Trung Quốc dọa tăng thuế với xe sang châu Âu
Đáp trả việc bị EU tăng thuế xe điện, Trung Quốc có thể sẽ tăng thuế đối với xe động cơ động cơ đốt trong tính năng vận hành cao đến từ châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị áp các mức thuế cao hơn đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, và quốc gia châu Á này có thể sẽ đáp trả (Ảnh: CarNewsChina).
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết biện pháp chống bán phá giá tạm thời sẽ có hiệu lực từ ngày 11/10. Theo đó, rượu mạnh nhập khẩu từ châu Âu sẽ bị áp thuế từ 30,6% đến 39%.
Phía Trung Quốc cho biết biện pháp này được đưa ra sau khi có kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất rượu mạnh trong nước bị đe dọa nghiêm trọng bởi hàng nhập khẩu từ châu Âu.
Biện pháp bảo hộ này tương tự cách làm của châu Âu và Mỹ, khi các chính phủ lo ngại ngành công nghiệp ô tô của họ có thể bị đe dọa bởi xe điện Trung Quốc giá rẻ nên áp thuế và một số rào cản.
Đối với việc gần đây EU bỏ phiếu về vấn đề thuế xe điện, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này kịch liệt phản đối các biện pháp bảo hộ vô lý, bất hợp pháp và bất bình đẳng của EU.
Video đang HOT
Phía Trung Quốc cho rằng các biện pháp này vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc sử dụng công cụ thuế sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Người phát ngôn cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ các công ty trong nước.
Rượu mạnh có thể chỉ là mục tiêu đầu tiên, sau đó sẽ là một số mặt hàng khác, dựa trên kết quả điều tra thực tế.
Sau đó, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này đang nghiên cứu một số biện pháp như tăng thuế đối với xe động cơ đốt trong dung tích lớn nhập khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngành công nghiệp và doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu như vậy, các hãng xe sang và xe hiệu suất cao của Đức và Italy có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Trung Quốc thực hiện động thái ngoại giao mới để ngăn cuộc chiến thương mại với EU
Theo tờ Politico (Mỹ), ngay trước thềm cuộc bầu cử Nghị viên châu Âu (từ ngày 6-9/6), Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn EU áp thuế ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc hội đàm ở Paris ngày 6/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc, nước đã cử hai bộ trưởng đi công du châu Âu, tuyên bố họ vừa sẵn sàng tổ chức đối thoại với EU, đồng thời cảnh báo khối này rằng bất kỳ biện pháp nào nhằm vào xe điện Trung Quốc sẽ là tổn thất thực sự về tài chính và sẽ gây ảnh hưởng đến sự thịnh vượng tương lai của EU.
Ủy ban châu Âu dự kiến vào giữa tuần tới sẽ thông báo cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc về các nghĩa vụ mà họ sẽ phải đối mặt sau cuộc điều tra về các khoản trợ cấp nhà nước bị nghi ngờ là không công bằng.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đang có chuyến thăm Tây Ban Nha và cảnh báo sẽ có hành động trả đũa. "Nếu châu Âu tiếp tục đàn áp các công ty Trung Quốc, Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc", ông Vương Văn Đào nói.
EU hiện áp thuế 10% đối với tất cả ô tô nhập khẩu, thấp hơn mức thuế 15% của Trung Quốc. Các quan chức châu Âu phải đối mặt với lời kêu gọi cứng rắn về việc áp thuế xe điện đủ cao để tạo sân chơi cạnh tranh cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu, nhưng không cao đến mức gây ra một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Ủy ban châu Âu dự kiến công bố mức thuế tạm thời sau khi có kết quả của cuộc bầu cử châu Âu. Nhưng EU cũng đối mặt với một quá trình chuyển đổi không chắc chắn, trong đó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai, cùng với việc các cường quốc về kinh tế của khối là Pháp (ủng hộ cuộc điều tra xe điện) và Đức (nước ngày càng hoài nghi) đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng đối với chính sách kinh tế. Các nước EU sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu quan trọng vào mùa thu này để đưa ra các mức thuế có hiệu lực trong 5 năm.
Tuần trước, Trung Quốc ám chỉ rằng họ sẽ nhắm tới xuất khẩu hàng không và nông sản nếu EU tiếp tục tăng thuế xe điện. Bộ Thương mại Trung Quốc đã gửi một bức thư dài 5 trang tới Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis, kêu gọi khối này rút khỏi cuộc chiến thương mại.
Bắc Kinh cũng đã cảnh báo áp thuế đối với các nhà sản xuất rượu ở châu Âu, một động thái có thể gây ra tổn thất lớn nhất cho các nhà sản xuất rượu cognac của Pháp.
Francesca Ghiretti, nhà phân tích địa kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Adarga, cho biết: "Các mối đe dọa có thể có hiệu quả và chúng chắc chắn khiến nhiều quan chức ở EU và các nước lo lắng".
Olof Gill, người phát ngôn của cơ quan thương mại thuộc Ủy ban châu Âu, cho biết EU đã rất cởi mở và rõ ràng trong việc tìm cách đối thoại với Bắc Kinh, liệt kê một loạt các phái đoàn cấp cao nhất tới Trung Quốc, trong đó có cả bà Leyen và các ủy viên cấp cao khác.
"Chúng tôi hoan nghênh cạnh tranh, nhưng phải công bằng", ông Gill nói trong cuộc họp của EC.
EU có thâm hụt song phương lớn trong thương mại hàng hóa với Trung Quốc và mặc dù con số đó đã thu hẹp vào năm ngoái xuống dưới 300 tỷ euro, nhưng Brussels đã triển khai các công cụ thương mại và cạnh tranh để thu hẹp khoảng cách hơn nữa, đặc biệt là khi nói đến định hướng công nghệ xanh tương lai.
Kết quả là, xung đột thương mại đã lan rộng ra ngoài lĩnh vực ô tô và khắp mặt trận công nghiệp rộng lớn. Công ty thiết bị an ninh Nuctech của Trung Quốc hôm 4/6 cho biết họ đã có hành động pháp lý sau khi EC đột kích các địa điểm kinh doanh ở Hà Lan và Ba Lan trong một cuộc điều tra cạnh tranh về trợ cấp nước ngoài.
Trong chuyến thăm Tây Ban Nha, ông Vương Văn Đào đã đến thăm một nhà máy do công ty ô tô Ebro-EV Motors và Chery Automobile của Trung Quốc đồng điều hành. Nhà máy này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm nội địa hóa sản xuất xe điện trên đất châu Âu.
Thứ Trưởng Thương mại Trung Quốc Ling Ji, khi đến thăm Hy Lạp trong tuần, đã tìm cách cảnh báo Brussels, nói rằng: "Kể từ đầu năm nay, EU đã coi thường sự hợp tác tăng cường giữa Trung Quốc và các nước thành viên EU. Trung Quốc tuyệt đối sẽ không cho phép EU hành động như cũ nữa".
Mỹ siết chặt hơn nữa ngành LNG của Nga Theo mạng tin Oilprice.com mới đây, trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine kéo dài, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã không ngừng gia tăng áp lực lên nền kinh tế Nga bằng cách nhắm vào các ngành công nghiệp then chốt, đặc biệt là ngành khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ đã siết chặt trừng phạt ngành LNG...