Trung Quốc đánh bại Ấn Độ trong tranh chấp “tàu sân bay trên cạn”?
Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly ngày 14 cho biết, Ukraina đã sẵn sàng cho không quân Trung Quốc thuê căn cứ huấn luyện và đào tạo hàng không mẫu hạm quốc gia Nitka.
Được biết, căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm Nitka, nằm gần thành phố Crimean của Ukraine được xây dựng từ thời Liên bang Xô Viết, phục vụ cho công tác đào tạo phi công tiêm kích hạm Su-33 trên tàu sân bay của hải quân Liên Xô. Sau khi lá cờ đầu của phe xã hội chủ nghĩa tan rã, Ukraina chính thức tiếp quản Nitka.
Hải quân Ukraina không có tàu sân bay, do đó, cơ sở huấn luyện này chủ yếu sử dụng để cho thuê. Vào thời điểm đó, nước Nga không có cơ sở huấn luyện phi công tiêm kích hạm cho tàu sân bay duy nhất là Kuznetsov nên họ đã tiếp tục thuê lại căn cứ này. Hãng thông tấn Nga Itar-Tass cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã phải trả khoảng 700.000 USD cho việc thuê Căn cứ Nitka của Ukraine trong năm 2012.
Tiêm kích hạm J-15 Trung Quốc cất cánh trên Liêu Ninh
Tuy nhiên, những bất cập trong công tác huấn luyện phi công tại một nước khác cùng với mức phí ngày càng cao đã khiến Nga đi đến quyết định chấm dứt đào tạo phi công tại đây. Sau khi Nga từ chối gia hạn hợp đồng với mức giá cao hơn, Ukraina đã tiến hành tìm kiếm khách thuê mới, còn Nga cũng đã triển khai xây dựng một trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm ở Eysk thuộc khu vực biển Azov.
Các quan chức Ukraina tiết lộ, hiện Ukraina đang xúc tiến đàm phán các điều khoản cho phía Trung Quốc thuê lại, nếu không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, thì Ukraine có thể sẽ cho hải quân Ấn Độ thuê.
Video đang HOT
Tiêm kích hạm MiG-29K Ấn Độ cất cánh trên tàu sân bay Ins Vikramaditya
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng tiêm kích hạm MiG-29K Ấn Độ hiện đang sử dụng có nhiều nét khác biệt so với Su-33, nếu Ấn Độ thuê căn cứ này thì Ukraina sẽ phải điều chỉnh lại một số thiết bị phần cứng và trình tự huấn luyện. Thế nhưng, rất ít người nghĩ rằng họ sẽ sửa đổi lại các trang, thiết bị của trung tâm để đáp ứng yêu cầu của một vị khách chưa chắc đã đến lần thứ 2.
Các chuyên gia cũng cho biết, trên thực tế, Ấn Độ cũng không mấy quan tâm đến trung tâm đào tạo này, bởi vì trong hợp đồng Nga bán tàu sân bay tân trang lại cho Hải quân Ấn Độ, đã có thỏa thuận đào tạo phi công trị giá khoảng 60.000.000 USD, hơn nữa Ấn Độ cũng đang xúc tiến xây dựng căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm trên mặt đất của riêng mình.
Mô hình đường băng tàu sân bay kiểu cầu bật trên mặt đất
Đối với Trung Quốc, Hải quân nước này hiện đang sử dụng tiêm kích hạm J-15, là phiên bản “nhái” từ chiếc Su-33 duy nhất (phiên bản Ukaraina là T-10) mua lại của chính Ukraina, có nhiều nét tương đồng với loại máy bay được lấy làm nguyên mẫu xây dựng trung tâm huấn luyện này, hơn nữa J-15 đã thực hiện nhiều lần cất, hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Hiện nay, Trung Quốc đã thử nghiệm xây dựng một trung tâm đào tạo, huấn luyện ở Thiểm Tây, tuy nhiên họ mới có rất ít kinh nghiệm về lĩnh vực này. Vì vậy, Bắc Kinh vẫn muốn thuê trung tâm Nitka để có cơ hội để tìm hiểu thêm về lĩnh vực chuyên môn mà Kiev có rất nhiều kinh nghiệm. Do đó, gần như chắc chắn Ukraina sẽ cho Trung Quốc thuê trung tâm Nitka.
Theo ANTD
So J-15 hơn Su-33, Trung Quốc lại đang tự huyễn hoặc mình
Tờ "Nhân Dân nhật báo" Trung Quốc vừa có bài so sánh máy bay tiêm kích hạm J-15 mà Trung Quốc đang phát triển, với chiếc Su-33 được Liên Xô nghiên cứu, chế tạo từ thập niên 80 của thế kỷ trước.
Gần đây, chiếc tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc liên tiếp hoàn thành các chuyến thử nghiệm. Trong đó, quan trọng nhất là đợt thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh với tải trọng cất cánh tối đa, mang theo toàn bộ tải trọng bom đạn và nhiên liệu.
Ngoài ra, J-15 còn thực hiện một số hạng mục khác như: Công tác tổ chức của các nhóm bảo đảm tiêm kích hạm; tổ chức bảo đảm tác chiến khẩn cấp; cất, hạ cánh liên tiếp nhiều máy bay trong một khoảng thời gian quy định và giãn cách ngắn. Việc hoàn tất các thử nghiệm này đã đánh dấu mốc quan trọng trên con đường hình thành năng lực tác chiến của tiêm kích hạm trên tàu sân bay.
Sau khi J-15 hoàn tất thử nghiệm với tải trọng bom đạn, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã đánh giá nó vượt trội máy bay cùng loại Su-33 của Nga hiện đang sử dụng, mang được lượng bom đạn nhiều hơn nhưng lại có phạm vi tác chiến xa hơn.
Về vấn đề này chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, J-15 có rất nhiều ưu điểm so với Su-33. Đầu tiên là J-15 có số điểm treo vũ khí nhiều hơn, chủng loại vũ khí mang theo đa dạng hơn, lượng bom đạn cũng nhiều hơn, tính năng của vũ khí trang bị cũng ưu việt hơn loại tiêm kích hạm của Nga.
Thứ 2 là hệ thống dẫn đường, điện và điện tử của Su-33 kém hơn J-15, thao tác cũng rất phức tạp. Thứ 3 là hệ thống radar và điều khiển bay của Su-33 lạc hậu rất nhiều so với tiêm kích hạm Trung Quốc, thứ 4 là J-15 áp dụng những công nghệ vật liệu tổng hợp tiên tiến, nâng cao tính năng tàng hình cho máy bay.
Tiêm kích hạm J-15 đã hoàn tất hạng mục huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu sân bay, với tải trọng bom đạn
Ông Lý Kiệt cho biết, tính năng của J-15 hiện có thể bằng, thậm chí nhỉnh hơn tiêm kích hạm tiên tiến nhất của Mỹ là F/A-18 Super Hornet. Trong tương lai, qua quá trình vừa thử nghiệm, vừa điều chỉnh, tính năng của tiêm kích hạm J-15 còn có thể nâng cao hơn nữa. Các phi công tiêm kích hạm sau khi trải qua huấn luyện lâu dài và khoa học cũng sẽ có trình độ ngang ngửa với các phi công của cường quốc tàu sân bay số 1 thế giới.
Tuy vậy ông Lý Kiệt không chỉ ra một vấn đề là J-15 - thế hệ tiêm kích hạm mới nhất của họ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và nó được chế tạo từ chính nguyên mẫu Su-33. Loại tiêm kích hạm này được Liên Xô sản xuất với công nghệ những năm 80 của thế kỷ 20, còn J-15 thuộc về thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, thực chất quá trình phát triển J-15 của họ chính là sự nâng cấp của tiêm kích hạm Su-33, vì vậy nếu J-15 kém hơn mới là chuyện lạ.
Thời gian gần đây, các chuyên gia quân sự Trung Quốc rất thích so sánh các loại vũ khí nước mình vừa chế tạo với những loại vũ khí các nước khác chế tạo vài chục năm trước và đánh giá vũ khí của mình ngang ngửa hoặc trội hơn. Ví dụ như khoe tàu khu trục Type 052D sánh ngang tàu khu trục lớp Arleigh Burke sản xuất trong thập niên 80 của Mỹ, so máy bay trinh sát chống ngầm GX-6 đang phát triển với P-3C Orion từ những thập niên 70, tên lửa hành trình DH-10 vừa phát triển sánh ngang Tomahawk.
Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc thực chất là phiên bản nâng cấp sau gần 30 năm của Su-33 của Nga
Còn có thể kể ra hàng chục so sánh tương tự như: máy bay tiêm kích J-11 và J-16 vượt trội Su-30, J-20 sánh bằng F-35, tên lửa phòng không HQ-9 không hề kém S-300, xe tăng T-99 trên cơ T-90, máy bay không người lái CH-4 sánh ngang Predator của Mỹ... Dường như bất cứ loại vũ khí nào mà Trung Quốc sản xuất cũng đều lấy đích nhắm là vũ khí Nga, Mỹ và các chuyên gia Trung Quốc luôn tìm cách nâng tầm vũ khí của mình là "không hề kém 2 cường quốc nói trên".
Khi người ta thấp người ta thường ngước nhìn lên trên, khi người ta kém người ta thường lấy đích nhắm là những kẻ giỏi hơn mình. Đây là nguyên tắc phấn đấu vươn lên với tất cả mọi người nhưng dường như các chuyên gia Trung Quốc đang "tự sướng", tự huyễn hoặc mình, thực chất đây chỉ là kiểu "chiến thắng tinh thần".
Không thể phủ nhận là Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc về công nghiệp quốc phòng, nhưng vẫn còn thua kém 2 cường quốc nói trên và họ đang tự huyễn hoặc bản thân, khi mang so những vũ khí mới nhất của mình với những loại các nước khác đã sử dụng được vài chục năm!
Theo ANTD
Tàu sân bay Kuznetsov thống lĩnh 30 chiến hạm Nga diễn tập Ngày 20-9, phát ngôn viên Hạm đội phương Bắc của Nga cho biết, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga, mang tên Đô đốc Kuznetsov, sẽ được triển khai tham gia cuộc diễn tập hải quân kéo dài 5 ngày ở biển Barents từ ngày hôm nay (21-9) đến ngày 25-9. "Ngày hôm qua, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã khởi...