của khoản 5, Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002.
Trong trung hạn, kế hoạch của Philippines làm nổi bật "sự cần thiết và kêu gọi thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, đồng thời nhanh chóng thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)".
Giải pháp chung cuộc cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, theo Philippines, là việc áp dụng một cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Hiện Philippines cũng đang theo đuổi giải pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Manila cho rằng, trọng tài sẽ làm rõ các quyền lợi hàng hải cho tất cả các bên, từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp hàng hải.
"Philippines hy vọng rằng, các quốc gia có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, các nước ASEAN khác và các đối tác đối thoại của ASEAN sẽ xem xét đề nghị này, vì nó là toàn diện, xây dựng, và tập hợp các sáng kiến khác nhau về vấn đề Biển Đông mà Philippines và các nước khác đã ủng hộ trong những năm qua", Bộ Ngoại giao Philippines kết luận.
Theo Xahoi
Reuters vạch trần âm mưu Trung Quốc dùng tàu cá xâm chiếm Biển Đông Hãng tin Anh Reuters đã vạch trần chiến lược của Trung Quốc nhằm biến đội tàu đánh cá của họ thành công cụ áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Tàu cá Trung Quốc. Ngày 15/7/2014 Trung Quốc quyết định cho rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Một chi tiết đã thu hút sự chú ý: "Hạm...