Trung Quốc điều 400 tàu tuần tra ở biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc triển khai khoảng 400 tàu tuần tra để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tạp chí quân sự Asia Military Review (Thái Lan).
Tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD-981 trong thời gian giàn khoan này hoạt động phi pháp trong vùng biển của Việt Nam.
Trọng tải của 400 tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc nằm trong khoảng từ 1.150 tấn đến 3.400 tấn, theo tạp chí Thái Lan.
Trung Quốc hiện có một hạm đội tàu tuần duyên lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương, trang tin Want China Times trích dẫn bản tin của Asia Military Review cho biết.
Các cơ quan hành pháp hàng hải Trung Quốc được cho sắp nhận thêm 36 tàu, Asia Military Review cho hay, nhưng không có biết thời điểm cụ thể.
Tạp chí Thái Lan cũng bình luận rằng lực lượng tuần duyên Nhật Bản hiện chỉ có 50 tàu tuần duyên, nhưng chất lượng các tàu này vượt trội tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã đóng 18 tàu hộ tống Type 056 cho lực lượng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và loại tàu này được cho là thiết kế để đối đầu với Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản trong trường hợp có xung đột tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Kiên quyết phản đối Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm
Video đang HOT
Ngày 7.10, mạng Tin tức Hải Nam (Trung Quốc) đưa tin Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng đường băng có chiều dài 2.000 m cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao, ngày 9.10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hành động nêu trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10.2011, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm căng thẳng và phức tạp, không có lợi cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước”.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.
Theo Thanh Niên
Tình hình biển Đông không ổn định
Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc không làm thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông.
"Căng thẳng ở biển Đông: Chiến tranh lạnh châu Á?" là tiêu đề một chương trình phát thanh trên trang asianewsweekly.net.
Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc (TQ) ngày 30/10 nhận định "tình hình biển Đông vẫn ổn định". Cùng ngày, trang Eurasia Review của Mỹ lại khẳng định ngược lại. Lập luận của hai báo này như thế nào?
Nhân Dân Nhật Báo cho rằng các phương tiện truyền thông nước ngoài đã thổi phồng căng thẳng tại biển Đông như thể tình hình sắp biến thành xung đột trong khi tình hình không đến nỗi nghiêm trọng như thế.
Báo nêu có một số mâu thuẫn, tranh chấp giữa TQ, Việt Nam và Philippines nhưng nhìn chung không có nước nào có ý định gây chiến và hoạt động giao thương trên biển Đông vẫn tấp nập.
Báo thừa nhận giải quyết vấn đề biển Đông là điều cần thiết để phát triển khu vực và là một bước quan trọng trong định hình trật tự an ninh tại châu Á. Báo cũng thừa nhận vấn đề biển Đông có thể đạt được thông qua đàm phán giữa các nước liên quan trong khu vực.
Báo cho rằng trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông giữa ASEAN, TQ và các bên liên quan, TQ đã có thái độ linh hoạt hơn.
Cụ thể là TQ đã đưa ra cách tiếp cận hai điểm: Các nước trực tiếp liên quan tìm kiếm giải pháp thông qua tham vấn và đàm phán, TQ và ASEAN hợp tác gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Liên quan đến Mỹ, báo khẳng định luật lệ ở biển Đông phải do các nước liên quan trong khu vực đảm trách và Mỹ chỉ có thể đưa ra đề xuất.
Báo nhấn mạnh số lượng lớn binh sĩ Mỹ hiện diện ở châu Á có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh nhưng đây lại là thông điệp tiêu cực đối với TQ. Lý do: Trật tự Mỹ đang tìm kiếm không phù hợp với quá trình phát triển ở châu Á, ngược lại còn gây chia rẽ và đối đầu.
Đáng lưu ý, bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo hoàn toàn không đề cập đến hoạt động cải tạo đất của TQ ở biển Đông bị các nước chỉ trích.
Trả lời trang Eurasia Review (Mỹ), Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (ĐH Quốc gia Singapore) Robert Beckman nêu lên ba vấn đề pháp lý:
Hoạt động cải tạo đất của TQ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Một nước đã chiếm hoặc quản lý các đảo mới cải tạo không thể đẩy mạnh yêu sách chủ quyền.
Khi cải tạo xây dựng đảo, không thể xem như TQ đã xác lập chủ quyền. Lý do: Đảo là đất hình thành tự nhiên nổi trên mặt nước khi thủy triều lên. Một đảo nổi được hình thành do hoạt động cải tạo thì đó chỉ là đảo nhân tạo.
Theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đảo nhân tạo không được xem là khu vực hàng hải, không được xem xét để xác định vùng lãnh hải 12 hải lý. Do đó, hoạt động cải tạo đất của TQ không thể thay đổi hiện trạng pháp lý trên biển Đông.
Bởi đảo được định nghĩa là đất hình thành tự nhiên, vì thế sẽ không hợp lý khi nói một nước biến đá thành đảo rồi tuyên bố đảo mới thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình.
Liệu UNCLOS và luật pháp quốc tế có áp đặt bất kỳ hạn chế nào với TQ xung quanh hoạt động cải tạo đất của TQ? Và các dự án cải tạo đất của TQ có phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ môi trường hàng hải theo UNCLOS hay không?
Về vấn đề này, chuyên gia Robert Beckman nhận định nếu một nước A lên kế hoạch hoạt động tại khu vực thuộc quyền kiểm soát của nước A nhưng hoạt động đó gây hại đến môi trường biển của nước khác, nước A phải có nghĩa vụ hợp tác với nước khác và phải tiến hành tham vấn với các nước có khả năng bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp TQ cải tạo đất trên biển Đông, Philippines bị ảnh hưởng nặng nhất và Việt Nam cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
5.300 tỷ USD mỗi năm là giá trị hàng hóa qua biển Đông và hàng hóa cập cảng châu Á chiếm 39% tổng số hàng hóa trên thế giới.
Nhân Dân Nhật Báo đã vin vào số liệu thống kê của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ để chứng minh tự do hàng hải ở biển Đông vẫn được duy trì, như vậy không thể nói an ninh bất ổn trên biển Đông.
Theo Pháp Luật TPHCM
Lấy cớ Trung Quốc uy hiếp, Đài Loan sẽ đổ thêm quân ra Trường Sa Động thái này theo Lâm Úc Phương là để phòng ngừa một cuộc tấn công nhằm vào đảo Ba Bình từ phía Trung Quốc hoặc Việt Nam (?!). Lính Đài Loan tập trận trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa. Thông tấn xã Đài Loan ngày 30/10 đưa tin, Lâm Úc Phương, nghị sĩ Quốc dân đảng và là Chủ nhiệm Ủy...