Trung Quốc đổi chiến thuật trên biển Hoa Đông, Nhật Bản linh hoạt ứng phó
Giảm hành động và ngôn từ khiêu khích, từ đối đầu trực tiếp chuyển sang né tránh có chủ ý nhằm mục đích đánh lạc hướng, gây mất cảnh giác đối với các nước châu Á… là nhận định mới nhất của chính quyền Nhật Bản về “chiến thuật mới” của Trung Quốc trong vấn đề biển Hoa Đông.
Tàu tuần tra Nhật (xa) so kè với tàu hải giám Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: Reuters
Chủ động hạ nhiệt
Thái độ mềm mỏng bất thường của Trung Quốc tại khu vực biển Hoa Đông khiến báo giới Nhật gần đây đã phải lên tiếng lo ngại. Hãng tin Nikkei (Nhật Bản) cảnh báo, trái với việc hung hăng cản trở tại vùng biển đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư như trước đây, thì nay số lần tàu tuần tra Trung Quốc đi vào khu vực này đã giảm rõ rệt với tần suất giảm tới 6,6 lần/tháng, giảm khoảng 40 lần trong 6 tháng đầu năm, và giảm từ 4 giờ xuống còn 2 giờ trong các lần neo đậu tại khu vực này.
Hãng tin này cũng cho biết trong năm ngoái, các tàu tuần tra Trung Quốc luôn hung hăng bắt giữ các tàu cá của Nhật, chủ động chặn các tàu tuần tra Nhật Bản, thì nay có vẻ các tàu Trung Quốc lại lảng tránh đối đầu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phía Trung Quốc đã lơ là trên khu vực biển Hoa Đông.
Theo thông báo khá “bình thản” của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 6.8 qua, nhiều máy bay Nhật đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc thiết lập trên khu vực biển Hoa Đông, trong đó các chiến đấu cơ F-15 của Nhật đã tiếp cận các máy bay Trung Quốc những 2 lần. Song dường như Trung Quốc cũng không có phản ứng gì mạnh mẽ và rõ rệt với sự kiện máy bay Nhật tích cực thăm viếng này.
Video đang HOT
Báo giới Nhật Bản nhận định việc Trung Quốc đột ngột thay đổi chiến lược rõ ràng liên quan mật thiết tới những căng thẳng đang gia tăng ở biển Đông, và có lẽ Trung Quốc buộc phải dồn sức tập trung vào một bên (chọn biển Đông, chứ không phải biển Hoa Đông) để đề phòng phải triển khai một lượng lớn tàu hải giám nếu có tình huống khẩn cấp.
Phía Nhật cũng cho rằng Trung Quốc hẳn đang rất lo ngại về việc Mỹ xích lại gần Việt Nam với chiều hướng ủng hộ, và Trung Quốc ắt hẳn đã rút ra được bài học không thu hoạch được gì từ những căng thẳng gia tăng do tranh chấp lãnh thổ và không tìm kiếm được sự cảm thông từ các bên.
Tuy nhiên thái độ giảm nhiệt bất thường này của Trung Quốc sẽ khiến Nhật Bản khó khăn hơn trong việc đối phó với nước này.
Nhật tăng cường chiến tranh tuyên truyền
Theo tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) ngày 23.8, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố sẽ tăng cường thêm lãnh sự quán tại 15 quốc gia ở khu vực châu Phi và Trung Á vào năm 2015 tới, như vậy là tăng thêm 6 lãnh sự quán so với kế hoạch năm 2014. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 3/6 lãnh sự quán được phê chuẩn chấp thuận cho thiết lập tại nước sở tại.
Báo này cũng thừa nhận đây là một trong những hoạt động của Nhật Bản nhằm tích cực triển khai “chiến tranh tuyên truyền” cạnh tranh quyết liệt đối với Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó Nhật Bản cũng kỳ vọng mở quan hệ ngoại giao với các nước có nguồn tài nguyên phong phú như Turkmenistan ở khu vực Trung Á, vốn có lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên khá lớn vào Trung Quốc.
Tính tới nay, Nhật Bản đã có 139 đại sứ quán (bao gồm cả 3 đại sứ quán dự kiến sẽ lập trong năm 2014). Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã xác định rõ, phải thiết lập bằng được 150 đại sứ quán ở các quốc gia và khu vực trước khi kết thúc năm 2017.
Như vậy có thể thấy rõ khi Trung Quốc thay đổi chiến thuật trên biển Hoa Đông, người Nhật cũng lanh lẹ không kém khi thay đổi chiến thuật ngoại giao, đặc biệt chủ động kết giao với các đối tác kinh tế của Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Nhật muốn tăng gấp đôi ngân sách để bảo vệ quần đảo tranh chấp
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản sẽ đề nghị khoản ngân sách 50,4 tỷ yen cho tài khóa 2015, gấp đôi so với ngân sách hiện thời, để tăng cường an ninh cho vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc ở Hoa Đông.
(Ảnh minh họa)
Báo chí Nhật ngày 26/8 dẫn các nguồn tin cho hay lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật (JCG) muốn mua thêm 3 máy bay phản lực và 4 tàu tuần tra loại nhỏ nhưng hiệu năng cao và tăng cường các cơ sở tại cảng Ishigaki ở Okinawa, gần Senkaku/Điếu Ngư.
Để làm được điều đó, JCG sẽ đề nghị khoản ngân sách 50,4 tỷ yen (511 triệu USD) cho tài khóa 2015.
Trong bối cảnh các tàu chính phủ Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng lãnh hải Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư, JCG đang lên kế hoạch thiết lập một đội đặc biệt trong tài khóa 2015 bắt đầu từ tháng 4 tới để giám sát các vùng lãnh hải này.
JCG cũng đẩy mạnh các nỗ lực nhằm thiết lập một hệ thống tuần tra trên không 24/24 để tăng cường giám sát hàng hải khu vực quanh Senkaku/Điếu NGư.
JCG còn lên kế hoạch sử dụng máy bay phản lực không chỉ để bảo vệ lãnh hải mà còn cho các sứ mệnh cứu hộ trên biển.
Hiện JCG có 4 máy bay phản lực và 23 máy bay cánh quạt.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Cuộc tranh cãi kéo dài giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên căng thẳng khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo gần 2 năm trước.
Kể từ đó, khu vực quanh Senkaku/Điếu Ngư đã chứng kiến các cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm giữa 2 nước cả ở trên biển lẫn trên không.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Nhật Bản muốn tự phát triển máy bay chiến đấu, không "dựa hơi" Mỹ Nhật Bản đang cân nhắc chế tạo các máy bay chiến đấu sau nhiều năm phụ thuộc vào việc hợp tác sản xuất với Mỹ, báo chí Nhật hôm nay đưa tin, trong một động thái nhiều khả năng sẽ gây ra những lo ngại trong số các láng giềng châu Á. Máy bay chiến đấu F-2 do Nhật Bản và Mỹ hợp...