Trung Quốc đề cao giải pháp đối thoại cho các cuộc xung đột tại Ukraine và Gaza
Tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 ngày 13/9, Thượng Tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân khẳng định đối thoại là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột như tại Gaza và Ukraine hiện nay.
Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Công Tuyên/PV TTXVN tại Bắc Kinh
Phát biểu tại lễ khai mạc, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định để giải quyết các điểm nóng như cuộc khủng hoảng tại Ukraine và xung đột giữa Israel-Palestine, thúc đẩy hòa bình và đối thoại là giải pháp duy nhất. Ông khẳng định không có bên thắng cuộc trong bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào và việc đối đầu sẽ không mang đến kết cục. Ông nhấn mạnh càng xung đột, càng không nên từ bỏ đối thoại và tham vấn. Theo ông, hòa giải sẽ giúp chấm dứt mọi xung đột.
Cũng trong bài phát biểu, ông Đổng Quân nhấn mạnh tại thời điểm rủi ro an ninh toàn cầu cao và bất ổn và khó lường gia tăng, trách nhiệm xây dựng năng lực quốc phòng và an ninh của tất cả các quốc gia là rất lớn. Ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để tăng cường liên kết chiến lược, đào sâu tham vấn quốc phòng, thảo luận về việc ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương về hợp tác quốc phòng.
Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 với chủ đề chính “Cùng xây dựng hòa bình, cùng chia sẻ tương lai” có sự tham dự của đông đảo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội, chuyên gia, học giả đến từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Diễn đàn lần này gồm 4 phiên toàn thể: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Đa cực hoá và trật tự quốc tế đang biến đổi; Nam bán cầu và sự phát triển hòa bình của thế giới; Các cơ chế quốc tế và quản trị an ninh toàn cầu; và 8 phiên đặc biệt đồng thời.
Video đang HOT
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Ba kịch bản có thể xảy ra với tương lai Trung Đông
Theo Giáo sư chính trị quốc tế Murat Yeşiltaş tại Đại học Khoa học xã hội Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 4/9, tương lai của Trung Đông vẫn còn mờ mịt và nhiều kịch bản có thể xảy ra, từ xung đột lan rộng đến hòa bình thông qua các liên minh mới.
Hỏa hoạn bùng phát tại một khu chợ sau cuộc đụng độ giữa quân đội Israel và người dân Palestine ở Jenin, Bờ Tây, ngày 31/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Yeşiltaş lưu ý thêm rằng, các diễn biến gần đây tại Trung Đông đã đưa khu vực này vào một giai đoạn bất ổn mới, tương tự như thời kỳ Mùa xuân Arab trước đây, khi Trung Đông đã trải qua những thay đổi chiến lược lớn.
Mặc dù các quốc gia trong khu vực đã nỗ lực hướng tới bình thường hóa và hợp tác để tạo ra một môi trường an ninh mới từ năm 2020, nhưng hiện tại họ lại đối mặt với một bối cảnh leo thang mới. Để hiểu rõ hơn về tương lai khu vực này, có thể xem xét ba kịch bản sau:
Khủng hoảng an ninh ngày càng trầm trọng
Trong kịch bản này, Trung Đông chìm trong bạo lực và bất ổn kéo dài. Các hoạt động quân sự của Israel ở Gaza tiếp tục gây ra cuộc giao tranh không dứt với Hezbollah tại Liban, dẫn đến một vòng xoáy bạo lực liên miên. Cuộc đối đầu giữa Israel và Iran có thể leo thang thành chiến tranh trực tiếp, đặc biệt khi Israel tiếp tục nhắm vào các mục tiêu của Iran ở Syria và các khu vực khác. Iran có thể đáp trả bằng cách huy động các lực lượng thân Tehran như Hezbollah ở Liban, Houthi ở Yemen, và các nhóm người Shia ở Iraq, dẫn đến nguy cơ xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Syria, vốn đã bị tàn phá bởi nội chiến, có thể trở thành chiến trường cho các cuộc xung đột giữa Israel và Iran. Những cuộc không kích của Israel vào các vị trí của Iran ở Syria có thể kích động phản ứng từ quân đội Syria, là.m tìn.h hình thêm rối ren. Tại Yemen, nhóm Houthi tiếp tục đ.e dọ.a các tuyến đường vận chuyển ở Vịnh Aden và Biển Đỏ, làm gia tăng nguy cơ với các tuyến cung cấp dầu quan trọng toàn cầu.
Trong kịch bản này, triển vọng hòa bình và ổn định khu vực trở nên mờ mịt khi bạo lực dai dẳng làm phức tạp nỗ lực can thiệp của các bên trong và ngoài khu vực. Khủng hoảng nhân đạo cũng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt tại Gaza, Liban và Syria, nơi thường dân chịu thiệt hại nặng nề. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và EU, có thể tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Israel, kể cả tăng cường hỗ trợ quân sự và ngoại giao để đảm bảo an ninh.
Ổn định sau xung đột
Trong trường hợp xung đột kết thúc, khu vực có thể chuyển từ đối đầu sang một trạng thái hòa bình mong manh. Cuộc chiến ở Gaza có thể dừng lại thông qua một lệnh ngừng bắ.n nhờ các nhà trung gian quốc tế hoặc do các bên kiệt sức về mặt quân sự. Dù vậy, Israel có thể tiếp tục thực hiện các cuộc tấ.n côn.g có mục tiêu nhằm vào Hezbollah và các lực lượng thân Iran, duy trì căng thẳng ở mức cao nhưng không leo thang thành chiến tranh tổng lực.
Các nỗ lực quốc tế nhằm duy trì lệnh ngừng bắ.n và ngăn chặn bạo lực tái diễn có thể được tăng cường, nhưng những căng thẳng chưa được giải quyết vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Kịch bản này có thể dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắ.n tạm thời, giúp kiềm chế bạo lực nhưng không hoàn toàn chấm dứt. Điều này mở ra cơ hội cho các nỗ lực ngoại giao tập trung vào quản lý tình hình hiện tại hơn là giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của xung đột.
Các nước phương Tây có thể đóng vai trò tích cực hơn trong tiến trình hòa bình, khuyến khích bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Arab. Mỹ duy trì cam kết đảm bảo an ninh cho Israel nhưng giảm bớt can thiệp trực tiếp vào các hoạt động chống Iran và Hezbollah.
Xe quân sự Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza, ở miền nam Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Hình thành liên minh khu vực mới
Kịch bản này đề cập đến việc hình thành của một liên minh khu vực mới nhằm phản đối các chính sách của Israel, với sự tham gia của Ai Cập, Iran, và Saudi Arabia, cùng với sự hỗ trợ của các cường quốc như Nga và Trung Quốc. Liên minh này sẽ được củng cố bởi các mối quan hệ ngoại giao, đầu tư kinh tế và hợp tác quân sự từ Nga và Trung Quốc, tạo ra một đối trọng mới đối với sự hiện diện của phương Tây trong khu vực.
Trong liên minh này, Iran đóng vai trò quan trọng nhưng sẽ cần cân bằng giữa duy trì gắn kết trong liên minh và các tham vọng khu vực của mình. Nga và Trung Quốc, bằng cách hỗ trợ liên minh này, không chỉ mở rộng ảnh hưởng tại Trung Đông mà còn làm thay đổi động lực quyền lực toàn cầu, đặc biệt là đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Trong khi đó, Israel sẽ đối mặt với áp lực ngoại giao và quân sự ngày càng gia tăng, buộc nước này phải tìm cách củng cố quan hệ với Mỹ và các đồng minh châu Âu. Các nước phương Tây có thể tăng cường hiện diện quân sự và hỗ trợ cho Israel để đối phó với sự trỗi dậy của liên minh mới này.
Tóm lại, Giáo sư Yeşiltaş nhấn mạnh quỹ đạo của Trung Đông có vẻ đang hướng tới xung đột và bất ổn kéo dài. Để tránh viễn cảnh này, khu vực cần một khuôn khổ an ninh mới có khả năng đáp ứng mối quan tâm của tất cả các bên liên quan. Điều này đòi hỏi hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn và một cam kết rõ ràng từ các tác nhân trong khu vực nhằm đạt được hòa bình và ổn định lâu dài.
Nhật Bản nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng Do những cú sốc như cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch COVID-19, xung đột ở Ukraine và căng thẳng ở nhiều khu vực khác, Nhật Bản đang tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu của mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đầu tư mạnh vào sản xuất trong nước cũng như ở Đông Nam Á....