Trung Quốc đang ‘rút lui’ kinh tế trên toàn cầu
Theo Forbes, dù Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, nhưng nước này lại hiện đang “rút lui” trên toàn cầu cả trên phương diện kinh tế và tài chính.
Một cảng biển do Trung Quốc xây ở Sri Lanka – Ảnh: Internet
Chỉ mới vài năm trước, Trung Quốc nổi lên như một nước mạnh tay chi tiền xây dựng các dự án ở nước ngoài và mua bất động sản trên toàn thế giới. Thế nhưng, việc rơi vào cuộc chiến thương mại với Mỹ đang khiến nước này phải “rút lui” trên toàn cầu.
Theo Forbes, tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tầm ảnh hưởng kinh tế, tài chính của Trung Quốc trên toàn thế giới, kể cả khi Bắc Kinh và Washington có thể sẽ sớm đạt được thỏa thuận thương mại trong nay mai.
Số liệu chính thức của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy bức tranh suy giảm sức mạnh kinh tế, tài chính của Trung Quốc trên toàn cầu không quá nguy cấp, nhưng theo các tính của các nhóm kinh tế độc lập thì tình hình bi kịch hơn nhiều.
Cụ thể, theo Cơ quan giám sát đầu tư toàn cầu Trung Quốc (CGIT), một cơ quan được đánh giá cao của Viện Doanh nghiệp Mỹ, các khoản đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc các loại trong nửa đầu năm nay chỉ đạt 27,5 tỉ USD, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2018 và chỉ bằng 1/4 so với năm 2017, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa diễn ra.
Mức đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay tệ đến nỗi, theo thống kê của CGIT, thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 2008. Hợp đồng xây dựng, phần lớn ở thế giới thứ ba như một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cũng đã giảm, nhưng ít đột ngột hơn.
Video đang HOT
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự “rút lui” này. Một là có một sự thù địch ngày càng tăng đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Tại Mỹ, Washington hiện đang đề phòng lớn đến hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở nước này khi cho rằng chúng có thể là cách để Bắc Kinh đánh cắp công nghệ, sở hữu trí tuệ.
Đáng kể hơn là sự thiếu hụt tương đối của Trung Quốc về tiền tệ. Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh để biến đồng nhân dân tệ thành tiền tệ toàn cầu, nó ít được sử dụng trong các giao dịch tiền tệ – thực tế không quá 2% tổng số giao dịch toàn cầu – và do đó ít được sử dụng trong mua hàng ở nước ngoài. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung ngoại hối của Bắc Kinh.
Dù dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn còn rất lớn, nhưng tốc độ suy giảm là rất đáng quan ngại. Cụ thể, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm mạnh gần 25% từ gần 4.000 tỉ USD lúc đỉnh hồi năm 2014 đến chỉ còn hơn 3.000 tỉ trong nửa đầu năm nay.
Sự thu hẹp đầu tư nước ngoài của Trung Quốc một phần còn vì nước này tập trung nguồn lực tài chính còn lại vào các nước kém phát triển. Hai nguyên nhân chính từ việc chuyển hướng đầu tư này là vì thay vì đầu tư trực tiếp, Trung Quốc chuyển sang đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn tốn ít tiền phải giải ngân ngay lập tức hơn và Bắc Kinh cũng có thể thu phí để thu hồi vốn. Chưa hết, Bắc Kinh rõ ràng đã đưa sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của mình trở thành ưu tiên chính trị của họ.
Thiên Hà (theo Forbes)
Rác phương Tây dồn về Đông Nam Á
Những núi rác không ai muốn từ phương Tây tập trung ở các cảng biển của Philippines, Indonesia và Việt Nam, trong khi một lượng lớn rác thải nhựa độc hại từ châu Âu và Mỹ tập trung ở Malaysia.
Một người làm nghề nhặt rác ở Indonesia đứng trước núi rác thải nhập khẩu đang bị đốt ảnh: EPA
Nhưng có vẻ tình trạng này sẽ không kéo dài mãi. Chiến dịch đẩy ngược lại đã bắt đầu, các quốc gia Đông Nam Á đang quyết trả lại rác về nơi chúng sinh ra.
Vừa qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa sẽ giảm quan hệ ngoại giao với Canada nếu chính phủ Canada không đồng ý nhận lại 69 container chứa 1.500 tấn rác bị xuất sang Philippines trong năm 2013 và 2014.
Canada thậm chí còn không thừa nhận tình trạng này suốt mấy năm qua. Nhưng khi cuộc cãi vã leo thang, ông Duterte dọa nếu Canada không hành động nhanh chóng, Philippines sẽ chở rác đến tận Canada rồi đổ luôn ở đó. Cuối cùng Canada cũng chấp nhận nhận lại rác.
"Philippines là một quốc gia độc lập có chủ quyền và không thể bị nước ngoài coi như bãi rác", Phát ngôn viên Tổng thống Salvador Panelo tuyên bố.
Đây không chỉ là tiếng nói của Philippines mà còn đại diện cho phong trào đẩy ngược bắt đầu từ năm ngoái, khi Thái Lan, Malaysia và Việt Nam đều thực thi luật ngăn chặn hoạt động đưa rác ô nhiễm từ nước ngoài vào.
Malaysia hôm qua tuyên bố sẽ gửi lại khoảng 3.300 tấn nhựa không thể tái chế về các nước như Mỹ, Anh, Canada và Úc để tránh trở thành nơi đổ rác của các nước giàu có, AP dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Malayia Yeo Bee Yin.
Trước đó, điều tra của chính phủ Malaysia phát hiện ra rằng rác thải từ Anh, Úc, Mỹ và Đức đang bị đổ về nước này một cách trái phép, do khai man là các mặt hàng xuất khẩu khác.
Malaysia không chỉ tuyên bố suông. 5 container rác trái phép từ Tây Ban Nha bị phát hiện ở một cảng của Malaysia đã bị gửi về. Sẽ có thêm nhiều kiện rác nữa bị từ chối cho vào nước này. Nhiều người tin rằng đây là cách duy nhất mà các nước, chủ yếu ở phương Tây, cuối cùng bị buộc phải tự xử lý rác do mình thải ra, thay vì đặt gánh nặng lên các nước đang phát triển.
Chỉ có 9% rác thải nhựa của thế giới được tái chế, số còn lại nằm ở các bãi rác trên khắp Đông Nam Á hoặc bị đốt trái phép, thải ra loại khí độc hại. Các nhà hoạt động môi trường ở Indonesia năm ngoái phát hiện ra rằng rác thải nhập trái phép từ nước ngoài đang bị dùng làm nhiên liệu cho lò đốt của một xưởng làm đậu.
"Đây là bước đi đúng đắn của chính phủ Malaysia, để cho thế giới thấy rằng chúng tôi nghiêm túc trong chuyện bảo vệ biên giới khỏi nguy cơ trở thành bãi đổ rác", báo Guardian dẫn lời bà Mageswari Sangaralingam, một nhà nghiên cứu công tác tại Hiệp hội người tiêu dùng Penang và tổ chức Những người bạn của Trái đất Malaysia, nói. Bà cho biết một lượng rác đáng kể bị đưa vào Malaysia rất "ô nhiễm, hỗn tạp và cấp thấp", nghĩa là không thể được tái chế nên thường bị đổ ra môi trường.
Vấn đề của Đông Nam Á trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu năm 2018, sau khi Trung Quốc dừng cho nhập rác thải nhựa từ thế giới do quan ngại môi trường. Năm 2016, Trung Quốc xử lý ít nhất một nửa lượng rác nhựa, giấy và kim loại của thế giới.
Sau lệnh cấm của Trung Quốc, các công ty tư nhân xử lý rác bắt đầu dồn sang các nước khác để tránh gánh nặng. Hầu hết rác đều bị chuyển qua Hong Kong rồi đến Đông Nam Á, vì khu vực này gần cận và có quy định không chặt chẽ.
Malaysia là một điểm đến của rác bị chuyển hướng. Theo tổ chức phi chính phủ Greenpeace, nhập khẩu rác thải nhựa vào Malaysia tăng từ 168.500 tấn năm 2016 lên 456.000 tấn chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018. Số rác đó chủ yếu từ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Úc và Mỹ. Tình trạng này gây ra chi phí xã hội và môi trường rất lớn.
BÌNH GIANG
Theo TPO
TNS Mỹ muốn quân đội Mỹ đưa viện trợ vào Venezuela Một thượng nghị sĩ Mỹ ngày 11-4 đã kêu gọi để quân đội Mỹ đưa viện trợ vào Venezuela nhằm giải tỏa lượng hàng viện trợ đang chất đống tại biên giới Venezuela-Colombia do sự phong tỏa của chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro. Theo báo Miami Herald, Thượng nghị sĩ Rick Scott của bang Florida đưa ra đề xuất trên sau khi...