Trung Quốc dọa đáp trả vụ Mỹ bán lô vũ khí 750 triệu USD cho Đài Loan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ cung cấp 2 tỷ liều vắc xin cho các nước khác trong năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Theo Reuters, trong một thông điệp bằng văn bản gửi đến một diễn đàn hợp tác quốc tế về vắc xin Covid-19 ngày 5/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp cho thế 2 tỷ liều vắc xin Covid-19 trong năm nay và tài trợ 100 triệu USD cho sáng kiến chia sẻ vắc xin COVAX của Liên Hợp Quốc nhằm đối phó biến chủng Delta.
Trước đó, tại hội nghị y tế toàn cầu hồi tháng 5, ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc đã cung cấp 300 triệu liều vắc xin cho hơn 80 quốc gia, và dành 2 tỷ SSD hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó đại dịch, phục hồi kinh tế. Bắc Kinh cũng cam kết dành 3 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để hỗ trợ các nước đang phát triển.
Tao Lina, một chuyên gia về vắc xin tại Thượng Hải, cho biết Trung Quốc có thể sản xuất 5 tỷ liều mỗi năm và chỉ cần một nửa trong số đó để tiêm chủng cho khoảng 1,4 tỷ dân. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể cung cấp một lượng lớn vắc xin cho thế giới.
Cam kết trên được đưa ra trong bối cảnh các nước trên thế giới tìm kiếm nguồn cung và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm đối phó sự lây lan của biến chủng Delta. Sự chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng ở các nước thu nhập cao và thu nhập thấp ngày càng lớn là một trong những quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo WHO, trong tháng 5, tại các nước thu nhập cao, cứ 100 người thì có khoảng 50 liều vắc xin. Tỷ lệ này đến nay đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, tại các nước thu nhập thấp, trung bình 100 người chỉ có 1,5 liều vắc xin do thiếu nguồn cung.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 4/8 kêu gọi các nước thu nhập cao tạm hoãn kế hoạch tiêm chủng liều thứ ba tăng cường để thế giới có cơ hội đạt mục tiêu tất cả các nước tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9.
“Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến chủng Delta. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc các quốc gia đã sử dụng phần lớn nguồn cung vắc xin toàn cầu lại tiếp tục sử dụng nhiều hơn, trong khi nhiều người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới chưa được bảo vệ. Chúng ta cần một sự đảo ngược ngay lập tức về việc phân phối vắc xin. Thay vì tập trung vào các nước thu nhập cao, hiện giờ vắc xin phải được ưu tiên cho các nước thu nhập thấp”, ông Tedros nói.
Mặc dù vậy, một số nước vẫn rục rịch kế hoạch tiêm vắc xin liều bổ sung với hy vọng tăng cường mức độ bảo vệ cho người tiêm trước biến chủng Delta dễ lây lan. Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên triển khai tiêm vắc xin mũi 3 cho người trên 60 tuổi. Pháp cũng có kế hoạch triển khai chiến lược này từ tháng 9 tới. Bộ Y tế Đức cũng dự định triển khai tiêm mũi 3 để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và những người ở viện dưỡng lão từ tháng sau.
Covid-19 lan tới 17 tỉnh, Trung Quốc chạy đua khống chế dịch
Các quan chức Trung Quốc được yêu cầu đặt ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta đang bùng phát mạnh tại nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Phát biểu tại cuộc họp về phòng chống và kiểm soát đại dịch Covid-19 ở Bắc Kinh hôm 4/8, Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan cho biết dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và sự lây lan của virus vẫn chưa được kiểm soát.
Phó Thủ tướng Trung Quốc cho biết hiện có "nhiều đợt bùng phát dịch ở các khu vực khác nhau trên cả nước, và xu hướng diễn biến của dịch vẫn chưa chắc chắn".
Phát biểu trên của Phó Thủ tướng Trung Quốc thận trọng hơn tuyên bố của bà vào cuối tuần trước tại Nam Kinh, tâm điểm của đợt bùng phát dịch mới nhất ở Trung Quốc, khi bà mô tả đợt bùng phát dịch lần này là "có thể kiểm soát được".
"Tất cả các địa phương phải ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng chống và kiểm soát đại dịch, đồng thời đảm bảo rằng các bộ máy chỉ đạo có thể duy trì hoạt động suốt ngày đêm", bà Tôn Xuân Lan nhấn mạnh.
"Các quan chức phải duy trì chặt chẽ công tác phòng ngừa khi không có ca lây nhiễm nào, và hành động dứt khoát khi đã phát hiện các trường hợp lây nhiễm. Chúng ta không thể lơ là cảnh giác dù chỉ một giây. Chúng ta cần phải bảo vệ chặt chẽ các sân bay, bến cảng và các tuyến đường bộ và buộc các quan chức cấp cao phải chịu trách nhiệm nếu chống dịch thất bại", Phó Thủ tướng Trung Quốc chỉ đạo.
Ngoài ra, bà Tôn Xuân Lan cho biết, một cuộc thanh tra toàn quốc đối với các bệnh viện và phòng khám sẽ được thực hiện để khắc phục bất kỳ lỗ hổng nào trong hệ thống y tế.
Đợt bùng phát dịch mới nhất tại Trung Quốc bắt đầu cách đây khoảng 3 tuần từ một sân bay của thành phố Nam Kinh, sau đó đã lan ra 17 tỉnh, với hơn 400 ca nhiễm. Trung Quốc ghi nhận 71 ca lây nhiễm trong cộng đồng vào ngày 3/8 - mức cao nhất trong nửa năm qua.
Mi Feng, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo hôm 4/8 rằng 144 khu vực trên khắp Trung Quốc đã được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm trung bình và cao, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
Các thành phố trên khắp Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm hàng loạt và áp đặt các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus, trong khi các nhà chức trách đã tiêm khoảng 1,7 tỷ liều vắc xin Covid-19 tính đến ngày 3/8.
Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ thắt chặt kiểm soát biên giới trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng trên toàn cầu.
"Chính quyền sẽ hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động di chuyển xuyên biên giới", Liu Haitao, một quan chức xuất nhập cảnh, nói trong cuộc họp báo.
Ông Liu cho biết các biện pháp kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập cảnh sẽ được thắt chặt và sẽ tạm dừng việc cấp hộ chiếu cho những trường hợp "đi lại không khẩn cấp hoặc không cần thiết". Những người có lý do chính đáng để xuất cảnh, như làm việc hoặc học tập ở nước ngoài, sẽ được cấp hộ chiếu sau khi trải qua quá trình xác minh.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng sẽ đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiềm chế các hoạt động vượt biên trái phép với sự hợp tác của các nước láng giềng. Việc kiểm soát tại các cảng hàng không và cảng biển cũng được tăng cường sau vụ bùng dịch ở sân bay Nam Kinh. Nhân viên sân bay làm việc cho các chuyến bay nội địa được yêu cầu xét nghiệm 2 ngày một lần, còn các nhân viên sân bay khác phải xét nghiệm 2 lần một tuần.
Các biện pháp kiểm soát đã được áp đặt đối với hoạt động đi lại đến Bắc Kinh. Trung Quốc tạm dừng bán vé tàu cho các hành khách đi từ vùng có nguy cơ lây nhiễm trung bình và cao đến thủ đô. Bắc Kinh ngày 4/8 ghi nhận 3 ca nhiễm mới, tất cả đều có liên quan đến một ca nhiễm từng tới điểm du lịch nổi tiếng ở Hồ Nam.
Chủng Delta lan khắp cả nước, Trung Quốc chạy đua dập dịch thần tốc Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để khống chế đợt bùng phát dịch mới, sau khi cụm dịch bắt nguồn từ sân bay ở Nam Kinh đã lan ra ít nhất 14 tỉnh thành. Các phòng thí nghiệm "dã chiến" được dựng lên để xét nghiệm Covid-19 tại Nam Kinh, Trung Quốc (Ảnh: AFP). Trung Quốc ngày 3/8 đã ghi nhận...