Trung Quốc định xây nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới ở Biển Đông
Viện Công nghệ An toàn Năng lượng Hạt nhân thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đang phát triển nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới, có thể đặt vừa trong một container vận chuyển bằng đường thủy và có thể được lắp đặt trên một hòn đảo ở Biển Đông trong vòng 5 năm tới.
Theo báo South China Morning Post ngày 11.10, mặc dù lò phản ứng làm mát bằng chì này có kích cỡ nhỏ, có thể đặt vừa vào container vận chuyển dài khoảng 6,1 m và cao 2,6 m, song nó có khả năng sản xuất 10 megawatt nhiệt năng, và nếu được chuyển hóa thành điện năng thì có thể đủ để cung cấp cho khoảng 50.000 hộ gia đình.
Lò phản ứng này có thể hoạt động liên tục trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm mà không cần nạp thêm nhiên liệu. Các nhà khoa học cho biết do lò phản ứng này không thải ra khói hoặc bụi nên người dân khó có thể phát hiện sự tồn tại của nó, dù là được đặt trên một hòn đảo nhỏ.
Công trình nghiên cứu trên được Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tài trợ một phần. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thừa nhận công nghệ mà họ sử dụng tương tự với một lò phản ứng nhiệt loại nhỏ được làm mát bằng chì mà lực lượng Hải quân của Liên Xô trước đây sử dụng trong các tàu ngầm hạt nhân của họ trong những năm 1970.
Video đang HOT
Mô hình xây dựng của một nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có thể là nước đầu tiên sử dụng công nghệ quân sự như vậy trên mặt đất. Hiện Trung Quốc cũng đang xem xét chế tạo các nhà máy điện nổi kích thước nhỏ bằng công nghệ thông thường để sản xuất điện cho các hòn đảo ở Biển Đông.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vị trí mà Trung Quốc đặt lò phản ứng hạt nhân này trên Biển Đông, nếu đó là những hòn đảo không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, Bắc Kinh vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông. Hiện nay, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền phi lý gần như toàn bộ Biển Đông bằng cái gọi là “đường lưỡi bò”, hòng âm mưu độc chiếm vùng biển quốc tế có giá trị giao thương 5 tỷ USD mỗi năm này.
Ngoài ra, việc đặt lò phản ứng hạt nhân ở Biển Đông cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển như chất thải phóng xạ không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận mà còn lan rộng khắp thế giới thông qua các dòng hải lưu mạnh mẽ của khu vực.
Đây là loại lò phản ứng thường được biết đến như một lò phản ứng nhanh, vì nó sử dụng neutron tốc độ cao để phân chia các nguyên tử nhiên liệu. Một lò phản ứng nhanh có một số lợi thế đáng kể so với các lò phản ứng bình thường. Các tế bào thần kinh nhanh chóng có thể chia các nguyên tử của gần như tất cả các vật liệu phân hạch, bao gồm cả các chất thải còn lại của các nhà máy nhiệt điện truyền thống, do đó làm tăng đáng kể hiệu quả nhiên liệu.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Trung Quốc rất khó để đưa ra lý lẽ thuyết phục công chúng rằng nó an toàn, chưa kể đến việc nếu xây dựng trái phép trên Biển Đông là đi ngược lại với luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 ( UNCLOS).
Theo Danviet
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế ủng hộ phán quyết vụ kiện Biển Đông
Ngày 04.8.2016, Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) đã ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Trong tuyên bố, IADL nhấn mạnh "Tòa trọng tài đã bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên tại các vùng biển nằm trong "đường chín đoạn", đồng thời lên án các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc phá hủy nghiêm trọng môi trường sinh thái biển".
Tuyên bố của IADL cũng khẳng định "đây là phán quyết cuối cùng được đưa ra bởi một cơ quan có thẩm quyền giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982". Trong nhiều năm qua, IADL đã kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế bởi các tranh chấp này đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới. IADL tin tưởng rằng việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài phù hợp với chủ trương ủng hộ sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình của tổ chức này.
Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian gần đây, IADL đề nghị "các bên liên quan cần sớm thông qua đàm phán để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp đang tồn tại" trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi "các bên liên quan không triển khai các hoạt động quân sự hóa, leo thang căng thẳng ở Biển Đông".
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là tổ chức phi chính phủ có tư cách cố vấn tại Hội đồng kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC). Được thành lập từ năm 1946, IADL có vai trò ủng hộ và duy trì luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền của các dân tộc được phát triển, bình đẳng về kinh tế và tiếp cận những thành quả tiến bộ khoa học cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với Việt Nam, IADL đã có nhiều hoạt động ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam như ra tuyên bố kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam (năm 1961); thực hiện nhiều chiến dịch kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam trong thời gian trước và trong khi diễn ra các hội nghị quốc tế gồm: Grenoble (Pháp) năm 1968, Algiers (Algerie) năm 1971, Paris (Pháp) năm 1975; tiến hành các hoạt động ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện các công ty Mỹ về vấn đề nạn nhân chất độc da cam năm 2009; hai lần ra Tuyên bố về tình hình Biển Đông (11/2013, 5/2014), tổ chức họp báo tại Hà Nội công bố Tuyên bố và Thư phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển VN (11/6/2014).
Theo Danviet
Nga yêu cầu Trung Quốc ngừng "vo ve" ở Biển Đông? Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông là không mềm mại với Trung Quốc như thường lệ. Ngày 12.7, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết bác bỏ đòi hỏi đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như hành vi của Bắc Kinh liên quan đến...