Trung Quốc dùng drone phun thuốc khử trùng, chiếu sáng công trường bệnh viện dã chiến
Trung Quốc đang triển khai máy bay không người lái để chống lại dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới gây ra.
Một nông dân Trung Quốc dùng drone để khử trùng ngôi làng. Ảnh: Weibo
Trung Quốc nổi tiếng vì ứng dụng drone (máy bay không người lái) cho nhiều mục đích khác nhau. Hiện tại, chúng là công cụ cần thiết trong cuộc chiến chống lại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra. Nhiều nơi trên cả nước đang dùng drone để làm những việc như phun thuốc khử trùng xuống các làng, giải tán đám đông tụ tập…
Khắp Trung Quốc, nhiều ngôi làng, công ty và chính quyền địa phương gắn thiết bị khử trùng lên máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật. Một người dân ở tỉnh Sơn Đông thiết kế lại drone để phun thuốc khử trùng quanh làng trong phạm vi 16.000m2.
Công ty công nghệ nông nghiệp XAG tuyên bố gửi hàng loạt drone phun thuốc khử trùng quanh một khu vực dân cư ở Sơn Đông. Nó bao quát hơn 300.000m2 chỉ trong chưa đầy 4 tiếng.
Video đang HOT
Đối với các drone không đủ lớn để chứa thùng chất khử trùng, chính quyền địa phương lại gắn loa phóng thanh để giải tán đám đông tụ họp, khiển trách người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tại một thị trấn ở Thành Đô, drone thử nghiệm của nhà chức trách đã giải tán nhóm người chơi mạt chược trong thung lũng. Dù mạt chược là trò tiêu khiển phổ biến ở nước này, chính phủ vẫn không cho phép tụ tập.
Để khống chế virus lây lan, drone còn được dùng để theo dõi các hoạt động như giao thông, xả rác. Tại Thượng Hải, drone được triển khai tại các đường trong thành phố trong khi nhà chức trách kiểm tra nhiệt độ của mọi người. Tại Trung Sơn, drone được sử dụng để theo dõi hoạt động xử lý rác thải y tế từ các bệnh viện.
Drone chiếu sáng lại phát huy tác dụng ở tâm dịch Vũ Hán, nơi hai bệnh viện dã chiến được xây dựng. Do thiếu đèn đường và đèn ở công trường, 6 drone chiếu sáng cỡ lớn được cử đến, bay cách mặt đất 50m. Mỗi drone được cho là có thể bao phủ 6.000m2 và kéo dài 10 tiếng cho mỗi lần sạc. Chúng cũng hiệu quả hơn 80% so với đèn đường và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng vì dễ dàng di chuyển từ điểm này tới điểm kia.
Theo ITC News
Trí tuệ nhân tạo và cơ hội từ ngành Y
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát huy vai trò quan trọng trong ngành y tế. Khi máy học và đọc những triệu chứng chính xác, có thể chẩn đoán, xác định tình trạng sức khỏe trước khi đến bệnh viện.
Vai trò của AI trong điều trị từ xa
Với điều trị từ xa, giờ đây bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa ở bất cứ đâu trên thế giới. Đây là một công nghệ đã khiến cho khoảng cách trở nên vô nghĩa khi một bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nó cũng có thể là cứu cánh trong các tình huống khẩn cấp cần được chăm sóc tích cực ngay lập tức.
Nói về xu hướng ứng dụng AI trong y tế và nông nghiệp, TS. Robin Deterding - Bác sĩ chuyên khoa Nhi ở Colorado (Mỹ) cho biết, công nghệ AI trong ngành chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ là xu hướng đối với cuộc sống hiện đại, nó giúp cho ngành chăm sóc sức khỏe không còn bị giới hạn trong khuôn khổ bệnh viện.
" Nếu bạn gọi tôi vào lúc nửa đêm, tôi cần biết những dấu hiệu sống, sinh lý, cơ thể của bạn và tôi cần biết bạn trông như thế nào. Tôi biết các dấu hiệu quan trọng của bạn là gì để giải thích ý nghĩa đằng sau chúng - Ví dụ như nhịp tim, nhịp thở, mức oxy trong máu, thân nhiệt, bạn di chuyển có nhiều không...". TS. Robin Deterding chia sẻ.
TS. Robin Deterding, bác sĩ chuyên khoa Nhi ở Colorado (Mỹ), đồng sáng lập Earable chia sẻ về Xu hướng ứng dụng AI trong y tế và nông nghiệp.
Ngày nay, bác sĩ cần nhiều các ứng dụng công nghệ từ Trí tuệ nhân tạo để giúp kết nối từ xa với bệnh nhân ở khắp nơi, chữa trị cho nhiều bệnh nhân hơn qua các tương tác từ xa mà không đòi hỏi cả hai phải cùng có mặt cùng một địa điểm.
"Có rất nhiều cơ hội trong chăm sóc sức khỏe từ xa bởi vì tôi cần chăm sóc cho nhiều bệnh nhân hơn. Ngành này dự báo sẽ tăng trưởng về doanh thu lớn trong thời gian tới, điều này cũng đồng nghĩa chúng ta sẽ cần có nhiều nghiên cứu, ấn phẩm và nắm bắt cách thức hoạt động của nó. Sinh viên trong trường Đại học lúc này có nhiều cơ hội với hàng tấn dự án để suy nghĩ, có thể là các ý tưởng về thiết bị, phục vụ trong môi trường lâm sàng". TS. Robin chia sẻ thêm.
Đột phá từ Earable
GS. Vũ Ngọc Tâm - CEO Earable Inc cho biết, công nghệ wearable dựa trên các nghiên cứu về sóng não (EEG), sóng cơ mặt (EMG), sự di chuyển của mắt (EOG) và các thông tin hoạt động từ body lên não bộ (EKG) sẽ cung cấp thông tin cho chúng ta biết sự tập trung, quan tâm chú ý của con người.
Ứng dụng của nghiên cứu này là phát hiện sự mất tỉnh táo của tài xế khi đang lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông; Phát hiện sự mất tập trung khi làm việc giúp cải thiện hiệu quả công việc; Sóng não giúp dự báo các cơn động kinh sẽ thay đổi cuộc sống của người bệnh tốt hơn.
Hệ thống mạng không dây của Earable được xem là công nghệ đột phá nhờ khả năng bảo mật dữ liệu tốt hơn hẳn so với các thiết bị đeo khác. Điều đó giúp người sử dụng an tâm khi sử dụng thiết bị không dây trong chăm sóc sức khỏe, tránh rò rỉ thông tin cá nhân.
Các nghiên cứu chỉ ra lỗ hỏng của hệ thống cảnh báo khẩn cấp không dây (WEA) trên các thiết bị không dây hiện nay, có thể khiến thông tin bị rò rỉ cao. Họ đã làm cuộc thử nghiệm mô tả chi tiết về hệ thống WEA, phát triển và trình diễn cuộc tấn công giả mạo thực tế đầu tiên vào cảnh báo của Tổng thống (Presidential Alerts), sử dụng phần cứng có sẵn trên thị trường cũng như phần mềm nguồn mở được sửa đổi.
Kết quả cho thấy dù chỉ 4 hệ thống trạm gốc nguy hại truyền năng lượng và truyền 1 Watt vào mỗi trạm thì có thể tấn công 50,000 người tại sân vận động với mức độ thành công lên đến 90%. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học máy tính này đã tìm ra giải pháp bảo mật tối ưu trên thiết bị Earable.
Không chỉ dừng lại ở những sáng chế công nghệ làm sao cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, tạo những ảnh hưởng thật tích cực cho mọi người, cả về yếu tố hữu hình hiện tại như rẻ hơn, tốt hơn, dễ sử dụng, hiện đại hơn, GS Tâm cho biết ông còn chú trọng đến những yếu tố dài hạn hơn đó là tri thức, là bồi dưỡng đào tạo con người.
"Thực tế không phải công trình nghiên cứu nào thành công về học thuật cũng có thể ứng dụng tốt. Tuy nhiên, cách mình làm là luôn bắt đầu một dự án từ một vấn đề quan trọng đang tồn tại trong thực tế mà lời giải của nó đòi hỏi phải có những đột phá trong khoa học", GS Tâm chia sẻ.
Theo enternews
Kỳ tích y học Việt Nam: Thay xương đùi bằng xương nhân tạo in 3D Lần đầu tiên tại Việt Nam, một bệnh viện của Hà Nội đã thực hiện kỹ thuật ghép xương nhân tạo bằng vật liệu PEEK in 3D để thay thế cho xương đùi cho bệnh nhân bị u xương ác tính... Các kỹ sư tạo ra mô hình xương nhân tạo in 3D từ bản quét cắt lớp vi tính của bệnh nhân...