Trung Quốc dự kiến thử nghiệm vaccine nCoV ở nước ngoài
Hãng dược CanSino đang thỏa thuận với các quốc gia nhằm đưa “ứng viên” vaccine nCoV tiềm năng thử nghiệm giai đoạn III ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Nhà phát triển vaccine Trung Quốc CanSino Biologics đang trong quá trình đàm phán với Nga, Brazil, Chile và Arab Saudi để khởi động thử nghiệm giai đoạn III “ứng viên” vaccine nCoV có tên Ad5-nCov do công ty này đồng nghiên cứu.
Khả năng kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc phần nào giúp giảm số lượng ca nhiễm thời gian qua. Tuy nhiên chính điều này đã khiến việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trở nên khó khăn hơn, buộc Trung Quốc phải tìm kiếm những tình nguyện viên thử nghiệm bên ngoài lãnh thổ.
“Chúng tôi đã liên hệ với Nga, Brazil, Chile và Arab Saudi cho thử nghiệm giai đoạn III và vẫn đang trong quá trình thảo luận. Thử nghiệm diện rộng có thể sẽ bắt đầu sớm, công ty có kế hoạch tuyển dụng 40.000 tình nguyện viên tham gia”, ông Qiu Dongxu, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập CanSino phát biểu trong hội nghị phát triển thuốc chống virus ở Tô Châu, Trung Quốc.
Ông Qiu Dongxu, đồng sáng lập CanSino Biotech phát biểu về các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine Ad5-nCov tại Hội nghị về đổi mới thuốc chống virus của Trung Quốc, ngày 11/7. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Ad5-nCov là “ứng viên” đầu tiên của Trung Quốc chuyển sang thử nghiệm trên người vào tháng 3/2020. Tuy xuất phát điểm sớm hơn, song “ứng viên” này lại đang đi sau các loại vaccine tiềm năng khác về tiến độ thử nghiệm.
Dù không đưa ra bằng chứng cụ thể, ông Qiu Dongxu cho biết thử nghiệm giai đoạn II với 508 người tham gia đã mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với giai đoạn I về mức độ an toàn và khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, vị giám đốc cũng tiết lộ thêm rằng nhà máy mới đang được xây dựng tại Trung Quốc sẽ cho phép họ sản xuất 100-200 triệu liều vaccine nCoV mỗi năm, bắt đầu từ năm 2021.
“Ứng viên” vaccine Ad5-nCov của Trung Quốc cho kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn II về tính an toàn và khả năng kích hoạt phản ứng tốt hơn ở giai đoạn I. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc cũng đã chấp thuận sử dụng “ứng viên” vaccine này cho quân đội vào tháng trước. Trong khi đó, hai liều vaccine thử nghiệm của Sinopharm cũng được cung cấp cho các nhân viên tại những công ty nhà nước từng đi du lịch nước ngoài.
Zeng Guang, cựu nhà dịch tễ học tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc chia sẻ trong hội nghị rằng, các nhóm thi công xây dựng người Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài, rất muốn tiếp nhận vaccine thử nghiệm. Ông cũng cho rằng các nhà quản lý nên bắt đầu thảo luận, xem xét việc tiến hành thử nghiệm khẩn cấp ngay bây giờ.
Trước đó, hai loại vaccine nCoV được phát triển bởi Sinovac Biotech và một đơn vị thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), đã được phê duyệt cho các thử nghiệm giai đoạn III.
Hai cựu điệp viên Pháp bị nghi tuồn bí mật cho Trung Quốc
Hai cựu sĩ quan tình báo Pháp phải hầu tòa vào ngày 6/7 với cáo buộc đưa thông tin mật cho thế lực nước ngoài.
Giới chức Pháp không tiết lộ thông tin chi tiết về sự việc nhưng theo nhiều cơ quan báo chí địa phương, hai cựu sĩ quan tình báo này, Pierre-Marie H và Henri M, đã làm việc với Trung Quốc.
Hai người bị cáo buộc "cung cấp thông tin cho thế lực nước ngoài" và "gây tổn hại đến lợi ích quốc gia". Nếu bị kết tội, họ có thể đối mặt mức án 15 năm tù.
Trụ sở của cơ quan tình báo nước ngoài (DGSE) Pháp ở Paris. Ảnh: AFP.
Pierre-Marie H và Henri M đều từng làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài Pháp (DGSE). Hai người bị bắt hồi tháng 12/2017 nhưng Pierre-Marie H được tại ngoại nhờ nộp tiền bảo lãnh.
Vợ Pierre-Marie H, Laurence H, cũng phải hầu tòa với cáo buộc "che giấu tài sản có liên quan đến hoạt động giao thông tin tình báo cho thế lực nước ngoài tiềm ẩn nguy cơ gây hại lợi ích cơ bản của quốc gia". Phiên tòa xét xử sẽ không được tổ chức công khai.
Khi được tiết lộ hồi tháng 5/2018, giới chức Pháp gọi đây là sự việc "cực kỳ nghiêm trọng". Theo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lúc bấy giờ Florence Parly, hai cựu sĩ quan tình báo bị nghi ngờ có hành vi "phản quốc", làm lộ bí mật quốc phòng. Chính DGSE đã phát hiện sự việc và báo cáo lên các công tố viên.
Năm 1997, Henri M được bổ nhiệm làm người đại diện của DGSE tại Bắc Kinh. Sau bê bối ngoại tình với phiên dịch viên tiếng Trung, Henri M bị điều về nước vào đầu năm 1998. Henri M nghỉ hưu vài năm sau đó và trở lại Trung Quốc vào năm 2003, kết hôn với phiên dịch viên cũ rồi chuyển đến sống ở đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc.
Trong khi đó, Pierre-Marie H, sĩ quan chưa từng ra nước ngoài, bị bắt tại sân bay Zurich vì mang theo nhiều tiền mặt sau cuộc gặp với một người Trung Quốc trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương, truyền thông địa phương đưa tin.
Thái Lan phân loại đối tượng người nước ngoài dự kiến được nhập cảnh Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, Thái Lan hy vọng sẽ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này. Hôm nay (22/6), Người phát ngôn Trung tâm Quản lý tình hình Covid-19 của Chính phủ Thái Lan, ông Taweesilp Visanuyothin cho biết, quốc gia Đông Nam Á này có kế hoạch cho...