Trung Quốc đình chỉ công tác Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị để điều tra
Hôm (28.11), tại buổi họp báo ở Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm thông báo đình chỉ chức vụ đối với Đô đốc Miêu Hoa, ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nước này.
Đô đốc Miêu Hoa, Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. ẢNH: BỘ QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC
Đảng Cộng sản Trung Quốc “quyết định đình chỉ công tác với ông Miêu Hoa để phục vụ điều tra”, theo Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Ngô Khiêm của Bộ Quốc phòng.
Ông Ngô Khiêm không cung cấp chi tiết về các cáo buộc đối với Đô đốc Miêu Hoa, Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người phát ngôn chỉ nói rằng ông Miêu Hoa bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật ở mức độ nghiêm trọng.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp báo, phát ngôn viên bác bỏ tin đồn cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân đang bị điều tra về tội tham nhũng.
“Đó là những câu chuyện thuần túy là bịa đặt”, ông Ngô Khiêm nói, thêm rằng các tin đồn kiểu này xuất phát từ những ý đồ xấu.
Từng là tư lệnh hải quân, ông Đổng Quân được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từ tháng 12.2023, sau khi người tiền nhiệm Lý Thượng Phúc bất ngờ bị bãi nhiệm sau 7 tháng tại chức.
Đến ngày 18.7, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX quyết định khai trừ đảng đối với ông Lý Thượng Phúc; ông Lý Ngọc Siêu, cựu Tư lệnh Lực lượng Tên lửa; ông Tôn Kim Minh, Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa, vì lý do vi phạm nghiêm trọng kỷ cương và pháp luật, theo Tân Hoa xã.
Hội nghị lúc đó cũng đồng ý để cựu Ngoại trưởng Tần Cương thôi chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc tiếp tục "mở lòng"
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lần đầu tiên xác nhận nước này hợp tác với Mỹ để khôi phục kênh liên lạc quân sự vốn bị đình trệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc xấu đi.
Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 30/11 cho biết, với sự đồng thuận giữa hai nguyên thủ quốc gia, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng, Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại liên lạc quân sự cấp cao, đàm phán phối hợp chính sách quốc phòng Trung-Mỹ, các cuộc họp của Hiệp định Tư vấn hàng hải quân sự Trung-Mỹ và tiến hành điện đàm giữa các chỉ huy chiến trường.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở California, Mỹ.
Quân đội Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với đối tác Mỹ để thúc đẩy mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ lành mạnh và ổn định. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận Bắc Kinh hợp tác với Washington để khôi phục kênh liên lạc quân sự vốn bị đình trệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc xấu đi.
Ngoài ra, ông Ngô Khiêm xác nhận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận và nhất trí hơn 20 mục tiêu trong các lĩnh vực khác nhau, động thái này là chỉ dấu cho sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của quan hệ giữa hai nước.
Hồi tháng trước, Bộ trưởng Thương mại hai nước cũng đã thống nhất sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024. Ngoài, ra Bộ Thương mại Mỹ có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy mối quan hệ thông qua việc khôi phục hội nghị lãnh đạo ngành du lịch, dự kiến diễn ra tháng 5/2024 tại Tây An (Trung Quốc).
Điều này cho thấy, từ sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, đã liên tục xuất hiện những tín hiệu đáng mừng cho mối quan hệ Mỹ - Trung. Dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn khó khăn. Thậm chí, một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc "Chiến tranh Lạnh" với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của bất cứ ai. Nó che khuất thực tế và đánh lừa người ta bằng cách khiến họ đánh giá thấp các thách thức thực sự mà họ phải đối mặt, và khiến họ đưa ra những chiến lược không hiệu quả.
Chính Tổng thống Joe Biden cũng đã cho rằng, luận điệu Chiến tranh Lạnh có nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực. Trên bình diện kinh tế, Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc. Do đó, dù phân tách một phần (hay "giảm thiểu rủi ro") về các vấn đề an ninh là một biện pháp hữu ích, việc phân tách toàn bộ nền kinh tế sẽ khiến Mỹ phải trả giá đắt, và rất ít đồng minh sẽ làm theo. Nhiều quốc gia hiện đang xem Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của họ, chứ không phải Mỹ.
Các khía cạnh khác của sự phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và đại dịch, tuân theo các định luật vật lý và sinh học, vì thế cũng khiến cho việc phân tách hoàn toàn là không thể. Không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết được những vấn đề xuyên quốc gia này. Dù tốt hay xấu, Mỹ vẫn bị mắc kẹt trong một cuộc "cạnh tranh có tính hợp tác" với Trung Quốc. Điều đó đòi hỏi một chiến lược có thể đạt được hai mục tiêu trái ngược đó - vừa cạnh tranh, vừa hợp tác - cùng một lúc.
Theo giới chuyên gia, chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh nên là tránh cả chiến tranh nóng lẫn chiến tranh lạnh, hợp tác khi có thể, và huy động nguồn lực của mình để định hình hành vi đối ngoại của Trung Quốc. Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua việc ngăn chặn và tăng cường các liên minh và thể chế quốc tế. Và tựu chung lại, Mỹ nên tập trung vào một chiến lược mang lại nhiều hứa hẹn hơn là tái diễn "Chiến tranh Lạnh"
Tấn công bằng dao nhằm vào trường tiểu học tại Trung Quốc Vụ tấn công xảy ra chiều 28/10 tại khu vực trường học ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã khiến ít nhất 5 người bị thương. Hình ảnh được cho là nơi vụ tấn công đã xảy ra. Ảnh: Kyodo Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, 5 nạn nhân, trong đó bao gồm 3 trẻ vị thành niên,...