Trung Quốc dùng AI nâng cấp công nghệ chiến trường
Trung Quốc đang sử dụng hệ thống thương mại giống ChatGPT để dạy AI trong lĩnh vực chiến trường, nhưng một nhà khoa học cảnh báo cần hết sức thận trọng.
Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc được cho là đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô hình ngôn ngữ lớn như Ernie của Baidu (giống như ChatGPT nổi tiếng hơn của OpenAI) để huấn luyện một hệ thống AI quân sự có thể dự đoán tốt hơn hành vi của kẻ địch trên chiến trường, tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin.
Nhóm nghiên cứu thuộc một phần của Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), họ được cho là đã sử dụng mô hình Ernie của Baidu và Spark của iFlyTek để thực hiện dự án.
Các nhà khoa học Trung Quốc được cho là đang sử dụng AI và các mô hình ngôn ngữ lớn như Ernie của Baidu để huấn luyện một hệ thống AI quân sự có thể dự đoán tốt hơn hành vi của kẻ địch trên chiến trường. (Ảnh minh họa: Militaryembedded)
Video đang HOT
Theo tờ SCMP, các nhà nghiên cứu đằng sau dự án đã thu thập một lượng lớn dữ liệu cảm biến và báo cáo do các đơn vị tiền tuyến cung cấp bằng ngôn ngữ mô tả hoặc hình ảnh, rồi gửi thông tin, dữ liệu này đến mô hình ngôn ngữ lớn thương mại. Sau khi nhận được dữ liệu đầu và học để nâng cao sự hiểu biết, cuối cùng công cụ AI quân sự đích sẽ đưa ra lời nhắc để thảo luận thêm về các nhiệm vụ như mô phỏng chiến đấu.
Dự án được thực hiện bởi Sun Yifeng và nhóm của ông đến từ Đại học Kỹ thuật Thông tin của PLA, nhóm nghiên cứu tuyên bố rằng, cả con người và máy móc đều có thể hưởng lợi từ dự án này. Họ giải thích: “Các kết quả mô phỏng hỗ trợ con người đưa ra quyết định chiến trường, và nó có thể được sử dụng để tinh chỉnh kho kiến thức chiến đấu của máy móc, cũng như cải thiện hơn nữa mức độ nhận thức chiến đấu của máy móc mang lại”.
Nhóm của Sun Yifeng không cung cấp thông tin cụ thể nào về tính kết nối giữa hai hệ thống Ernie của Baidu và Spark của iFlyTek với công cụ AI đích trong bài nghiên cứu. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh công việc này chỉ mang tính sơ bộ và được thực hiện chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.
Nói về sứ mệnh dự án, Sun Yifeng và nhóm của ông nhằm mục đích nâng cao AI quân sự, bằng cách làm cho nó giống con người hơn và hiểu rõ hơn ý định của người chỉ huy. Họ cũng lập luận rằng, điều này rất quan trọng vì bản chất khó lường và khả năng thích ứng của kẻ địch là con người thường có thể đánh lừa máy móc.
Nghe thì có vẻ ấn tượng, nhưng nhóm của Sun Yifeng thừa nhận việc thiết lập không phải là dễ dàng. Vì mô hình ngôn ngữ lớn thương mại như Ernie của Baidu được sử dụng vốn không được thiết kế cho chiến sự nên khả năng dự đoán của chúng có thể quá chung chung đối với nhu cầu cụ thể trong quân sự, chiến trường.
Để giúp giảm bớt điều này, nhóm đã tiến hành thử nghiệm giao tiếp đa phương thức, sử dụng nền tảng AI quân sự tạo bản đồ Spark của iFlyTek phân tích, điều này đã cải thiện hiệu suất của LLM, giúp tạo ra các báo cáo và dự đoán phân tích thực tế chính xác hơn. Nhóm của Sun Yifeng cũng thừa nhận trong bài báo rằng, những gì nhóm của ông tiết lộ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong một dự án đầy tham vọng này.
Thực tế, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến các nghiên cứu như vậy. Nhiều tướng lĩnh quân đội của Mỹ đã công khai bày tỏ sự quan tâm đến ChatGPT và công nghệ tương tự, đồng thời giao nhiệm vụ cho các tổ chức nghiên cứu quân sự, nhà thầu quốc phòng phải khám phá các ứng dụng có thể có của AI trong các hoạt động quân sự của Mỹ, như phân tích tình báo, chiến tranh tâm lý, điều khiển và liên lạc bằng máy bay không người lái,…
Nhưng một nhà khoa học máy tính có trụ sở tại Bắc Kinh cảnh báo rằng, mặc dù việc ứng dụng AI vào quân sự là không thể tránh khỏi nhưng nó vẫn cần phải hết sức thận trọng. “Chúng ta phải bước đi cẩn thận. Nếu không, kịch bản được miêu tả trong bộ phim Kẻ hủy diệt có thể thực sự trở thành hiện thực”, người này nói.
Dùng ánh sáng tách hóa chất có giá trị khỏi nước thải
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra phương pháp mới thân thiện với môi trường để biến chất ô nhiễm trong nước thải thành các hóa chất có giá trị.
Theo hãng thông tấn Xinhua, nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến (SIAT) ở Trung Quốc vừa được công bố trên tạp chí Nature Sustainability.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đặt ra mục tiêu là chuyển đổi các chất gây ô nhiễm thành các chất bán dẫn "lai tạo sinh học" ngay trong môi trường nước thải.
Họ sử dụng các chất carbon hữu cơ, kim loại nặng và hợp chất sunfat có trong nước thải làm nguyên liệu thô để tạo ra các chất "lai tạo sinh học". Tiếp đến là bước chuyển đổi chúng thành các hóa chất có giá trị thông qua biện pháp chiếu ánh sáng Mặt trời.
Để kích thích quá trình trên diễn ra hiệu quả hơn, các nhà nghiên cứu đã chọn loại vi khuẩn biển Vibrio natriegens, có khả năng phát triển nhanh và chịu được nồng độ muối cao.
Nhà khoa học Gao Xiang tại SIAT cho biết nghiên cứu này có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất sinh học dựa trên năng lượng Mặt trời cũng như chuyển đổi chất thải thành hóa chất có giá trị theo cách bền vững hơn.
Nga muốn cạnh tranh với phương Tây trong lĩnh vực AI Nga đang chuẩn bị chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của riêng mình nhằm ngăn chặn phương Tây phát triển độc quyền trong lĩnh vực này. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS Theo hãng tin Reuters, Tổng thống Vladimir Putin mới đây cảnh báo rằng phương Tây không được phép phát triển độc quyền trong lĩnh vực trí tuệ...