Trung Quốc đề xuất bỏ học tiếng Anh
Nếu tiếng Anh không còn là môn học chính, học sinh có thể dành thời gian cho các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật…
Tại cuộc họp Quốc hội Trung Quốc thường niên, Xu Jin – thành viên Ủy ban Trung ương của đảng Học xã Cửu Tam – đề xuất loại bỏ tiếng Anh khỏi chương trình giáo dục bắt buộc, theo Global Times.
Đây không phải lần đầu tiên môn học này được đề xuất cắt bỏ. Trước đây, một số nhà lập pháp khác từng yêu cầu tương tự. Tuy nhiên, thông tin này vẫn gây phản ứng trái chiều trên mạng xã hội Trung Quốc.
Tiếng Anh là một trong số những môn học bắt buộc ở xứ tỷ dân. Ảnh: Getty.
Không ít người đồng tình với đề xuất của ông Xu Jin. Phần lớn người dân Trung Quốc không sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống đời thường, ngoại trừ quá trình học tập.
“Trong chương trình giáo dục bắt buộc, tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác không nên được coi là môn học chính tương đương Toán hay tiếng Trung nữa. Chúng cũng nên được loại bỏ khỏi kỳ thi tuyển sinh đại học”, ông Xu phát biểu.
Ông Xu Jin tin rằng lượng thời gian mà sinh viên dành cho tiếng Anh cũng không giúp họ tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn hậu tốt nghiệp.
Cụ thể, tiếng Anh đang chiếm khoảng 10% tổng số giờ học trên lớp của sinh viên. Thế nhưng, ngoại ngữ này lại chỉ hữu ích cho chưa đến 10% sinh viên sau khi ra trường.
Kỳ thi Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, tiếng Trung và tiếng Anh. Ảnh: CNN.
Thay vào đó, các thiết bị thông minh có thể cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, nhanh chóng và cạnh tranh, giúp giải quyết nhiều công việc hơn.
Ông Xu cũng khẳng định nghề dịch thuật viên sẽ là một trong những lĩnh vực tàn lụi sớm nhất trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Video đang HOT
Nếu tiếng Anh không còn là môn học bắt buộc, học sinh, sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn để nâng cao trình độ trong các lĩnh vực như âm nhạc, thể thao, mỹ thuật, cũng như trau dồi tư duy độc lập và khả năng đổi mới sáng tạo, theo phát biểu của nhà lập pháp.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò trực tuyến cho thấy hầu hết ủng hộ việc tiếp tục môn tiếng Anh trong chương trình giáo dục bắt buộc để bắt kịp xu thế toàn cầu.
Học sinh, sinh viên Trung Quốc ít được ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Global Times.
Vấn đề học tiếng Anh không đơn giản chỉ xoay quanh chương trình giáo dục bắt buộc, mà đó còn là một phần của chính sách mở cửa và ủng hộ toàn cầu hóa của xứ tỷ dân, theo Shen Yi, giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế và Quan hệ Công chúng thuộc ĐH Phúc Đán.
Tiếng Anh là kỹ năng cơ bản để người dân nước này tham gia, truyền tải thông điệp, ý tưởng và công nghệ từ Trung Quốc ra thế giới.
Nói với Global Times , giáo sư cho biết những người muốn loại bỏ tiếng Anh khỏi chương trình giáo dục bắt buộc đang thể hiện chủ nghĩa dân túy hẹp hòi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến bất bình đẳng giáo dục và cuối cùng là phân chia giai cấp.
Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 ở thủ đô Bắc Kinh, tin rằng đề xuất này khó có thể được chính phủ Trung Quốc thông qua.
Ông cho biết cải thiện kỳ thi tuyển sinh đại học Gaokao – biến nó trở thành cơ chế đánh giá năng lực học sinh đa dạng hơn – mới là thứ cần thay đổi.
Gặp gái xinh, nghe kể chuyện: Làm tiếp viên hàng không là lên đồ đẹp, kéo vali và đi catwalk ở sân bay?
Với Phương Nhi, tiếp viên hàng không không chỉ là mơ ước từ bé. Đây còn là công việc giúp cô nàng có được cuộc sống thoải mái với nhiều niềm hạnh phúc khác nhau.
Tiếp viên hàng không luôn là một trong những nghề được coi như công việc trong mơ bởi những lý do như: được đi du lịch nhiều nơi, thu nhập hấp dẫn... Và những chàng trai cô gái làm nghề này thì cũng luôn nhận được sự chú ý ít nhiều. Bởi rõ ràng, đã theo đuổi nghề tiếp viên hàng không nghĩa là bạn phải có gương mặt xinh xắn, vóc dáng cao ráo cùng nhiều đặc điểm ưu việt khác.
Phan Nguyễn Phương Nhi - một gái xinh hiện đang làm việc cho hãng hàng không Bamboo Airways mới đây cũng đã lọt tầm ngắm của cư dân mạng. Ngắm ảnh Phương Nhi, người ta được dịp xuýt xoa lên xuống vì cô nàng này vừa xinh vừa sang, đồng thời, mọi người cũng tỏ ra khá tò mò không biết cơ duyên nào đã đưa Nhi đến với công việc tiếp viên hàng không.
Phan Nguyễn Phương Nhi đã có 2 năm gắn bó với nghề tiếp viên hàng không
Được biết, Phương Nhi sinh năm 1997, đến từ Nha Trang (Khánh Hòa). Nhi đã gắn bó với ngành hàng không được hơn 2 năm. Đối với cô nàng, quyết định chọn nghề này giống như việc hiện thực hóa giấc mơ hồi nhỏ vậy.
"Được đi bay, được tới gần hơn với bầu trời là niềm đam mê từ bé của mình. Mình đã ấp ủ ước mơ này mỗi khi được nhìn ngắm hình ảnh đẹp của các tiếp viên hàng không tren các báo đài thời bấy giờ" , Nhi chia sẻ.
Nhiều người nghĩ chỉ cần ngoại hình đẹp là có thể trở thành tiếp viên song Nhi cho hay đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ thì phải kể đến sự chuyên nghiệp, trí tuệ trong cung cấp dịch vụ, và không kém phần quan trọng là khả năng phản ứng nhanh nhay va kheo leo đe xu ly hiệu quả các tình huong phát sinh trên chuyến bay. Trước đó, để chuẩn bị cho cuộc thi tuyển, Nhi đa danh nhieu thoi gian đe đau tu vao viec hoc tieng Anh và cham sóc cho ngoai hinh. Va may man đã mim cuoi voi nguoi thực sự có đam mê và quyết tâm khi Nhi đã trúng tuyển vào công việc mình mơ ước.
Trở thành tiếp viên là ước mơ Nhi ấp ủ từ bé
2 năm gắn bó với bầu trời, thứ Nhi thu về không chỉ là thu nhập hay những chuyến đi mà còn là biết bao kỉ niệm cùng những niềm hạnh phúc. Đó có thể là cảm giác hài lòng khi thay tau bay chin chu, sach se, hanh khach ngoi đay ap trong cabin. Đó còn là việc thực hiện được những chuyến bay an toàn tuyệt đối và luôn luôn đúng giờ, đem lại niềm vui đoàn tụ cho nhiều gia đình...
"Có mot chuyen bay mình nhớ mãi đó la chuyen bay HAN - SGN, vi đieu kien thoi tiet khong đuoc on đinh nen tau bay co hoi rung lac nhe. Trong qua trinh kiem tra cabin xem hành khách đã thắt dây an toàn đầy đủ chưa, mình co nhận thấy mot nữ hanh khach lon tuoi co ve hoi lo lắng quá vi nhieu đong. Mình đa nam tay co chia sẻ, động viên, đong thoi huong dan co su dung nut goi tiếp viên khi can.
Sau khi tau bay đap, co gap mình o cua va cam on rat nhieu vi loi tran an khi nay đa giúp co bình tâm hơn. Co cũng ngỏ ý gửi tang ca to bay nhiều qua là các đặc sản của Hà Nội. Mặc dù mình đã trân trọng cảm ơn cô và nói với cô không cần bận tâm vì đó là nhiệm vụ của bọn mình, nhưng cô vẫn muốn quà đến được tay mình và tổ bay để cô vui lòng" , Nhi kể về kỉ niệm khó quên nhất mình từng có.
Một số người nghĩ rằng làm tiếp viên hàng không là chỉ cần lên đồ xinh đẹp, keo vali va đi catwalk trên sân bay, được đi du lịch nhiều nơi... Theo Nhi, đó đúng là những điểm cộng khi làm nghề này, nhưng đằng sau chúng còn là rất nhiều những hy sinh về thời gian, cuộc sống cá nhân, sức khỏe, và cả nỗ lực không ngừng trong trau dồi kiến thức và kỹ năng. Mà những điều này thì không phải ai cũng biết đến và thấu hiểu.
Thu nhập từ công việc giúp Nhi sống thoải mái, thậm chí còn phụ giúp được gia đình
Về thu nhập cũng vậy, với Nhi, mọi thứ đạt được đều là thứ cô nàng xứng đáng nhận về sau các nỗ lực đã bỏ ra. Nhi tự hào cho biết hiện tại cô nàng hoàn toàn có thể sống thoải mái bằng nghề, thậm chí phụ giúp thêm gia đình về mặt tài chính hàng tháng. Đôi lúc Nhi cũng thấy vui khi bạn bè thân thiết bày tỏ sự ngưỡng mộ và mơ ước với thành quả của mình.
Sau moi chuyen bay, Nhi có sở thích đi cafe hay shopping để giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra thì cô nàng tiếp viên này cung thích ăn hàng va tam chuyen trong cuoc song va cong viec. Khi co nhung nguoi ban đong quan điem, co the hieu đuoc minh va cong viec cua minh thi đo la su giai tỏa ap luc vô cùng quý báu.
Mỗi chuyến bay với Phương Nhi là một niềm vui
Ngoài giờ bay, cô nàng thường đi cafe và shopping cùng bạn bè
Ảnh: NVCC
Nên duyên nhờ 'thả tim dạo' trên Facebook, cặp đôi tìm được 'chân mệnh' đời mình Mỗi ngày bấm hàng trăm nút like, để lại biết bao bình luận, thế nhưng Như Ngọc - Thành Phát không hề nghĩ rằng mình sẽ tìm được nửa kia của cuộc đời trên mạng xã hội. Trước đây, Facebook chủ yếu là nơi để dân tình kết bạn, chia sẻ thông tin, thế nhưng hoá ra mạng xã hội này còn có...