Trung Quốc đưa trái phép tàu, máy bay trinh sát tới Trường Sa
Một trinh sát hạm và hai máy bay quân sự Trung Quốc hiện diện trái phép ở khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar chụp ngày 9/6 cho thấy một tàu trinh sát thuộc lớp Type 815G của Trung Quốc hoạt động trái phép gần đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong ảnh vệ tinh, một máy bay tuần thám Y-8Q và một máy bay cảnh báo sớm KJ-500 cũng đỗ tại đường băng trên đảo nhân tạo này.
Trinh sát hạm và máy bay tuần thám Trung Quốc xuất hiện tại quần đảo Trường Sa trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng sau loạt hoạt động của Bắc Kinh tại khu vực, bao gồm việc triển khai hàng trăm tàu cá tại khu vực bãi Ba Đầu và vụ 16 máy bay quân sự áp sát không phận Malaysia.
Tàu trinh sát và máy bay quân sự Trung Quốc hiện diện trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 9/6. Ảnh: Maxar .
Đá Chữ Thập là một trong các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, song Trung Quốc chiếm giữ trái phép, bồi đắp thành đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự hóa như xây đường băng, cầu cảng và cơ sở quân sự trên thực thể này.
Trung Quốc nhiều lần điều tàu khảo sát tới thăm dò tài nguyên cá và dầu khí tại khu vực Biển Đông, xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước trong khu vực, vốn được công nhận theo luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tại khu vực Biển Đông và nhiều lần chạm mặt lực lượng Trung Quốc. Hồi tháng 5/2020, hai chiến hạm Mỹ hoạt động gần tàu khoan West Capella của Malaysia, vốn bị tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối trong nhiều ngày trước đó.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Trong buổi họp báo ngày 10/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan đến quần đảo này.
“Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông”, bà Hằng cho biết.
“Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC)”, người phát ngôn nói.
Trung Quốc 'chùn tay' với Đài Loan sau tuyên bố chung Mỹ - Nhật
Máy bay quân sự Trung Quốc giảm tần suất áp sát đảo Đài Loan, sau khi lãnh đạo Mỹ - Nhật ra tuyên bố chung về tình hình eo biển.
Theo dữ liệu được Nikkei thu thập, từ đầu năm tới hôm 16/4, Trung Quốc điều tiêm kích và máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan với tần suất 5 ngày mỗi tuần. Tổng cộng 257 máy bay quân sự, chủ yếu là tiêm kích J-10 và J-16, áp sát đảo Đài Loan với số lượng trung bình khoảng 3 chiếc mỗi phi vụ.
Trong thời gian đó, có 9 ngày Trung Quốc triển khai ít nhất 10 máy bay áp sát đảo Đài Loan, trong đó 6 đợt xâm nhập diễn ra trong vòng ba tuần trước khi Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ra tuyên bố chung ngày 16/4, lần đầu tiên nhắc đến vấn đề Đài Loan sau nhiều thập kỷ.
Một trinh sát cơ Y-8 của Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan trong năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đợt áp sát với số lượng kỷ lục 25 máy bay diễn ra hôm 12/4, một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo "bất cứ ai cố gắng thay đổi hiện trạng đối với đảo Đài Loan bằng vũ lực đều sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng".
Tuy nhiên, sau khi Biden và Suga ra tuyên bố chung ngày 16/4, trong đó lãnh đạo Mỹ - Nhật "tái khẳng định" tầm quan trọng của "hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan", các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần đảo Đài Loan đã giảm mạnh cả về quy mô và tần suất.
Từ hôm 16/4, trung bình chỉ có khoảng hai máy bay quân sự Trung Quốc tiến vào ADIZ của đảo Đài Loan, không ghi nhận đợt áp sát nào với 10 máy bay trở lên tham gia. Trong hai tuần qua, Trung Quốc 7 lần điều hai máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan và 6 lần chỉ cử một chiếc, lần gần nhất diễn ra hôm 4/6.
Tô Tử Vân, chuyên gia của một viện nghiên cứu an ninh đặt trụ sở tại Đài Loan, cho biết việc hoạt động quân sự của Trung Quốc quanh Đài Loan sụt giảm cho thấy tuyên bố chung của Biden và Suga "có tác động rõ ràng".
Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc muốn tránh gây căng thẳng với Mỹ về vấn đề Đài Loan sau tuyên bố chung của Washington và Tokyo. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào Đài Loan, Trung Quốc đang chuyển hướng "gia tăng hoạt động khiêu khích trên Biển Đông", theo ông Tô.
Đảo Đài Loan và eo biển cùng tên. Đồ họa: CSIS.
Phi đội 15 vận tải cơ Trung Quốc ngày 31/5 áp sát không phận Malaysia, phớt lờ yêu cầu của kiểm soát viên không lưu và chỉ chuyển hướng khi không quân Malaysia điều tiêm kích ứng phó. Cảnh sát biển Malaysia ngày 8/6 cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Hơn 200 tàu vỏ sắt của Trung Quốc từ tháng 3 hiện diện tại bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, sau đó nâng lên gần 300 chiếc hồi đầu tháng 5. Các tàu này hiện diện tại đây trong nhiều ngày mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.
Philippines khẳng định những tàu này do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển, song Trung Quốc phủ nhận và cho rằng đây chỉ là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu. Nhiều nước đã lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc.
Việt Nam khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc tại bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
2 hay 16 máy bay Trung Quốc đã áp sát Malaysia? Nguồn tin của báo Hong Kong lại nói Trung Quốc chỉ huy động 2 máy bay vận tải xuống Biển Đông hôm 31-5. Sau khi tiếp tế cho các binh sĩ, 2 máy bay Trung Quốc mới tiện thể bay vào vùng thông báo bay của Malaysia. Vận tải cơ Y-20 được xếp vào nhóm máy bay vận tải chiến lược, có năng...