Trung Quốc điều động cả tàu hộ vệ tên lửa làm tàu hải cảnh?
Ảnh chụp một con tàu mới đây cho thấy lực lượng hải cảnh của Trung Quốc dường như đã đưa vào sử dụng một loại tàu hộ vệ tên lửa hiện đại.
Theo trang The Diplomat, một hình ảnh trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc gần đây cho thấy một tàu có hình dáng tương tự tàu hộ vệ tên lửa 4.000 tấn Type 054A Jangkai II được sơn ba màu đặc trưng của lực lượng hải cảnh (CCG) nước này là trắng, đỏ và xanh.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A là loại tàu chiến đa chức năng, được triển khai cho các hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng Trung Đông kể từ năm 2009. Con tàu này cũng từng tham gia các cuộc tập trận hải quân Nga – Trung trong năm 2015. Hiện tại, hải quân Trung Quốc có 20 tàu Type 054A Jangkai II và năm tàu khác đang được đóng.
Các chuyên gia của Diplomat cho rằng việc đưa vào sử dụng một tàu hộ vệ tên lửa trong biên chế cho phép CCG tăng cường sức mạnh trên biển, bởi loại tàu này có phạm vi hoạt động lớn (khoảng 7.000 km), và tốc độ tối đa 32 km/giờ. Lượng giãn nước của Type 054A là 4.000 tấn, lớn hơn nhiều so với các tàu hải cảnh khác đang biên chế trong CCG.
Hình ảnh con tàu được cho là giống tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Trung Quốc. Nguồn: IHS Jane”s 360
Video đang HOT
Trong vòng hơn năm năm qua, lực lượng CCG đã bổ sung hơn 100 tàu. Tính đến năm 2016, CCG có khoảng 220 tàu các loại, trong đó có hai tàu hải cảnh được mệnh danh là “quái vật” là CCG 3901 và CCG 2901, lần lượt có lượng giãn nước là 12.000 và 15.000 tấn.
Hai tàu này lớn hơn bất kỳ các tàu tuần dương nào của các nước khác trong khu vực, thậm chí còn hơn tàu hải cảnh lớp Shikishima của Nhật Bản có trọng lượng 6.500 tấn, từng được coi là tàu tuần dương lớn nhất thế giới.
Theo các chuyên gia, các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường có vai trò rất quan trọng với Bắc Kinh trong các hoạt động tranh chấp trên biển, đặc biệt là biển Đông. Bắc Kinh từng cố tình cho tàu hải cảnh đâm va tàu cá và cả tàu chấp pháp của các nước trong khu vực. Tàu CCG 3901 được coi là công cụ quan trọng “trên hết” để tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp tục đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông.
Một hình ảnh rò rỉ trên trang Popular Science cho thấy chiếc tàu mang số hiệu CCG 46301 không được trang bị hệ thống phóng tên lửa VLS truyền thống và chưa rõ sẽ được gắn những loại vũ khí nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng vòi rồng, súng liên thanh và súng máy hạng nặng sẽ được lắp đặt trên tàu. Ngoài ra tàu cũng sẽ có những thiết bị liên lạc và radar thương mại, đồng thời có khoang chứa dành riêng cho trực thăng và các máy bay không người lái.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố 80% diện tích biển Đông bằng yêu sách “đường chín đoạn” cũng do nước này đơn phương lập ra. Để thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông,Bắc Kinh đang biến các tàu hải cảnh này thành loại vũ khí mới, phát triển đội tàu hải cảnh thành “cánh tay” hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền phi lý đó của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Trung Quốc dường như đang chủ trương tích cực biến các lực lượng dân sự trở nên hung hăng hơn và thực hiện cả công việc “củng cố chủ quyền” trên biển Đông bằng vũ lực.
Cụ thể, Trung Quốc mới đây đã công bố ý định biến một trong các đảo nhân tạo trên biển Đông thành căn cứ cho “siêu tàu cứu hộ” của mình. Trung Quốc cũng đầu tư phát triển lực lượng tàu cá ngư dân và các nghiệp đoàn tàu cá thành những nhóm “dân quân” trên biển Đông. Cùng với những động thái hung hăng như xây đắp đảo nhân tạo, bố trí thiết bị quân sự trên biển Đông, chủ trương “vũ lực hóa” các lực lượng dân sự của Bắc Kinh càng gây thêm nhiều lo ngại an ninh cho khu vực.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Mỹ, Philippines khai mạc diễn tập CARAT quy mô lớn tại biển Đông
Ngày 6-6, quân đội Mỹ và Philippines đã chính thức khai mạc cuộc diễn tập quân sự chung kéo dài 5 ngày tại nhiều địa điểm ở Philippines và trên biển Đông gần Vịnh Subic và Palawan.
Chuẩn Đô đốc Charles Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm số 73 của hải quân Mỹ cho biết, cuộc diễn tập hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) lần thứ 22 này cho phép hải quân và lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ phát triển mối quan hệ bền vững với các đối tác Philippines.
"Thông qua các mối quan hệ và sự hiện diện liên tục, chúng tôi có bước tiến triển đều đặn trong việc gia tăng độ phức tạp của hoạt động huấn luyện cũng như đẩy mạnh hợp tác giữa hải quân hai nước", ông cho biết thêm.
Các tàu chiến Mỹ và Philippines tham gia diễn tập CARAT 2014
Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Ronald Joseph Mercado, Tư lệnh hạm đội hải quân Philippines khẳng định, quân đội nước này rất trông đợi được hợp tác cùng các đối tác hải quân Mỹ trong diễn tập CARAT 2016.
Lực lượng Mỹ tham gia diễn tập CARAT 2016 bao gồm: tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Stethem (DDG 63), tàu đổ bộ USS Ashland (LSD 48), và tàu lặn, cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52), cùng với 1 chiếc máy bay trinh sát hàng hải P-8 Poseidon, và binh lính thuộc các đơn vị hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Trong khi lực lượng hải quân Philippines tham gia gồm: tàu hộ tống BRP Gregorio Del Pilar (PF-15), thuộc lớp Hamilton, tàu quét mìn BRP Rizal (PS74), 1 chiếc tàu đổ bộ hạng nặng (LCH), 1 chiếc máy bay trực thăng AW109, 1 đội xử lý vật liệu nổ, 1 đội lặn, 1 trung đội xây dựng, và 1 đại đội hải quân đánh bộ.
CARAT tại Philippines là một phần trong loạt cuộc diễn tập mà hải quân Mỹ tiến hành với 9 quốc gia đối tác ở Nam Á và Đông Nam Á nhằm giải quyết những ưu tiên an ninh hàng hải chung, tăng cường sự hợp tác hàng hải cũng như nâng cao khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng tham gia.
Philippines đã bắt đầu tham gia các cuộc diễn tập CARAT với Mỹ từ năm 1995
Theo_An ninh thủ đô
Tàu Hải quân Nhật Bản thăm Cảng quốc tế Cam Ranh Sáng nay (12/4), tại Cảng quốc tế Cam Ranh, 2 tàu huấn luyện của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam. Đội tàu huấn luyện thuộc Hải quân Nhật Bản gồm tàu Hộ vệ JS ARIAKE-109 và Tàu hộ vệ JS SETOGIRI-156 cùng 500 sĩ quan, thủy thủ (60 học viên) do...