Trung Quốc đang ‘thai nghén’ công nghệ 6G
Với sự ra đời của kỷ nguyên 5G tại Trung Quốc trong năm nay, việc triển khai các mạng di động thế hệ mới vẫn đang được tiến hành và các thử nghiệm tiền thương mại của mạng 5G sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm nay khi một số người dùng có thể sẽ dùng thử dịch vụ 5G một thời gian vào năm 2019.
“Trung Quốc dự kiến sẽ chuẩn bị cho sự phát triển ý tưởng và thử nghiệm công nghệ 6G vào đầu năm 2020″, tờ Asia Times đưa tin. Tính lưu động vô song và tốc độ truyền cực nhanh được cung cấp bởi mạng 6G sẽ nhanh hơn 10 lần so với mạng 5G. Điều này đã để lại ấn tượng cho công chúng rằng việc triển khai 6G đã bắt đầu ở Trung Quốc và một số người thậm chí còn cho rằng nước này đang dẫn đầu thế giới về 6G.
Ông Miao Wei – Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, cũng đã tiết lộ kế hoạch của đất nước về việc bắt đầu nghiên cứu công nghệ 6G. “Tuy nhiên, tôi phải nói rằng 6G vẫn còn lâu mới trở thành hiện thực”.
Các tiêu chuẩn viễn thông được áp dụng toàn cầu là điều bắt buộc đối với các công nghệ truyền thông di động bao gồm nhu cầu dịch vụ chuyển vùng trên toàn cầu, do đó cần phải có một thời gian đàm phán dài trước khi các công nghệ viễn thông thế hệ mới ra đời.
Thông thường, các công ty viễn thông của mỗi quốc gia sẽ đưa ra tầm nhìn của mình và sau đó các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức để đạt được sự đồng thuận. Các công ty sau đó sẽ bắt đầu nghiên cứu các công nghệ theo tầm nhìn đã được thống nhất và đề xuất các tiêu chuẩn công nghệ của họ.
Các tiêu chuẩn này sẽ được cạnh tranh với nhau dưới sự đồng thuận về những cải tiến có thể được thực hiện đối với các tiêu chuẩn cuối cùng. Và các tiêu chuẩn cuối cùng được chọn vẫn sẽ được đệ trình lên Liên minh Viễn thông Quốc tế để bỏ phiếu. Chỉ sau khi được phê duyệt, các tiêu chuẩn viễn thông di động thế hệ tiếp theo mới được thiết lập.
Trong thời đại 2G và 3G, việc sản xuất các thiết bị đã không bắt đầu cho đến khi các tiêu chuẩn được phê duyệt và chỉ trong 1-2 năm sau việc triển khai mạng mới được bắt đầu. Khi 4G ra đời, công nghệ trở nên trưởng thành hơn. Do đó, một số quốc gia bắt đầu nghiên cứu và sản xuất các thiết bị và thậm chí bắt đầu triển khai mạng trước khi các tiêu chuẩn công nghệ giành được sự chấp thuận chính thức. Trong mọi trường hợp, viễn thông di động không thể chỉ được thúc đẩy bởi một quốc gia riêng lẻ. Do đó, việc nghiên cứu công nghệ 6G của Trung Quốc phải phù hợp với những nỗ lực toàn cầu.
Với các tiêu chuẩn 5G sắp được phê duyệt và mạng 5G được thiết lập trên quy mô lớn, không có gì đáng ngạc nhiên khi các công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G hiện đang được tiến hành. Chính phủ, các trường đại học và doanh nghiệp Trung Quốc đã xem xét sự phát triển của mạng 6G. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một hành trình dài để tiến vào thế giới 6G.
Phải mất khoảng 10 năm từ 1969 đến 1979 để công nghệ viễn thông di động thế hệ đầu tiên tiến tới việc triển khai mạng từ những nghiên cứu và phát triển ban đầu. Việc xây dựng toàn diện các mạng 1G thậm chí còn muộn hơn. Phải đến 10 năm sau, mạng di động 2G mới xuất hiện, sau đó phải mất thêm 5 năm nữa để mạng 2G ra đời. Mọi thứ trở nên nhanh hơn nhiều sau khi có sự xuất hiện của 4G. Đặc biệt, Trung Quốc chỉ cấp giấy phép cho mạng 3G vào tháng 1 năm 2009 và sắp có 5G vào năm 2019.
Điều này cho thấy, quá trình chuyển đổi từ 5G sang công nghệ viễn thông thế hệ tiếp theo sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc chuyển từ 3G sang 4G không liên quan đến những thay đổi đột phá về mặt thiết bị.
Video đang HOT
Vì công nghệ 5G đòi hỏi những thay đổi mang tính cách mạng, các thiết bị và ứng dụng hỗ trợ 5G cần được tạo ra. Như vậy, vẫn cần phải xem liệu nước này đã sẵn sàng để chứng kiến sự bùng nổ ứng dụng 5G trong vài năm tới. Theo đó, có thể mất nhiều thời gian hơn để 5G trở thành hiện thực, do đó hy vọng cho sự xuất hiện của 6G trong tương lai gần là rất nhỏ.
Tóm lại, sự ra đời thực sự của 6G vẫn còn một chặng đường dài và mục tiêu hàng đầu hiện nay vẫn là đưa 5G vào cuộc sống hàng ngày. Và hãy nhớ rằng: vì Trung Quốc chỉ là một thành viên của thế giới, đất nước này sẽ không đi đầu trong việc phát triển 6G.
Theo Sputnik
MobiFone bị tố gây khó khi khách hàng chuyển mạng giữ số
Cho rằng, chất lượng mạng kém, thái độ phục vụ nhân viên thiếu chuyên nghiệp, khách hàng ở Kiên Giang quyết định chuyển sang nhà mạng khác sau 16 năm sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng đã bị MobiFone gây khó dễ?!
Bà Vân gửi thư tới các cơ quan chức năng phản ánh về việc nhà mạng MobiFone gây khó, kéo dài thời gian khi bà chuyển mạng giữ số
Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, đại diện cho Công ty CP Lến Minh Đức, ở xã Vĩnh Hòa Phú (Châu Thành - Kiên Giang), đang sở hữu số thuê bao 0903336xxx, bị nhà mạng MobiFone (Tổng công ty Viễn thông MobiFone) gây khó, cố tình không chuyển đổi mạng theo quy định khi khách hàng yêu cầu.
Theo bà Vân, số thuê bao 0903336xxx bà đã sử dụng 16 năm nay (11 năm đứng tên cá nhân bà Vân. Sau khi thành lập công ty, số thuê bao đứng tên công ty 5 năm nay, đều do bà Vân sử dụng).
Từ đầu tháng 12/2018, bà Vân thực hiện thao tác chuyển mạng từ nhà mạng MobiFone sang nhà mạng khác.
Mới đây, có dịch vụ chuyển đổi mạng giữ nguyên số. Do đa số khách hàng của công ty bà dùng nhà mạng khác nên bà quyết định chuyển số thuê bao của nhà mạng MobiFone sang cùng nhà cho thuận lợi giao dịch.
Ngày 3/12/2018, bà Vân nhắn tin gửi nhà mạng để chuyển mạng theo quy định. Bên nhà mạng nhắn lại nói vướng mắc nên chưa giải quyết được. Bà trực tiếp đến nhà mạng để xử lý. Tại đây, nhân viên hỏi tại sao bà chuyển? Bà cho biết, khách hàng của bà dùng mạng khác nên bà chuyển cùng mạng cho rẻ phí. Khách hàng thấy chỗ nào phục vụ tốt thì người ta sử dụng, MobiFone phục vụ không tốt nữa nên bà chuyển.
Tuy nhiên, đến ngày 10/1/2019, sau hơn 1 tháng, thuê bao mà bà Vân chuyển mạng vẫn chưa được thực hiện
"Nhân viên nhà mạng cho biết, sẽ chuyển sang bộ phận chuyên môn để xử lý. Tuy nhiên, khi tôi về nhà có người xưng là Giám đốc chi nhánh, điện hỏi nguyên nhân chuyển mạng, tôi nói nguyện vọng của mình như vậy. Ông nói, nếu chị nói vậy để tôi giải quyết cho chị. Nhưng nhà mạng không giải quyết mà tối ngày cho hết người này điện đến người kia điện hỏi nguyên do tại sao tôi chuyển", bà Vân bức xúc.
Bà Vân cho biết thêm, bà sử dụng mạng MobiFone lâu rồi, nhưng thấy thủ tục chuyển mạng, giữ số quá lâu rườm rà nên cảm thấy nản. Nhưng MobiFone giữ thuê bao của tôi lại không có lý do chính đáng. Vì cam kết tôi đã xử lý xong, đóng phí nóng tôi cũng đã đóng rồi, nhưng họ cứ nói vướng mắc một thứ gì đó chưa giải quyết xong. Tôi xin gặp người nào đó cấp cao của nhà mạng để giải quyết nhưng không gặp được, còn nhà mạng cứ hứa hẹn, kéo dài thời gian.
Bà Vân đánh giá, 3 năm trở lại đây, chất lượng mạng MobiFone không tốt, nhân viên phục vụ thiếu chuyên nghiệp, ở vùng bà sống mạng yếu hơn nhà mạng khác, nên bà hạn chế dùng mạng MobiFone mà dùng song song thuê bao của nhà mạng khác.
Bà Vân cho rằng, nhà mạng MobiFone đang gây khó khi khách hàng chuyển mạng, giữ số
Bà Vân yêu cầu nhà mạng MobiFone chuyển mạng cho bà theo quy định.
Để làm rõ những nội dung bà Vân phản ánh, sáng 15/1/2019, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ với Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Tòa nhà MobiFone, lô VP1, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để xác minh làm rõ. Nhưng đến thời điểm này, Tổng công ty Viễn thông MobiFone chưa phản hồi.
11 điều kiện chuyển mạng giữ số:
1. Thuê bao hoạt động 2 chiều tại nhà mạng chuyển đi
2. Thông tin thuê bao đăng ký chuyển mạng trùng khớp với thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng chuyển đi. Bao gồm: số giấy tờ, ngày cấp, nơi cấp, đối tượng khách hàng (cá nhân/doanh nghiệp)
3. Thuê bao không nợ cước
4. Thuê bao không đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming) hoặc đã hủy roaming trên 60 ngày.
5. Cước nóng của 1 thuê bao trả sau nhỏ hơn 100.000đ. (Quy định mới của bộ TTTT từ 03/12/18 mức cước nóng quy định mới là nhỏ hơn 500.000đ)
6. Các thuê bao chung 1 hợp đồng phải thực hiện đồng thời trong 1 yêu cầu chuyển mạng
7. Thuê bao không vi phạm hợp đồng, cam kết với nhà mạng chuyển đi và không trong quá trình tranh chấp, chuyển quyền sở hữu, không treo dịch vụ vì lý do pháp lý.
8. Thuê bao hoạt động lần đầu tại nhà mạng gốc có thời gian hoạt động trên 6 tháng (tính từ ngày kích hoạt hay đấu nối dịch vụ)
9. Thuê bao không có khiếu nại về việc sử dụng dịch vụ với nhà mạng chuyển đi.
10. Số lượng thuê bao trong 1 yêu cầu chuyển mạng không quá 3 thuê bao với khách hàng cá nhân và không quá 100 thuê bao với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp.
11. Thuê bao có thời gian chuyển mạng gần nhất lớn hơn 90 ngày và không đang trong quá trình xử lý chuyển mạng của 1 yêu cầu khác.
Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông
Hàng triệu người phải làm lại thẻ ATM: Tiền trong tài khoản ra sao? Đến 31/12/2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Trong thời gian chuyển đổi, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn... Chuyển đổi thẻ ATM bằng thẻ từ sang thẻ chip Đó là nội...