Trung Quốc đấu phương Tây trên đất châu Phi
Một loạt nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có ông Dương Khiết Trì, đã đến thăm châu Phi trong thời gian gần đây, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với ’sự quyến rũ’ của phương Tây ở lục địa đen.
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa (phải) tiếp ông Dương Khiết Trì ở Harare ngày 3-7-2022 – Ảnh: XINHUA
Bà Hứa Kính Hồ – đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề châu Phi – đang có chuyến công du 8 quốc gia, theo báo South China Morning Post.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye hôm 13-7, bà Hứa cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với quốc gia Đông Phi này trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, y tế và cơ sở hạ tầng.
Tổng thống Ndayishimiye chia sẻ Trung Quốc đã “sát cánh cùng chúng tôi trong nhiều năm, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn”. Bà Hứa cho biết Bắc Kinh sẽ luôn hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội của Burundi.
Video đang HOT
Trung Quốc đã cử các nhà khoa học nông nghiệp đến Burundi để giúp cải thiện sản xuất lương thực và trao học bổng cho sinh viên Burundi.
Trong chuyến công du 8 quốc gia châu Phi, bà Hứa cũng sẽ đến thăm Rwanda, Cộng hòa dân chủ Congo, Namibia, Madagascar, Mauritius và Seychelles.
Chuyến thăm “lục địa đen” của bà Hứa diễn ra vài ngày sau khi nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm Zimbabwe và Mozambique. Ông Dương Khiết Trì hiện là ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào tháng 6 vừa qua, ông Ngô Bằng – vụ trưởng Vụ Châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc – đã đến thăm Nam Phi, Malawi, Zambia, Tanzania, Senegal, Burkina Faso và Togo.
Cũng trong tháng 6, đặc phái viên của Trung Quốc tại khu vực Sừng châu Phi, ông Tiết Băng, đã đến thủ đô Addis Ababa của Ethiopia để tham dự Hội nghị hòa bình Sừng châu Phi đầu tiên do Trung Quốc tài trợ.
Ông Tim Zajontz – một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính trị quốc tế và so sánh thuộc Đại học Stellenbosch (Nam Phi) – cho biết việc bà Hứa dừng chân tại thủ đô Kinshasa có thể được coi là một dấu hiệu thiện chí, nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa các công ty khai thác mỏ Trung Quốc và chính phủ Cộng hòa dân chủ Congo.
Dù các nước châu Phi như Mauritius, Seychelles và Madagascar chỉ đóng vai trò nhỏ đối với Trung Quốc về mặt kinh tế, song các quốc gia này có tầm quan trọng đối với nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố sự hiện diện của họ trên Ấn Độ Dương.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng “không bỏ qua” Malawi, Burkina Faso, Togo và Burundi, dù các quốc gia này hầu như không có vai trò gì trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Chuyên gia Zajontz cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc và phương Tây đang tham gia một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành ảnh hưởng chính trị ở các thủ đô của châu Phi.
Ngoài ra, theo ông Zajontz, cũng đang tồn tại một cuộc cạnh tranh khốc liệt khác giữa Trung Quốc và phương Tây trong việc giành thị trường và khoáng sản chiến lược ở châu Phi.
Trung Quốc tuyên bố đóng băng dự trữ ngoại hối là vi phạm chủ quyền quốc gia
Đặc phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã lên tiếng phản đối các vụ tịch thu hoặc đóng băng tài sản của nước khác một cách tùy tiện.
Trung Quốc đã kêu gọi các quốc gia phương Tây không đóng băng dự trữ ngoại hối của các quốc gia khác vì cho rằng biện pháp này sẽ làm suy yếu sự ổn định kinh tế thế giới.
Kênh truyền hình RT đưa tin Đặc phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc Zhang Jun đã đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 19/4. Lời kêu gọi này xuất hiện trong bối cảnh gần một nửa các kho dự trữ ngoại hối của Nga trị giá 300 tỷ USD đã bị các nước phương Tây đóng băng hơn 1 tháng qua, như một phần biện pháp trừng phạt chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Ông Zhang nói: "Tùy tiện đóng băng dự trữ ngoại hối của các quốc gia khác cũng là hành vi vi phạm chủ quyền và tương đương với việc vũ khí hóa sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế". Theo ông, hành động này làm suy yếu nền tảng ổn định kinh tế thế giới, và mang lại những bất ổn và rủi ro mới cho các mối quan hệ quốc tế. Ông khẳng định chính sách trên nên được xóa bỏ càng sớm càng tốt.
Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi phương Tây ngừng gửi vũ khí cho Ukraine, đồng thời cảnh báo động thái này sẽ chỉ làm leo thang tình hình xung đột hiện nay và tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này.
Hồi đầu tháng 3, ông Zhang Jun đã chỉ trích việc Washington đóng băng số tài sản trị giá 9 tỷ USD thuộc về Ngân hàng Trung ương Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát vào tháng 8 năm ngoái. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh chuyển một nửa số tài sản bị tịch thu trên để bồi thường cho các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9, làm bùng phát các cuộc biểu tình phản đối ở khắp Afghanistan.
Phương Tây bộc lộ những 'bất cập' sau cuộc xung đột Nga - Ukraine Các nước phương Tây đã đặt cược vào sự suy yếu của Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cho đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra. Các binh sĩ Đức tham gia một sứ mệnh của NATO. Ảnh: DPA Đó là nhận định của ông Marco Carnelos, cựu nhà ngoại giao Italy từng công tác tại Somalia, Australia và Liên...