Trung Quốc đau đầu vì những người trẻ không chịu kết hôn

Theo dõi VGT trên

Hai năm trước, Joanne Su vẫn còn lo lắng khi bước sang tuổ.i 30 và bố mẹ liên tục giục lấy chồng.

Cô làm việc trong một công ty thương mạiQuảng Châu, phía nam Trung Quốc. Thu nhập khá, cô thường dành cuối tuần đi chơi cùng bạn bè. Với Su và bố mẹ, chỉ có một vấn đề cần giải quyết, đó là chuyện cô chưa lấy chồng.

“Khi đó, tôi cảm thấy 30 tuổ.i là ngưỡng quan trọng. Khi càng tới gần ngưỡng này, tôi càng phải chịu áp lực tìm kiếm người phù hợp để kết hôn, áp lực ấy đến từ bố mẹ và cả bản thân tôi”, Su nói.

Giờ cô 31 tuổ.i, vẫn độc thân, nhưng không còn lo lắng nữa. “Có ích gì khi chung sống với người ta không thích để rồi vài năm sau lại ly dị? Chỉ lãng phí thời gian thôi”, Su bày tỏ.

Trung Quốc đau đầu vì những người trẻ không chịu kết hôn - Hình 1

Cô dâu chú rể trong đám cưới tập thể tổ chức ở Tháp Yellow Crane tại Vũ Hán, hôm 20/10/2020. Ảnh: VCG

Cô là một trong số ngày càng nhiều người thuộc thế hệ thiên niên kỷ Trung Quốc đang trì hoãn hoặc từ chối kết hôn . Trong 6 năm, số lượng người Trung Quốc kết hôn lần đầu tiên đã giảm 41%, từ 23,8 triệu người năm 2013 xuống còn 13,9 triệu người năm 2019, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Theo giới chức và các nhà xã hội học Trung Quốc, xu hướng này một phần do chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài nhiều thập kỷ, đồng nghĩa với việc số lượng thanh niên Trung Quốc ít đi. Nhưng đây cũng là kết quả của việc thay đổi thái độ với hôn nhân, đặc biệt ở phụ nữ, khi ngày càng nhiều người cảm thấy chán ngán trước xã hội bất bình đẳng giới.

Một số người thậm chí còn lên mạng xã hội chế nhạo phụ nữ kết hôn là “con lừa lấy chồng”, thuật ngữ xúc phạm dùng để mô tả người phụ nữ tuân theo quan niệm gia trưởng trong hôn nhân, theo Xiao Meili, một trong những nhà hoạt động bảo vệ nữ quyền hàng đầu Trung Quốc.

“Kiểu côn.g kíc.h cá nhân này hiển nhiên là sai lầm, nhưng nó cũng thể hiện thái độ sợ hãi với hôn nhân của nhiều người. Họ muốn phụ nữ coi hôn nhân là một định chế bất công với cả cá nhân và phụ nữ nói chung, để quay lưng lại với nó”, Xiao, người từng đi bộ 2.000 km kêu gọi cải cách luật lạm dụng tìn.h dụ.c tr.ẻ e.m, nói.

Làm thế nào để thanh niên sinh con là trọng tâm trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng dân số có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới ổn định kinh tế xã hội của Trung Quốc.

“Hôn nhân và sinh đẻ có mối tương quan chặt chẽ. Tỷ lệ kết hôn giảm sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh, từ đó ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và xã hội”, Yang Zongtao, một quan chức Bộ Nội vụ, nói trong cuộc họp báo năm ngoái.

“Vấn đề này cần được đặt lên hàng đầu”, ông nói, cho biết thêm bộ sẽ “cải thiện các chính sách xã hội liên quan và tăng cường nỗ lực tuyên truyền để hướng dẫn người dân hướng tới các giá trị tích cực về tình yêu, hôn nhân và gia đình”.

Năm 2019, tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc suy giảm năm thứ 6 liên tục xuống còn 6,6 trên 1.000 người, giảm 33% so với năm 2013 và là mức thấp nhất trong vòng 14 năm, theo số liệu của Bộ Dân sự.

Giới chức Trung Quốc cho rằng tỷ lệ kết hôn giảm do số người trong độ tuổ.i kết hôn giảm, hậu quả của chính sách một con đưa ra năm 1979. Nhưng các nhà nhân khẩu học đã nhiều năm liền cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dân số. Năm 2014, dân số trong độ tuổ.i lao động của Trung Quốc lần đầu suy giảm sau hơn 30 năm, buộc các nhà lãnh đạo phải hành động.

Năm tiếp theo, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chấm dứt chính sách một con, cho phép mỗi gia đình sinh hai con. Chính sách mới có hiệu lực từ 1/1/2016, nhưng tỷ lệ kết hôn và sinh con vẫn không ngừng giảm. Từ năm 2016 tới 2019, tỷ lệ sinh giảm từ 13/1.000 người xuống 10/1.000 người.

Tỷ lệ kết hôn giảm không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở toàn cầu, đặc biệt là các nước phương Tây giàu có. Wei-Jun Jean Yeung, nhà xã hội học tại Đại học Quốc gia Singapore nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân và gia đình trong xã hội châu Á, cho biết so với những xã hội Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc khu Hong Kong và đảo Đài Loan, Trung Quốc vẫn có tỷ lệ kết hôn cao nhất.

Nhưng không quốc gia, vùng lãnh thổ nào cố gắng điều chỉnh chính sách dân số như cách Trung Quốc đã làm khi ban hành chính sách một con. Chính sách này đã ảnh hưởng tới hôn nhân theo nhiều mặt, Yeung nói.

Video đang HOT

Truyền thống trọng nam khinh nữ trong các gia đình Trung Quốc dẫn tới chênh lệch giới tính, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Trung Quốc hiện thừa 30 triệu đàn ông, những người sẽ gặp khó khăn trong tìm kiếm bạn đời.

Thay đổi nhân khẩu học chưa đủ để giải thích nguyên nhân tỷ lệ kết hôn suy giảm nghiêm trọng ở Trung Quốc. Một nguyên nhân nữa là phụ nữ Trung Quốc được tiếp cận giáo dục tốt hơn và độc lập kinh tế hơn.

Trong những năm 1990, chính phủ Trung Quốc triển khai chương trình phổ cập giáo dục 9 năm, đưa tr.ẻ e.m gái ở các vùng nghèo đói tới trường. Năm 1999, chính phủ mở rộng giáo dục đại học, thúc đẩy tuyển sinh đại học. Tới năm 2016, phụ nữ chiếm 52,5% lượng sinh viên đại học và 50,6% sau đại học.

“Trình độ học vấn được nâng cao, phụ nữ độc lập về kinh tế, nên hôn nhân không còn là nhu cầu thiết yếu như trước”, Yeung nói. “Phụ nữ bây giờ muốn theo đuổi phát triển bản thân và sự nghiệp trước khi lấy chồng. Hôn nhân ở Trung Quốc không đơn giản là việc giữa hai người, mà còn là mối quan hệ với nhà chồng, chăm sóc con cái, rất nhiều trách nhiệm đi kèm”.

Trong khi đó, tình trạng phân biệt đối xử về việc làm với phụ nữ vẫn phổ biến, khiến họ khó có thể vừa có sự nghiệp, vừa sinh con.

“Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ nghĩ rằng: Tại sao mình lại phải lấy chồng? Có gì đáng trông đợi ở việc kết hôn?” Li Xuan, phó giáo sư ngành tâm lý học đại học New York tại Thượng Hải, người nghiên cứu các vấn đề gia đình, nói. “Bất bình đẳng giới đang thực sự khiến phụ nữ trẻ ở Trung Quốc do dự khi tiến tới hôn nhân”.

Ngoài ra, áp lực công việc cùng những giờ làm việc dài mệt mỏi cũng khiến thanh niên không có thời gian và năng lượng để xây dựng mối quan hệ và duy trì cuộc sống gia đình, Li nói.

Thống kê cho thấy cả hai giới đều trì hoãn kết hôn. Từ năm 1990 tới 2016, độ tuổ.i kết hôn trung bình lần đầu tăng từ 22 lên 25 với phụ nữ và từ 24 lên 27 với đàn ông Trung Quốc. Con số này ở các thành phố lớn thậm chí còn cao hơn. Tại Thượng Hải năm 2015, độ tuổ.i kết hôn trung bình là 30 với nam và 28 với nữ.

Với Su, cô thường xuyên nghe bạn bè phàn nàn về gánh nặng trong cuộc sống hôn nhân.

“Ngày nay, khả năng kinh tế của phụ nữ đã cải thiện, vì vậy họ đủ điều kiện sống một mình. Nếu tìm một người đàn ông để kết hôn và lập gia đình thì sẽ có thêm nhiều gánh nặng, chất lượng cuộc sống cũng giảm theo”, cô nói.

Vị thế kinh tế và xã hội của phụ nữ ngày càng cao cũng khiến việc tìm bạn đời thích hợp càng khó khăn hơn cho cả hai nhóm là phụ nữ có học thức và thu nhập cao, cùng nam giới có học vấn và thu nhập thấp.

“Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ Trung Quốc muốn ‘gả cao’, nghĩa là kết hôn với người có học vấn và thu nhập cao hơn mình, còn đàn ông Trung Quốc thì muốn ‘lấy thấp’”, Yeung nói.

Quan niệm này vẫn tồn tại phổ biến, bất chấp trình độ học vấn và thu nhập của phụ nữ ngày càng tăng.

Các giá trị tình yêu và hôn nhân cũng thay đổi sau một chặng đường dài từ khi Trung Quốc mới thành lập tới nay.

Trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, Trung Quốc khuyến khích người dân sinh càng nhiều càng tốt, vì đất nước cần lực lượng lao động xây dựng kinh tế. Hôn nhân khi đó đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước.

Năm 1950, Trung Quốc thông qua Luật Hôn nhân mới, cấm hôn nhân theo sắp đặt và cấm lấy vợ bé, cho phép phụ nữ l.y hô.n. Nhưng trên thực tế, hôn nhân sắp đặt vẫn rất phổ biến, còn tự do kết hôn và l.y hô.n không có nghĩa là tự do yêu đương.

“Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tình yêu trai gái thường bị coi là thứ đại diện cho chủ nghĩa tư bản, là thứ cần đấu tranh chống lại”, Pan Wang, chuyên gia về hôn nhân Trung Quốc tại Đại học New South Wales, nói.

Từ đó tới nay, xã hội Trung Quốc đã thay đổi nhiều giá trị và quan niệm. Thế hệ thiên niên kỷ ở Trung Quốc lớn lên, được hưởng nhiều quyền tự do hơn ông bà và cha mẹ sau khi Trung Quốc cải cách mở cửa, nên không còn coi hôn nhân là nghĩa vụ mà là lựa chọn cá nhân.

Trung Quốc đau đầu vì những người trẻ không chịu kết hôn - Hình 2

Khẩu hiệu tuyên truyền “Đẻ ít con để nuôi dạy cho tốt, để có cuộc sống hạnh phúc hơn” năm 2007 tại thị xã Song Vượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Cái nhìn của xã hội với việc sống thử và quan hệ tìn.h dụ.c trước hôn cũng cởi mở hơn, cũng như sự phổ biến của các biện pháp tránh thai và nạo phá thai, đã tạo điều kiện cho thanh niên có nhiều mối quan hệ lãng mạn bên ngoài hôn nhân hợp pháp. Họ coi hôn nhân là biểu hiện kết nối tình cảm, không chỉ là công cụ sinh sản.

Star Tong, 32 tuổ.i, từng tin rằng lãng mạn, hôn nhân và sinh con là những điều sẽ đến với một cô gái bước qua tuổ.i 20. Lo lắng vì còn độc thân, cô từng tham gia 10 buổi xem mặt, đa số do cha mẹ sắp đặt, sau khi ngoài 25 tuổ.i.

Nhưng chẳng buổi nào thành công. Tong kiên trì muốn tìm một đối tác cùng chung sở thích và quan điểm sống, từ chối chọn đại một người chỉ để kết hôn.

“Giờ thì tôi nhận ra lấy chồng không phải lựa chọn duy nhất”, cô nói. “Hoàn toàn ổn nếu ở một mình. Tôi hoàn toàn hạnh phúc, có nhiều bạn bè, tập trung vào phát triển sự nghiệp, chăm sóc bản thân và bố mẹ”.

Tong cho hay cô cảm thấy được động viên khi nhìn thấy xã hội đã thay đổi cái nhìn với phụ nữ độc thân. Năm 2007, Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc từng dùng từ “gái ế” để mô tả về những người phụ nữ trên 27 tuổ.i chưa lập gia đình. Cuối năm đó, Bộ Giáo dục thậm chí còn thêm thuật ngữ này vào từ điển từ vựng, tiếp tục phổ biến nó.

Kể từ đó, thuật ngữ này thường xuyên gây tranh cãi và dẫn đầu các cuộc thảo luận trực tuyến, đa phần có nội dung chỉ trích phụ nữ học vấn cao quá “kén chọn”. Trong những năm gần đây, nhiều học giả và nhà bảo vệ nữ quyền bắt đầu chỉ trích thuật ngữ ngày. Năm 2017, báo của Liên đoàn Phụ nữ cho biết sẽ không sử dụng thuật ngữ mang tính chất phân biệt đối xử này nữa.

Trong những dịp đoàn tụ gia đình, Tong thường bị họ hàng khuyên nhủ chớ “kén chọn” khi tìm bạn đời.

“Tôi từng nghĩ từ này mang tính chất xúc phạm”, cô nói. “Nhưng bây giờ, tôi nghĩ đó là việc mình được quyền chọn những gì mình muốn. Chẳng có gì sai cả”.

Tài chính cũng là một yếu tố khiến giới trẻ Trung Quốc ngại kết hôn. Đối với nhiều gia đình, mua nhà là điều kiện tiên quyết để kết hôn. Nhưng nhiều đôi vợ chồng trẻ đơn giản là không đủ tiề.n mua nhà, thứ cực kỳ đắt đỏ ở Trung Quốc, và không phải cha mẹ nào cũng đủ tiề.n tiết kiệm để giúp đỡ các con.

Không phải ai cũng cần mua nhà, nhưng hệ thống phúc lợi xã hội ở Trung Quốc được xây dựng dựa theo cách mà quyền sở hữu nhà trở thành việc tối quan trọng với những người muốn kết hôn và cho con cái một tương lai tốt đẹp hơn, theo nhà tâm lý học Li Xuan.

Sở hữu một ngôi nhà gần trường học tốt sẽ giúp con cái tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao. Những đôi vợ chồng giàu có thường sẵn sàng trả giá cao cho loại bất động sản đáng thèm muốn này.

Joanna Wang là một sinh viên 24 tuổ.i, người Thành Đô, phía nam Trung Quốc. Cô và bạn trai yêu nhau được ba năm. Họ định sống cùng nhau ở Thượng Hải khi cô tốt nghiệp thạc sĩ ở Hong Kong, nhưng chưa lên kế hoạch kết hôn.

“Mọi thứ khi kết hôn đều tốn kém, mà tôi không thể kiế.m tiề.n nhanh để chi trả những khoản này”, cô nói.

Áp lực tài chính không chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Ở nông thôn, gia đình nhà trai phải trao “sính lễ” cho nhà gái, thường dưới dạng một khoản tiề.n lớn hoặc một căn nhà. Tục lệ này tồn tại ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ, nhưng “sính lễ” tăng vọt trong những năm gần đây do tình trạng mất cân bằng giới ngày càng nghiêm trọng, cụ thể là tình trạng thừa nam giới ở nông thôn do chính sách một con và đô thị hóa.

Trước cuộc khủng hoảng dân số, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách và chiến dịch tuyên truyền, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con. Truyền thông nhà nước liên tục tuyên truyền rằng sinh con “không phải là chuyện của gia đình, mà còn là chuyện quốc gia”. Ở các thành phố và nông thôn, khẩu hiệu tuyên truyền sinh con thứ hai xuất hiện khắp nơi, thay thế khẩu hiệu cũ đ.e dọ.a trừng phạt nghiêm khắc nếu vi phạm chính sách một con.

Sau khi đưa ra chính sách khuyến sinh hai con, chính quyền các tỉnh đã kéo dài thời gian nghỉ sinh trên 98 ngày theo tiêu chuẩn quốc gia, lên mức nhiều nhất là 190 ngày. Một số thành phố cũng bắt đầu trợ cấp tiề.n mặt cho các cặp vợ chồng sinh con thứ hai.

Năm 2019, một số đại biểu của Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp của Trung Quốc, đề xuất hạ độ tuổ.i kết hôn tối thiểu xuống 18 cho cả hai giới. Luật hiện hành quy định nam từ đủ 22 tuổ.i và nữ từ đủ 20 tuổ.i mới được kết hôn. Nhưng đề xuất này đã bị chỉ trích trên mạng, với nhiều ý kiến cho rằng chính áp lực xã hội và tài chính mới khiến giới trẻ không muốn kết hôn, chứ không phải độ tuổ.i.

Trong khi đó, đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã nhận niệm vụ mai mối, tổ chức các sự kiện hẹn hò giúp người độc thân tìm bạn đời. Các nhà chức trách không chỉ khuyến khích kết hôn, mà còn cố gắng giữ cho những cặp vợ chồng duy trì hôn nhân.

Năm ngoái, cơ quan lập pháp Trung Quốc đưa ra thời gian “hòa giải” với những người nộp đơn l.y hô.n. Luật mới có hiệu lực từ năm nay đã gây tranh cãi, khi nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cho rằng nó sẽ khiến việc họ rời xa một cuộc hôn nhân đổ vỡ khó khăn hơn, nhất là những nạ.n nhâ.n bị chồng bạ.o hàn.h.

Cho tới nay, không chính sách nào giúp đảo ngược tỷ lệ kết hôn sụt giảm. Theo các chuyên gia, vấn đề là không có chính sách nào giải quyết được tình trạng bất bình đẳng giới kéo dài như vai trò giới truyền thống của phụ nữ trong hôn nhân hay phân biệt đối xử trên thị trường việc làm.

Li cho hay đã quan sát thấy sự hồi sinh của ngày càng nhiều vai trò giới truyền thống trong chính sách tuyên truyền của chính phủ trong những năm gần đây.

“Nó liên quan tới nhiều kế hoạch của chính phủ, cũng như cách chính phủ coi phụ nữ và phụ nữ trẻ là nguồn lực xã hội”, cô nói.

“Ngày nay, nhu cầu nuôi dạy con cái và chăm sóc người già ngày càng tăng. Với chế độ phúc lợi hiện nay, chúng ta ngày càng cần nhiều người gánh vác việc chăm sóc tr.ẻ e.m và người già, mà phụ nữ được ‘mặc định’ cho công việc này. Tôi nghĩ đó là một phần lý do khiến họ quay lưng với việc lập gia đình”, Li nói.

Còn Xiao, nhà hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ, cho rằng sự phân biệt đối xử với phụ nữ tại công sở cũng ngày càng tệ hơn từ khi nới lỏng chính sách một con, bởi các nhà tuyển dụng lo ngại ngày càng nhiều phụ n.ữ sin.h con thứ hai và nghỉ thai sản.

Khi những vấn đề trên chưa được giải quyết, áp lực kết hôn, sinh con mà chính phủ đặt lên phụ nữ trẻ càng khiến họ xa lánh hôn nhân.

“Chính phủ cần thay đổi lối tư duy và phương pháp khuyến khích phụ n.ữ sin.h con theo khía cạnh bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Họ không thể coi tử cung phụ nữ là cái vòi nước, thích mở thì mở, thích khóa thì khóa”, Xiao nói.

Pháp trục xuất gia đình Hồi giáo cạo đầu con gái

Pháp đã trục xuất một gia đình Hồi giáo đến từ Bosnia và Herzegovina vì đán.h đậ.p, cạo đầu cô con gái muốn kết hôn với người Cơ đốc giáo.

Bộ Nội vụ Pháp cho biết 5 thành viên gia đình cô gái ở thành phố Besancon, phía đông nước Pháp, đã bị trục xuất về Sarajevo, thủ đô của Bosnia và Herzegovina, vào sáng nay.

"Việc trục xuất khỏi lãnh thổ quốc gia là hậu quả của hành vi không thể chấp nhận được của một số thành viên gia đình hồi tháng 8, đặc biệt là việc đán.h đậ.p và cạo đầu một cô gái v.ị thàn.h niê.n đang yêu một thanh niên người Serbia theo tôn giáo khác", Bộ Nội vụ cho biết trong một thông báo.

Thông báo nói thêm rằng cô gái 17 tuổ.i sẽ được các dịch vụ xã hội chăm sóc và sẽ được cấp quyền cư trú tại Pháp khi đến tuổ.i trưởng thành.

Pháp trục xuất gia đình Hồi giáo cạo đầu con gái - Hình 1

Những phụ nữ Hồi giáo với trang phục đặc trưng ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP.

Truyền thông Pháp trước đó đưa tin cô gái này bị gia đình đán.h đậ.p, cạo sạch đầu vì muốn kết hôn với một thanh niên 20 tuổ.i người Serbia theo đạo Cơ đốc. Các lực lượng Bosnia và Serbia từng xảy ra giao tranh những năm 1990, khiến hàng nghìn dân thường thiệ.t mạn.g.

Việc trục xuất diễn ra trong bối cảnh Pháp siết chặt các chính sách đối với người Hồi giáo sau khi giáo viên lịch sử Samuel Paty bị một thanh niên nghi là phần tử Hồi giáo cực đoan chặ.t đầ.u vì cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.

Cảnh sát Pháp đã tiến hành một loạt cuộc truy quét, nhằm vào các mạng lưới Hồi giáo chủ yếu ở khu vực Paris và đóng cửa một nhà thờ Hồi giáo ở ngoại ô Paris trong 6 tháng. Pháp cũng đã trục xuất 231 người trong danh sách theo dõi những phần tử Hồi giáo cực đoan.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Liban khẳng định ngoại giao là giải pháp duy nhất
15:26:21 30/09/2024
Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc
14:26:00 30/09/2024
Nổ trạm xăng tại CH Dagestan làm 12 người thiệ.t mạn.g
06:07:42 29/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Vụ sạt lở trên quốc lộ ở Hà Giang: Tìm thấy th.i th.ể người đàn ông mất tích khi đang livestream
15:45:36 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Bà Phương Hằng rao bán kim cương 1000 tỷ, nói lý do không bao giờ livestream
15:32:12 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hằng Du Mục tổ chức sinh nhật hoành tráng cho con trai, quẩy tung cùng 4 quý tử
16:56:35 30/09/2024
Jenny Huỳnh tung ảnh hẹn hò con gái Quyền Linh, Hoa khôi nhí Bảo Ngọc sẽ ra sao?
16:05:52 30/09/2024

Tin mới nhất

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần

21:09:33 30/09/2024
Tại sự kiện này, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã có bài phát biểu kêu gọi cử tri ủng hộ Phó Tổng thống Harris trong cuộc bầu cử sắp tới. Sự kiện cũng có sự tham gia của của nữ ca sĩ Andra Day.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Dinh thự của Đại sứ UAE tại Sudan bị máy bay quân sự tấ.n côn.g

19:56:25 30/09/2024
Trước đó, quân đội Sudan đã nhiều lần cáo buộc UAE cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trong cuộc xung đột kéo dài 17 tháng tại Sudan. Trong khi đó, UAE phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Sudan.

Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số

19:40:07 30/09/2024
Để đối phó với những thách thức của xã hội già hóa, ông Đỗ Bằng cho biết tại các thời điểm quan trọng, Trung Quốc đã ban hành nhiều quyết định và chính sách nhằm tăng cường công tác ứng phó với quá trình lão hóa.

Sơ tán do cháy nhà máy hóa chất tại Mỹ

19:38:05 30/09/2024
Chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu người dân sống gần khu vực nhà máy không ra khỏi nhà, đóng kín cửa sổ và tắt điều hòa nhiệt độ để đảm bảo an toàn. Nhiều tuyến đường đã bị phỏng tỏa.

Giới đầu tư trong 'cơn thăng hoa' với thị trường chứng khoán Trung Quốc

15:01:24 30/09/2024
Nhìn chung, nhiều người cho rằng đây không phải lúc để hỏi liệu đó là một đợt phục hồi về cấu trúc hay kỹ thuật. Đối với những người đã phải chịu nhiều năm thua lỗ với chứng khoán Trung Quốc, đây đơn giản là thời điểm để họ theo đuổi...

Có thể bạn quan tâm

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Sốc: Nữ VĐV xinh đẹp đột ngột qua đời ngay trước ngày tốt nghiệp

Sao thể thao

21:14:34 30/09/2024
Theo Daily Mail, nữ VĐV điền kinh xinh đẹp Shelby Daniele đã đột ngột qua đời vào hôm 24/9 vừa qua ở tuổ.i 23, chỉ vài tháng trước khi cô chính thức nhận bằng tốt nghiệp đại học. Nguyên nhân qua đời của cô không được tiết lộ.

Hoa hậu Thùy Tiên b.ị ch.ê

Sao việt

21:06:58 30/09/2024
Mới đây, trên fanpage Sao Nhập Ngũ đăng lại bình luận của khán giả về bức ảnh Thùy Tiên đầu bù tóc rối, mồ hôi nhễ nhại sau khi thực hiện thử thách ngoài trời.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi

Tv show

20:46:10 30/09/2024
Tới tận bây giờ tôi đã 74 tuổ.i nhưng vẫn có người muốn quen tôi. Nhưng tôi từ chối hết vì giờ thì đã trễ rồi - Băng Châu chia sẻ.

Hoa sữa về trong gió tập 23: Linh bị đồng nghiệp chơi xấu

Phim việt

20:04:13 30/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 23, khi bị phát hiện dùng thủ đoạn để lấy hồ sơ khách VIP của Linh, Hoàn quyết trả thù bằng mưu hèn kế bẩn

Ba nhân vật không xuất phát từ các tựa game kinh dị nhưng lại gây "ám ảnh" nhất đối với người chơi

Mọt game

19:03:42 30/09/2024
Thiết kế nhân vật có thể tạo nên một trò chơi thú vị, hoặc phá vỡ chúng vì đơn giản, các nhân vật luôn là yếu tố chính làm nên thành công của bất kỳ trò chơi nào. Điều này đặc biệt đúng với các trò chơi kinh dị

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

Tin nổi bật

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

Ẩm thực

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.