Trung Quốc đơn phương kiểm soát biển Đông
Bắc Kinh vừa đơn phương cho phép cảnh sát biển chặn và lục soát tàu tại nhiều khu vực trên biển Đông.
Mới đây, tờ China Daily đưa tin cảnh sát biển tại tỉnh Hải Nam sẽ được trao quyền kiểm tra tàu nước ngoài tại biển Đông bắt đầu từ ngày 1.1.2013. Chưa hết, “nếu tàu nước ngoài hoặc thủy thủ đoàn vi phạm luật Trung Quốc, cảnh sát Hải Nam có quyền chiếm tàu hoặc tịch thu các hệ thống liên lạc trên tàu”, báo trên nêu rõ. Hành vi ngang ngược này của Trung Quốc lập tức bị dư luận quốc tế và khu vực chỉ trích dữ dội. Tờ Jakarta Post dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố: “Chúng tôi thấy động thái của Trung Quốc là không trung thực, giống như kiểm tra vùng biển, để dò xét phản ứng của các nước láng giềng”. Trước nhiều ý kiến phản đối, Tổng giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam Ngô Thượng Tồn đứng ra giải thích rằng luật mới chỉ áp dụng đối với các hành động bất hợp pháp và khi tàu nước ngoài tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Ông Ngô tuyên bố luật mới áp dụng cho toàn bộ các hòn đảo rải rác tại biển Đông và khu vực xung quanh, bao gồm các đảo đang tranh chấp. Tuy nhiên, ông lại không giải thích được thế nào là hành động bất hợp pháp, dựa trên cơ sở luật quốc tế hay do Bắc Kinh đơn phương áp đặt. Vì thế, đây rõ ràng là một sự giải thích lấp liếm cho chính hành động phi pháp của Trung Quốc. Giới phân tích đánh giá động thái đầy gây hấn trên của tỉnh Hải Nam là một bước leo thang trong chiến lược kiểm soát hầu hết biển Đông.
Trung Quốc chuẩn bị tăng cường thêm tàu mới cho hải giám – Ảnh: Cina.org.cn
Liên quan đến vấn đề này, theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30.11 cũng từ chối đưa ra thêm bất cứ giải thích nào ngoài tuyên bố các quốc gia có quyền tự do hàng hải tại khu vực biển Đông theo luật pháp quốc tế. Như vậy, Bắc Kinh một mặt tuyên bố tôn trọng quyền tự do hàng hải, mặt khác lại tự ban hành quyền kiểm soát phi pháp.
Cũng theo các điều luật sửa đổi được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam thông qua, Trung Quốc còn đẩy mạnh hoạt động tuần tra vùng biển xung quanh cái gọi là “TP.Tam Sa”. Ngoài ra, Giám đốc Ủy ban Các vấn đề lập pháp thuộc Hội đồng nhân dân Hải Nam Tất Chí Cường còn trắng trợn tuyên bố Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh cả hoạt động tuần tra hải quân. Đồng thời, báo China Daily dẫn nguồn từ Lực lượng hải giám Trung Quốc cho biết họ sẽ sớm được bổ sung tàu mới để tuần tra biển Đông. Kể từ sau đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản, Bắc Kinh dường như đang đẩy mạnh các hành động phục vụ cho tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển Đông. Thời gian qua, Việt Nam cùng Philippines đều đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu mới của nước này.
Video đang HOT
Đáp lại hành động của Bắc Kinh, chính quyền Manila đã phản ứng hết sức gay gắt, cáo buộc rằng Trung Quốc đang cố ý làm leo thang căng thẳng trong khu vực. GMA dẫn lời trung tướng Juancho Sabban, Tư lệnh Lực lượng quân đội miền Tây Philippines, tuyên bố: “Điều này thật là quá đáng. Trong khi chúng tôi nỗ lực vận dụng mọi phương tiện hòa bình khác, đó (leo thang, gây căng thẳng – NV) lại là điều mà họ theo đuổi”. Đài ABS-CBN News dẫn lời Bộ Ngoại giao Philippines cảnh báo việc cảnh sát Hải Nam được trao quyền như trên đã “vi phạm nghiêm trọng” một loạt các luật lệ tại biển Đông.
Theo TNO
Indonesia chỉ trích hộ chiếu đường lưỡi bò
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thừng chỉ trích loại hộ chiếu mới của Trung Quốc là 'xảo trá' và 'phản tác dụng'.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
'Những hành động như vậy là phản tác dụng và sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết các tranh chấp hiện nay.
Chúng ta nhận thấy, động thái này của Trung Quốc là xảo trá, giống như một phép thử đối với vùng biển Đông để thăm dò phản ứng của các nước láng giềng'.
Đó là nội dung trong bài trả lời phỏng vấn của ông Marty được đăng ngày 29/11 trên nhật báo Bưu điện Jakarta.
Đồng thời, Ngoại trưởng Indonesia cũng khẳng định: 'Họ (Trung Quốc) có thể phát hành bản đồ, nhưng điều đó sẽ không có giá trị'.
Ông cho biết, lập trường của Indonesia sẽ không thay đổi bởi bất cứ hành động đơn phương nào và Jakarta sẽ truyền đạt quan điểm của mình về vấn đề này với Bắc Kinh.
Đồng thời, ông Marty nhấn mạnh rằng, việc các nước khác chấp nhận hộ chiếu có in hình bản đồ 'lưỡi bò' không thể được hiểu là họ đồng ý với các tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông cho rằng, ASEAN nên tập trung để có thể hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) như một bước đầu tiên nhằm giảm căng thẳng trong vấn đề này.
'Tôi hy vọng rằng, chúng ta, ASEAN và Trung Quốc có thể tập trung vào đối thoại', ông Marty kêu gọi.
Ngoại trưởng Marty là người từng hy vọng có thể giải quyết phần nào vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông trong năm nay.
Mặc dù không có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, song Indonesia đã tham gia điều đình như một trung gian hòa giải trong cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN.
Việt Nam và Philippines đã phản đối loại hộ chiếu 'đường lưỡi bò' bằng cách từ chối đóng dấu visa lên tấm hộ chiếu mới của công dân Trung Quốc nhập cảnh vào các nước này.
Mỹ hôm 27/11 cho biết, nước này không chứng thực bản đồ có 'đường lưỡi bò' trên hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Giới chức ngoại giao Trung Quốc biện hộ rằng, những bản đồ này 'được tạo ra không nhằm vào bất kỳ nước cụ thể nào'.
Theo Tinngan
Bước đi liều lĩnh của nhóm học giả Trung Quốc về "đường lưỡi bò" Một chuyên gia hàng đầu cho biết, nhóm các học giả của Trung Quốc đại lục và Đài Loan sẽ tiến hành nghiên cứu các đường ranh giới và nhiều vấn khác liên quan tới biển Đông, trong một bước đi liều lĩnh nữa xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Trong...