Trung Quốc: Đầu tư IT trong ngành chế tạo dự kiến đạt gần 19 tỷ USD
Kỹ thuật hóa học, hàng tiêu dùng và ôtô đã đứng đầu danh sách về đầu tư IT trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc trong năm 2018 và sẽ tiếp tục duy trì thứ hạng này cho đến năm 2023.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Theo một báo cáo do Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) công bố ngày 20/7, đầu tư về công nghệ thông tin (IT) trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc dự kiến đạt 18,55 tỷ USD vào năm 2023.
Video đang HOT
Báo cáo trên cho hay, kỹ thuật hóa học, hàng tiêu dùng và ôtô đã đứng đầu danh sách về đầu tư IT trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc trong năm 2018 và sẽ tiếp tục duy trì thứ hạng này cho đến năm 2023.
Đầu tư vào các ứng dụng IT trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc, bao gồm các phần mềm và dịch vụ liên quan tới những ứng dụng IT, dự kiến sẽ thu hút 6,62 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2023.
Các lĩnh vực được ưu tiên này – bao gồm quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) – sẽ trở thành những tâm điểm cho hoạt động đầu tư IT trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc và dự kiến chiếm lần lượt 33,9%, 13,8% và 12,8% đầu tư IT trong toàn ngành.
Năm 2019, ưu tiên của ngành chế tạo Trung Quốc là thúc đẩy phát triển chất lượng cao. Theo chuyên gia Zhang Lanying của IDC China, chế tạo thông minh, Internet công nghiệp và mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) sẽ mang lại những cơ hội mới cho thị trường ứng dụng IT trong lĩnh vực chế tạo.
IDC, được thành lập vào năm 1964 và có trụ sở tại thành phố Framingham, bang Massachusetts (Mỹ), là một nhà cung cấp toàn cầu về thông tin nghiên cứu thị trường, dịch vụ tư vấn và các sự kiện trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và thị trường công nghệ tiêu dùng./.
Theo Việt Nam Plus
Doanh số smartphone giảm mạnh nhất năm 2019
Báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường Gartner ghi nhận trong năm 2019, doanh số smartphone toàn cầu sẽ giảm 68 triệu máy, tương đương 3,8% khi so với năm 2018.
Tuổi đời của các smartphone cao cấp sẽ ngày một tăng lên - Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, Gartner tiếp tục đưa ra một bức tranh dài hạn về những kỳ vọng của họ đối với thị trường điện thoại cho đến năm 2021. Cụ thể, công ty dự đoán doanh số smartphone sẽ giảm mạnh trong năm nay, sau đó phục hồi vào năm 2020 và gần như không thay đổi (mặc dù giảm nhẹ) vào năm 2021.
Ranjit Atwal, giám đốc nghiên cứu của Gartner cho biết: "Thị trường điện thoại di động hiện tại đạt doanh số 1,7 tỉ chiếc, thấp hơn khoảng 10% so với 1,9 tỉ chiếc đạt được trong năm 2015. Nếu điện thoại di động không cung cấp tiện ích, hiệu quả hoặc trải nghiệm mới đáng kể, người dùng sẽ không nâng cấp chúng và dẫn đến tuổi đời của các thiết bị tăng lên".
Về cơ bản, Gartner cho biết doanh số smartphone sẽ giảm 2,5% trong năm 2019, mức tệ nhất cho danh mục kể từ khi thành lập. Công ty cũng dự báo rằng mọi người sẽ bám vào điện thoại cao cấp của họ lâu hơn, dẫn đến tuổi đời trung bình của điện thoại cao cấp sẽ tăng từ 2,6 năm lên gần 2,9 năm đến 2023.
Dĩ nhiên, tất cả các báo cáo dài hạn như vậy vẫn chưa thể đảm bảo về độ chính xác, đặc biệt với một thị trường cực kỳ năng động. Trong quá khứ, bản thân nhiều hãng nghiên cứu cũng đã đưa ra dự đoán sai so với thực tế, đơn cử như IDC từng dự đoán rằng Windows Phone sẽ chiếm 20% thị phần vào năm 2020, nhưng đó là con số hoàn toàn sai lầm.
Theo Thanh Niên
Trái với các báo cáo, quan tâm của người tiêu dùng đối với công nghệ nhà thông minh đang tăng vọt Sự quan tâm đến công nghệ nhà thông minh không hề suy giảm như một số báo cáo nghiên cứu thị trường. Ngược lại, theo Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng Mỹ (CTA), năm 2019 đang hướng tới một năm kỷ lục về doanh số bán hàng công nghệ tiêu dùng của Hoa Kỳ. Theo Digital Trends, CTA lần đầu tiên dự kiến...