Trung Quốc định bán nợ hạ tầng ở châu Phi để kiếm tiền từ châu lục này
Một ngân hàng hàng đầu Trung Quốc đang có kế hoạch mua nợ cơ sở hạ tầng của châu Phi vào năm tới, chuyển chúng sang sàn chứng khoán và sau đó bán chúng cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đề xuất mới này chính là “một chén rượu độc” vì nó có thể làm cho các nước châu Phi khốn khổ hơn.
Tuy nhiên, đối với các nhà tài chính, các nhà phát triển và các tổ chức tài chính phát triển đa phương của Trung Quốc, điều này sẽ tạo thêm cơ hội kiếm tiền từ lục địa này.
Tàu vận tải hàng hóa nối Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia với nước Djibouti đã được khánh thành trong năm nay nhưng vẫn chưa được sử dụng vì chưa hoạt động đã thấy lỗ. (Nguồn: ZACHARIAS ABUBEKER | AFP)
Cụ thể, kế hoạch này cho thấy công ty bảo hiểm thế chấp Hong Kong Mortgage Corporation (HKMC) mua một loạt các khoản vay cơ sở hạ tầng trong năm tới và tìm hiểu cách biến chúng xuất hiện trên chứng khoán để bán cho các nhà đầu tư, cho phép thêm thanh khoản để tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng hơn.
“Chúng tôi tin rằng sáng kiến này sẽ giúp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại thành các dự án cơ sở hạ tầng, bên cạnh việc mở rộng thị trường vốn để phát triển cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến Một vành đai, một con đường”, Giám đốc điều hành của HKMC tại Trung Quốc đại lục, bà Helen Wong nói.
Video đang HOT
Kế hoạch vẫn đang được phát triển này hiện đang bao gồm hơn 90 nhà phát triển hoặc nhà điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính phát triển đa phương, chủ sở hữu tài sản, người quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hong Kong, Trung Quốc đại lục và nước ngoài tham gia.
Trong đó, một số công ty đã nắm trong tay các dự án và các khoản vay cơ sở hạ tầng, thứ đang được chuyển thành “chứng khoán hóa”.
Động thái này sẽ là một chiêu để moi tiền cho các nhà tài chính cơ sở hạ tầng vì nó giúp phát hành tài sản thanh khoản trở lại thị trường, cung cấp vốn mới cho các dự án mới, có thể khiến Trung Quốc có nhiều cơ hội tài trợ hơn cho các nước thuộc châu Phi.
Dữ liệu mới nhất từ Nghiên cứu Trung Quốc-Châu Phi tại Đại học Johns Hopkins cho thấy các nền kinh tế khu vực nợ Trung Quốc và các tổ chức của nước này hơn 29,42 tỷ USD tính đến tháng 4 năm nay. Khoản vay này đã được khai thác trong 10 năm qua để xây dựng giao thông, truyền thông, sản xuất và các ngành năng lượng.
Đáng nói, số liệu cho thấy, Ethiopia đang dẫn đầu châu Phi với khoản nợ 13,73 tỷ USD từ Trung Quốc, tiếp theo là Kenya với 9,8 tỷ USD.Uganda nợ 2,96 tỷ USD; Tanzania nợ 2,34 tỷ USD. Rwanda, Burundi và Nam Sudan lần lượt nợ 289 triệu USD, 99 triệu USD và 182 triệu USD.
Kế hoạch nhằm đảm bảo và bán nợ của Trung Quốc cho các nhà đầu tư đến vào thời điểm nhiều quốc gia châu Phi đang tìm cách tái cơ cấu các khoản nợ của họ với Bắc Kinh hoặc nhận các điều khoản vay ưu đãi hơn, với nhiều gói trợ cấp hơn khi họ phải đối mặt với tình trạng khó trả nợ.
Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Kenya, ông James Macharia, nói với Ủy ban Quốc hội rằng nhà điều hành Dự án đường sắt cao tốc hiện đại (SGR) tại đây đã thua lỗ 110 triệu USD trong năm đầu hoạt động.
“Trung bình, số tiền kiếm được hàng tháng là 7,5 triệu USD trong năm tài chính 2017/2018 chủ yếu là từ kinh doanh vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng dự án sẽ kiếm lợi nhuận 50 triệu USD vào tháng 6 năm sau, trung bình 4,2 triệu USD mỗi tháng khi chúng tôi tăng sản lượng hàng hóa”, ông Macharia nói.
Mặc dù vậy, theo Cơ quan Cảng Kenya (KPA), vận tải hàng hóa trên tuyến đường sắt SGR chỉ thu về hơn 16,2 triệu USD trong 9 tháng qua, tương đương khoảng 1,8 triệu USD/tháng vì sức tải hàng ngày của tàu đã vượt trên 800 container, trong số 1.700 container đến cảng Mombasa.
“Kể từ khi bắt đầu hoạt động vận chuyển hàng hóa SGR vào tháng 1, tổng số hàng hóa trị giá 16,2 triệu USD đã được lập hóa đơn, thu thập và chuyển vào tài khoản ủy thác SGR, dưới sự quản lý của Đường sắt Kenya”, Giám đốc Quản lý KPA Daniel Manduku nói.
Theo Dân trí
Khánh Hoà: Kiến nghị tạm ngừng cấp phép các dự án cao tầng
UBND TP. Nha Trang vừa có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép tạm dừng việc thỏa thuận phương án kiến trúc đối với các công trình khách sạn cao tầng trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, UBND TP. Nha Trang đang tiếp nhận và tham gia góp ý thỏa thuận phương án quy hoạch kiến trúc của các công trình khách sạn trên địa bàn với số lượng ngày một tăng, đa phần tập trung tại khu vực các phường nội thành, chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng để quản lý.
UBND TP. Nha Trang cho rằng, việc đầu tư xây dựng các công trình khách sạn, dịch vụ trên địa bàn thành phố tại khu vực trung tâm, khu vực ven biển là phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch về việc hình thành các khu trung tâm đô thị du lịch.
Tuy nhiên, đa phần các khách sạn được xây dựng tại khu vực đô thị hiện hữu, tập trung đông dân cư và hạ tầng kỹ thuật ổn định. Do đó, việc hình thành các công trình cao tầng gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông trong khu vực. Trong đó, có các công trình tại các tuyến hẻm không đảm bảo về giao thông tiếp cận công trình, phòng cháy chữa cháy, cấp điện trung thế, thoát nước thải...
Hiện nay, ảnh hưởng của các công trình cao tầng lên hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày một tăng. Vì vậy, UBND TP. Nha Trang đề nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng việc thỏa thuận phương án kiến trúc đối với các công trình khách sạn cao tầng cho đến khi Quy định quản lý quy hoạch kiến trúc tại TP. Nha Trang được ban hành.
Bên cạnh đó, tỉnh cần bổ sung quy định quản lý về các khoảng cách ly của công trình và công trình lân cận, diện tích tối thiểu xây dựng công trình cao tầng, kích thước lô đất nhằm đảm bảo phương tiện giao thông tiếp cận công trình và các quy định khác có liên quan nhằm đảm bảo sự hài hòa hình khối công trình và mỹ quan đô thị, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy.
Theo một số nhà quy hoạch, hiện nay ở Nha Trang đã quá dày đặc các công trình cao tầng, dẫn đến mật độ dân số tăng theo, mật độ phương tiện giao thông tăng đột biến, gây ách tắc giao thông.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác quản lý mật độ xây dựng tại các công trình cao tầng chưa chặt chẽ, còn du di, cơi nới. Theo quy định, mật độ xây dựng các công trình cao tầng dọc đường Trần Phú tối đa là 40%. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các công trình cao tầng tại đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng đều có mật độ xây dựng trên 60%.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Tiền "ầm ầm" đổ vào chứng khoán; Cổ phiếu nhà Hà Tăng vẫn bị "ngó lơ" Có tới 6.980,57 tỷ đồng đã được "đổ" vào sàn HSX trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10 khiến khối lượng giao dịch trên sàn này đạt 216,19 triệu cổ phiếu. Đây là mức cao ấn tượng của thanh khoản thị trường chứng khoán trong một tháng giao dịch đầy ảm đạm này! Trên HNX, khối lượng giao dịch cũng được...