Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực
Quần đảo Senkaku thuộc khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Ngày 20-9 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương (Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ), đã chủ trì cuộc điều trần với chủ đề “Tranh chấp lãnh thổ và vấn đề chủ quyền ở châu Á”.
Hãng tin Pacific News Center (Mỹ) đưa tin ông Jim Webb khẳng định Mỹ có lợi ích lâu dài và vững mạnh ở Đông Á nhưng Mỹ không có ý định tìm kiếm bá quyền và không nhằm kiềm chế nước nào trong khu vực
Ông điểm lại các tranh chấp chủ quyền gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc (TQ) và Nhật biển Đông giữa TQ, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, lãnh thổ Đài Loan quần đảo Dokdo/Takeshima giữa Hàn Quốc và Nhật, quần đảo Kuril giữa Nhật và Nga.
Ông cho rằng Mỹ không cần kiêng dè tác động để ngăn cản các bên sử dụng vũ lực hoặc đơn phương mở rộng tuyên bố chủ quyền. Ông kêu gọi chính phủ Mỹ phải dẫn dắt các bên tìm kiếm lộ trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp ở biển Đông.
Cửa hàng bách hóa JUSCO của Nhật ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) bị người biểu tình cướp bóc ngày 15-9. Ảnh: GETTY IMAGES
Ông nhắc lại trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hôm 18-9 ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt có nói TQ bảo lưu quyền hành động xa hơn trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Ông nhận định tuyên bố này chỉ có thể được hiểu là lời đe dọa sử dụng vũ lực. Ông cho rằng lời đe dọa này có thể gây hậu quả trực tiếp với Mỹ vì năm 2004, chính quyền của Tổng thống Bush đã khẳng định rõ quần đảo Senkaku thuộc phạm vi nghĩa vụ an ninh của Mỹ căn cứ theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Ông ghi nhận chính phủ Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm tháo gỡ căng thẳng có thể xảy ra vì trước đó, thị trưởng TP Tokyo đã tuyên bố chính quyền TP Tokyo sẽ mua quần đảo. Tuy nhiên, động thái của chính phủ Nhật đã bị TQ hiểu nhầm.
Ông nhận định TQ đã thực hiện vụ xâm nhập trái phép lớn nhất từ trước đến nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi đưa sáu tàu hải giám đến quần đảo vào tuần trước. Ông cho rằng các cuộc biểu tình chống Nhật mới đây ở TQ được chính phủ TQ tiếp tay.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell đã khẳng định quần đảo Senkaku thuộc khuôn khổ hiệp ước an ninh chung Mỹ-Nhật. Ông phát biểu Nhật kiểm soát quần đảo về hành chính hiệu quả, do đó quần đảo có liên quan đến khoản 5 của hiệp ước. Khoản 5 quy định các bên thừa nhận một cuộc tấn công vũ trang nhắm vào bất kỳ bên nào ở lãnh thổ Nhật sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của các bên và các bên phải hành động đối phó với nguy hiểm chung.
Ông nhận định các hành động bạo lực chống Nhật ở TQ đã làm gia tăng căng thẳng hai bên và làm Mỹ lo lắng đồng thời rõ ràng hủy hoại hòa bình và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thượng nghị sĩ Jim Webb chỉ trích TQ ngày càng biểu lộ thái độ sẵn sàng sử dụng vũ lực ở biển Đông. Ông nói một năm qua, TQ đang dấn sâu vào mưu đồ kiểm soát hành chính và kiểm soát thực tế đối với các khu vực ở biển Đông mà luật pháp quốc tế không ghi nhận thuộc quyền tài phán của TQ.Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell phát biểu Mỹ ủng hộ nỗ lực của ASEAN và TQ tiến tới thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông có hiệu quả và Mỹ khuyến khích các bên khảo sát các hình thức hợp tác mới để quản lý khai thác tài nguyên ở biển Đông. Ông đề xuất Mỹ cần củng cố tác động trong tranh chấp ở biển Đông bằng cách phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển.Theo PL
Nga có tính toán chiến lược gì khi xây dựng quân sự ở Viễn Đông?
Nga đang tích cực chủ động xây dựng quân sự ở khu vực Viễn Đông để ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai.
Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga.
Tân Hoa xã vừa có bài viết cho rằng, hiện nay, Nga mạnh mẽ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân mới nhất Yuri Dolgoruky trang bị tên lửa Brava sẽ trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương trong năm nay. Đây là một động thái mới nhất của Nga trong việc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự Viễn Đông.
Trước đó, quân Nga còn tuyên bố sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở bán đảo Kamchatka, hệ thống này cùng với 4 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral hợp tác chế tạo với Pháp sẽ triển khai một bộ phận ở khu vực Viễn Đông.
Nga, nước vắt ngang đại lục Âu-Á tuy được mệnh danh là "chim ưng hai đầu", nhưng hướng châu Âu luôn là phương hướng chiến lược chủ yếu, Viễn Đông lại là hậu phương chiến lược lớn.
Từ lâu, sự phát triển sức mạnh quân sự của Viễn Đông luôn phục vụ cho nhu cầu chiến lược của hướng châu Âu.
Đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, do bị dồn nén chiến lược của NATO và sự chi phối của vấn đề Chechnya, trong xây dựng quân đội, nguồn lực có hạn của quân Nga càng coi trọng bảo đảm cho hướng phía tây và phía nam, còn kế hoạch tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông thì phần lớn dừng lại trên giấy. Lúc này, Nga bất ngờ tăng tốc các bước xây dựng quân sự Viễn Đông là có sự tính toán chiến lược sâu sắc.
Trước hết, phục vụ cho sự phát triển của Viễn Đông, mở rộng ảnh hưởng thực tế ở khu vực. Từ lâu, trình độ phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông luôn khá lạc hậu ở Nga.
Sau khi Putin quay trở lại Điện Kremlin, đã thành lập riêng Bộ Phát triển Viễn Đông, nhằm tận dụng cơ hội phát triển của châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường sự phát triển toàn diện của khu vực Viễn Đông. Khu vực Viễn Đông có tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật biển phong phú, tiềm năng khai thác, sử dụng rất lớn.
Trong khi đó, căn cứ vào "Chiến lược An ninh Quốc gia Liên bang Nga trước năm 2020", Nga cũng mở rộng phạm vi sử dụng vũ lực tới lĩnh vực tranh giành nguồn năng lượng.
Nga tăng cường sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng có sự tính toán sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo đảm quyền kiểm soát đối với nguồn năng lượng.
Nga sẽ triển khai tàu tấn công đổ bộ Mistral mua của Pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Ngoài ra, cùng với việc Mỹ mạnh mẽ "quay trở lại châu Á", không ngừng tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là việc tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, sự tăng cường hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, đều làm tăng biến số cho tình hình chiến lược của khu vực.
Trong khi đó biển Okhotsk và quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Bốn hòn đảo phương Bắc) trên hướng Hạm đội Thái Bình Dương có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trận địa lý tưởng để Nga theo dõi hoạt động quân sự hải, không quân của Nhật-Mỹ và thu thập tin tức tình báo có liên quan.
Là một nước lớn của Âu-Á, Nga tăng cường triển khai lực lượng trên hướng này, lo trước tính sau trong xây dựng quân sự, cũng là một phương diện quan trọng để tăng cường vai trò ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hai, đặt chân bố trí lâu dài, ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai. Sự co cụm chiến lược của Mỹ dưới sự tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, về khách quan đã cải thiện hoàn cảnh chiến lược của Nga, quan hệ giữa Nga với NATO và EU cũng từng bước được cải thiện, nâng cấp, vai trò ảnh hưởng ở khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, hay SNG) tăng lên rõ rệt.
Nhưng, ý đồ chiến lược làm suy yếu Nga của Mỹ hoàn toàn không giảm đi, tâm lý đề phòng Mỹ của Nga cũng không giảm đi, nắm chắc thời cơ có lợi hiện nay, tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng là sự bố trí trước ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.
Cùng với việc thực hiện chương trình "phòng thủ tên lửa Đông Âu" và "Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu" (Prompt Global Strike, PGS), Nga đặc biệt nhấn mạnh phải tăng cường xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược có độ tin cậy, hơn nữa sẽ di chuyển nhiều căn cứ phóng tên lửa hơn tới Viễn Đông, tăng cường xây dựng khả năng cảnh báo sớm tên lửa và giám sát vũ trụ trên hướng này, điều này đã trở thành một sự lựa chọn tự nhiên
Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược, chiến dịch "Phương Đông-2010" ở khu vực Viễn Đông có quy mô lớn nhất từ khi Liên Xô tan rã đến nay, xây dựng bãi phóng hàng không vũ trụ ở hướng Đông, bắt đầu sử dụng hệ thống radar Voronezh-M mới, đều có tính toán đến việc tăng cường xây dựng sức mạnh có chiều sâu, ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.
Radar cảnh báo tên lửa Voronezh của Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 Nga
Theo GDVN
Mỹ - Nhật mở rộng hợp tác quân sự Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có chuyến thăm Mỹ để bàn về tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại các vùng biển trong khu vực. Tham mưu trưởng Nhật Iwasaki và Tổng tham mưu trưởng Mỹ Martin Dempsey tại Lầu Năm Góc. Ảnh: Kyodo...