Trung Quốc đóng cửa, thanh long Bình Thuận “gõ cửa” thị trường Ấn Độ
Các cửa khẩu biên giới đất liền sang Trung Quốc đóng cửa, trái thanh long Bình Thuận bắt đầu tìm đến thị trường Ấn Độ nhiều hơn.
Ông Biện Tấn Tài, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, cho biết ngày 19.1 Bình Thuận sẽ tham dự Hội nghị xúc tiến xuất khẩu thanh long vào thị trường Ấn Độ (trực tuyến) do Đại sứ quán Việt Nam (VN) tại Ấn Độ và Bộ Công thương tổ chức.
Theo công văn của Đại sứ quán VN tại Ấn Độ, sản lượng thanh long VN chiếm tới 80% xuất đi Trung Quốc. Từ khi phía Trung Quốc tạm ngưng thông quan một số cửa khẩu biên giới đất liền khiến tình trạng dư thừa thanh long trong nước không tiêu thụ được.
Để giúp đỡ người nông dân và giải quyết tình trạng khó tiêu thụ thanh long, Đại sứ quán VN tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị của Bộ Công thương, các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và các cơ quan xúc tiến thương mại tại Ấn Độ tổ chức.
Thu mua thanh long để xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Ảnh QUẾ HÀ
Ấn Độ là thị trường rộng lớn đầy tiềm năng
Theo Đại sứ quán VN tại Ấn Độ, hiện nay nước này nhập khẩu 95% nhu cầu về thanh long, từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka nhưng chủ yếu vẫn nhập từ VN (chiếm 80% sản lượng thanh long nhập khẩu).
Năm 2019-2020, sản lượng thanh long của VN xuất sang thị trường Ấn Độ tăng gần gấp đôi, hơn 11.750 tấn, kim ngạch đạt 9,86 triệu USD. Tuy nhiên, vụ mùa 2020-2021 kim ngạch xuất khẩu thanh long của VN vào Ấn Độ giảm khoảng 25%.
Thanh long đóng gói xuất khẩu ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận . Ảnh QUẾ HÀ
Từ tháng 4 đến tháng 10.2021, Ấn Độ nhập khẩu thanh long của VN đạt kim ngạch 5,98 triệu USD (trong tổng số 6,85 triệu USD nhập từ các nước khác, tăng tới 211,31% so cùng kỳ).
Cũng theo Đại sứ quán VN tại Ấn Độ, quốc gia này là thị trường rộng lớn, có nhu cầu rất cao về tiêu thụ trái cây và nhạy cảm với các biến động về giá cả. Vì vậy, việc giá thanh long của VN giảm sâu do phía Trung Quốc không thu mua có thể nghiên cứu đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Tại hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ thanh long do Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 6.1, Tham tán thương mại VN tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng khẳng định: “Ấn Độ là nước với 1,4 tỉ dân, là một thị trường đầy tiềm năng cho trái cây VN nói chung và trái thanh long nói riêng”.
Xe chở thanh long tại một bãi xe ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn . Ảnh NGUYỄN VĂN HIỀN
Tết Nguyên đán cần tiêu thụ gần 100.000 tấn thanh long
Ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNN Bình Thuận, cho biết sản lượng thanh long thu hoạch trong tháng 1.2022 của nông dân trên địa bàn khoảng 80.000 tấn; sang tháng 2.2022 khoảng 35.000 tấn. Đến tháng 3.2022 tổng sản lượng thanh long thu hoạch khoảng 236.700 tấn (bằng 30% sản lượng cả năm).
Thanh long chín dịp Tết Nguyên đán khó tiêu thụ khiến nông dân thiệt hại nặng . Ảnh QUẾ HÀ
Như vậy, trong dịp tết Nguyên đán thanh long chín ở Bình Thuận cần tiêu thụ gần 100.000 tấn. Đây là lứa thanh long chạy điện phục vụ bán tết và mùa xuất khẩu sang Trung Quốc hằng năm. Tuy nhiên, giờ hầu hết các cửa khẩu giáp với biên giới Trung Quốc đã đóng cửa, thanh long tiêu thụ nội địa rất khó vì quá nhiều. “Đâu phải chỉ có Bình Thuận bán đâu, còn có tỉnh Long An và Tiền Giang sản lượng trái chín mùa này cũng rất lớn, không biết bán đi đâu. Thiệt hại của bà con trồng thanh long năm nay là điều không tránh khỏi”, ông Tấn cho biết.
Còn ông Biện Tấn Tài, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận thông tin, hiện nay số lượng xe chở trái cây, trong đó có thanh long Bình Thuận đang ùn ứ tại cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) khoảng 1.000 xe. Trong khi đó lượng xe chở trái cây lên cửa khẩu này vẫn nhiều, khoảng 100 xe/ngày. Do cửa khẩu quá tải nên bắt đầu từ 0 giờ sáng nay (18.1), tỉnh Lào Cai dừng tiếp nhận xe chở trái cây đến Kim Thành cho đến khi có thông báo mới. Ông Tài cho biết: “Chúng tôi đã gửi thông báo khẩn đến các địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu ngừng đưa thanh long đến Lào Cai nhằm tránh hư hỏng, thiệt hại khi không thông quan được hàng. Đồng thời, gửi công văn đến các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử, đề nghị thông tin sản phẩm thanh long, dưa hấu để các doanh nghiệp trong và ngoài nước kết nối, tiêu thụ”.
Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, khoảng 35.000 ha . Ảnh QUẾ HÀ
Phải mở rộng thị trường xuất khẩu
Chị Ngọc Hà, chủ doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cho biết, trước đây doanh nghiệp chị chỉ thu mua thanh long đi Trung Quốc. Nhưng nay thị trường Trung Quốc rủi ro rất cao nên chuyển hướng sang xuất chính ngạch. “Tôi chuyển sang làm hàng chính ngạch, vẫn xuất đi Trung Quốc và sản lượng ít hơn, nhưng an toàn, bớt rủi ro. Tôi mới tìm được một bạn hàng xuất bằng đường biển và đã xuất được 3 container. Hi vọng năm 2022 việc xuất bằng đường biển sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp xuất trái cây sang châu Âu và các thị trường khác”, chị Hà chia sẻ.
Đóng gói thanh long xuất khẩu tiểu ngạch . Ảnh QUẾ HÀ
Còn bà Lê Phương Chi, đại diện HTX thanh long Hàm Minh 30 (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), cho biết toàn bộ HTX này có khoảng 75 ha, nhưng trồng theo tiêu chuẩn Globaul GAP. Sản phẩm thanh long ở HTX này chỉ phục vụ đi chính ngạch sang các thị trường khó tính ở châu Âu, Đài Loan và mới đây là Nhật. “Chúng tôi bán thanh long cho một nhà máy của Nhật, họ có nhà máy hấp nhiệt và tự xuất đi Nhật. Dù hàng đi Trung Quốc có gặp khó khăn, nhưng nếu thanh long đạt chuẩn, tìm kiếm được đối tác ở thị trường Châu Âu thì giá bán bây giờ vẫn khoảng 22.000 đồng/kg”- bà Chi cho hay. Theo bà Chi, một chuyến hàng đi đường biển sang châu Âu, hay Nhật phải mất từ 30-40 ngày.
“Tuy nhiên, nếu bị tàu delay thì trái sẽ hư hỏng và thiệt hại là vẫn khó tránh khỏi. Vấn đề là các doanh nghiệp xuất họ có container nhận hàng và đảm bảo thời gian”- bà Chi chia sẻ.
Lãnh đạo Sở Công thương và Sở NN-PTNT Bình Thuận đều thừa nhận việc thanh long tỉnh này quá phụ thuộc vào một thị trường là Trung Quốc và khuyến cáo các doanh nghiệp và người trồng thanh long chủ động sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP hay châu Âu để đưa thanh long tới nhiều thị trường khó tính khác.
Dưa hấu tết sẽ giống thanh long ?
Theo Sở Công thương Bình Thuận, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 255 ha dưa hấu, tập trung ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và nhiều nhất là Đức Linh (khoảng 135 ha). Toàn bộ diện tích này bà con trồng đều phục tết Nguyên đán, sản lượng khoảng hơn 300 tấn; thu hoạch bắt đầu từ 25.1. Hiện Sở Công thương Bình Thuận đề nghị các sàn thương mại điện tử kết nối với các doanh nghiệp, nhất là các siêu thị trong nước tiêu thụ dưa hấu giúp bà con nông dân, tránh tình trạng dưa đầy ruộng mà không ai mua như những năm trước đây.
Hơn 8.000 tấn thanh long 'kẹt' tại biên giới Trung Quốc có nguy cơ bị hư hỏng
Theo thống kê của Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hiện có khoảng 500 xe container thanh long đang gặp khó trong việc thông quan tại các cửa khẩu biên giới giáp với Trung Quốc, có nguy cơ hư hỏng.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, tại các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn, đang có khoảng 4.800 xe container chở trái cây và các hàng hóa khác đang chờ thủ tục thông quan xuất sang Trung Quốc, chủ yếu là trái cây thanh long, mít, xoài, dưa hấu.
Trái cây hư hỏng do "nằm" dài ngày chờ thông quan
Theo ông Huỳnh Cảnh, chủ doanh nghiệp (DN) chuyên xuất khẩu thanh long kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, ngoài các địa phương khác thì thanh long của Bình Thuận có khoảng 500 xe container mắc kẹt tại các cửa khẩu Lạng Sơn (chưa tính cửa khẩu Bắc Luân, giáp Quảng Ninh).
"Theo thông tin tôi nắm được, hiện có khoảng 8.000 tấn thanh long đang mắc kẹt tại các cửa khẩu Lạng Sơn. Trong khi đó, phía Bằng Tường (Trung Quốc - PV) cho biết dịp Tết Dương lịch này họ nghỉ 14 ngày. Như vậy khả năng thông quan sớm hàng hóa nói chung và trái thanh long nói riêng rất khó. Điều đó dẫn đến trái cây hư hỏng do để nằm quá dài ngày ở đây" - ông Huỳnh Cảnh nói.
Hàng nghìn container hàng hóa, trong đó có trái thanh long đang nằm chờ thông quan tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Ảnh NGUYỄN VĂN HIỀN
Cũng theo ông Huỳnh Cảnh, phải mất khoảng một tháng nữa mới có thể làm xong thủ tục lượng xe container đang tồn ở biên giới. "Tình trạng này sẽ còn kéo dài, không biết khi nào mới chấm dứt vì có những tình huống mình không thể kiểm soát được. Chẳng hạn như diễn biến của dịch Covid-19, họ kiểm soát rất chặt nên thủ tục thông quan rất chậm" - ông Cảnh cho biết.
Hơn 1.000 container nông sản xuất sang Trung Quốc đang mắc kẹt ở Cửa khẩu Móng Cái
Xuất bằng đường biển thuận lợi hơn?
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận Huỳnh Cảnh, trong khoảng 20 ngày trở lại đây, giá thanh long dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg và vẫn bán chạy. Ông Cảnh cho rằng, xuất khẩu hàng hóa càng chậm thì nội địa Trung Quốc càng khan hiếm trái thanh long. Vì hiện nay đang vào mùa cuối năm, nhu cầu tiêu thụ trái thanh long (quan niệm trái thanh long như con rồng màu đỏ - PV) của nội địa Trung Quốc rất cao.
Bình Thuận có gần 35.000 ha thanh long, hiện đang có khoảng 15.000 ha chong đèn cho ra trái mùa vụ để phục vụ dịp tết. Ảnh QUẾ HÀ
"Thực ra nhu cầu tiêu thụ trái thanh long vào nội địa Trung Quốc là rất lớn. Theo tôi, nếu xuất khẩu bằng đường bộ khó thì chúng ta vẫn có thể xuất bằng đường biển. Có điều là các DN ở Bình Thuận có truyền thống xuất bằng đường bộ rồi. Bây giờ phải thay đổi thôi. Phải tìm đối tác, khách hàng để đi bằng đường biển, nếu không thì tình trạng bị kẹt tại các cửa khẩu biên giới luôn làm cho chúng ta trong thế bị động" - ông Cảnh nhận định.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, hiện nay thanh long đang vào mùa thu hoạch trái vụ, nên thông tin hàng nghìn xe, trong đó có thanh long Bình Thuận đang ùn ứ tại cửa khẩu biên giới phía bắc, khiến cho lãnh đạo tỉnh cũng như ngành nông nghiệp rất quan tâm. "Theo tôi biết thì việc vận chuyển thanh long bằng hàng không trong năm nay không đáng kể. Vận chuyển bằng đường biển thì hay bị delay chuyến, nên số lượng cũng không nhiều. Chủ yếu bà con vẫn xuất theo đường bộ qua biên giới. Giờ phải chờ đợi thông quan thế này chi phí của DN rất cao, trái thì bị hư hỏng, thiệt hại cho DN là rất lớn" - ông Tấn cho hay.
Tổng sản lượng trái thanh long hằng năm của Bình Thuận khoảng 650.000 tấn, hơn 80% là xuất tiểu ngạch sang Trung quốc qua các cửa khẩu biên giới phía bắc. Ảnh QUẾ HÀ
Ông Tấn cho biết thêm, bên cạnh việc mở rộng thị trường cần tăng cường tiêu thụ nội địa. "Bây giờ mọi tỉnh, thành đều trở lại trạng thái bình thường mới, dịp cuối năm này nhu cầu tiêu thụ trái thanh long tăng lên, cần tận dụng thị trường trong nước" - ông Tấn khuyến cáo.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT Bình Thuận, sản lượng thanh long toàn tỉnh năm 2021 ước đạt 631.500 tấn, thấp hơn năm 2020 là 66.500 tấn (năm 2020 đạt 698.000 tấn). Hiện nay nông dân đang thu hoạch thanh long trái vụ. Từ nay đến đầu tháng 1.2022, ước tính thu hoạch khoảng 60.000 tấn. "Toàn tỉnh đang có khoảng 15.000 ha thanh long đang chong đèn trái vụ sẽ thu hoạch trước và sau dịp tết Nguyên đán. Nếu việc thông quan tại các cửa khẩu vẫn tắc nghẽn như hiện nay sẽ là mối lo ngại lớn cho ngành trái cây nói chung và thanh long nói riêng" - ông Tấn lo ngại.
"Phải hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long sạch, có mã vùng liên kết, có xuất xứ nguồn gốc, ứng với giải pháp công nghệ số trong quản lý chất lượng. Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP, gắn mô hình "4 nhà" là Nhà nước, nhà khoa học, nhà DN và nhà nông, để tạo ra thương hiệu bền vững cho thanh long Bình Thuận"- ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận.
Bão số 3 trên đất liền ven biển phía Nam Quảng Đông (Trung Quốc), giật cấp 13 Hồi 19 giờ ngày 20.7, vị trí tâm bão số 3 (bão CEMPAKA) ngay trên đất liền ven biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13. Vị trí tâm bão và đường đi của bão số 3. ẢNH: TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA Theo Trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng

Rước xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ về TPHCM

Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ

Nóng giận mất khôn, người phụ nữ vô tình rồ ga xe máy cực nguy hiểm

Xử lý nhóm người chặn xe, thu phí chụp ảnh hoa gạo ở Hà Nam

Bắc Giang được giao chủ trì sắp xếp với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

ASEAN tuyên bố không trả đũa thuế quan Mỹ

Thương lái thu mua xác ve sầu giá 2 triệu đồng/kg làm gì?
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có "gương mặt kim cương" đẹp hoàn hảo nhất Hàn Quốc: Nhan sắc phong thần, mọi khung hình đều tuyệt đối điện ảnh
Hậu trường phim
23:37:27 11/04/2025
Mạnh Trường nịnh vợ hết nấc, Bảo Thanh khoe con gái giống mẹ như đúc
Sao việt
23:15:41 11/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
"Ông hoàng showbiz" ở ẩn để bán xúc xích, kiếm trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm
Sao châu á
23:04:58 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp
Tv show
22:50:56 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025
Jennie ăn mặc cực bốc, Lisa đu sợi xích - Coachella 2025 chứng kiến màn kèn cựa solo HOT nhất BLACKPINK!
Nhạc quốc tế
21:59:22 11/04/2025