Trung Quốc đang nuốt gọn các công nghệ hàng đầu thế giới ra sao?
Từ smartphone, tuabin gió, điện mặt trời, các công ty Trung Quốc đều có cách để nắm lấy công nghệ của đối thủ và trở thành nhà cung cấp hàng đầu thị trường.
Những năm qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump luôn cáo buộc Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại, tài sản trí tuệ của Mỹ, theo NYTimes. Đó là cơ sở để Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại gần 2 năm trước. Kể từ đó, căng thẳng leo thang khi 2 bên áp thuế hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa của nhau.
Ngày 15/1, hiệp định thương mại giai đoạn một được ông Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký tại Nhà Trắng. Ngoài thỏa thuận mua hàng hóa, Trung Quốc hứa sẽ trừng phạt các công ty ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ, đi đến dỡ bỏ yêu cầu chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Từ lâu, Mỹ đã xem nhiều công ty Trung Quốc là kẻ ăn cắp công nghệ. Ảnh: The Verge.
Chính quyền ông Trump lo rằng các công ty Trung Quốc ăn cắp công nghệ để cạnh tranh với chính doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực như phần mềm, chất bán dẫn. Dù có một số bằng chứng rõ ràng, Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận điều này.
Đi đầu lĩnh vực nhờ “liên doanh”
Bên cạnh xâm nhập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu hay thuê gián điệp, các công ty Mỹ cho rằng Trung Quốc tìm cách tiếp cận công nghệ giá trị với các quy định hợp tác, chuyển giao công nghệ.
Theo đó, Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty nước ngoài thành lập liên doanh với doanh nghiệp địa phương nếu muốn kinh doanh trong nước (hãng ô tô), hoặc đưa ra tỷ lệ tối thiểu mà các thành phần trong sản phẩm phải sản xuất trong nước (tuabin gió, pin mặt trời).
Các hãng công nghệ như Apple hay Amazon đã thành lập liên doanh với đối tác Trung Quốc để tuân thủ luật pháp và xử lý dữ liệu trong nước.
Video đang HOT
Nhiều công ty biết đây là chiêu thức ăn cắp công nghệ nhưng không dám lên tiếng do sợ trừng phạt. Một nhóm đại diện các công ty khẳng định Trung Quốc sử dụng quan hệ đối tác để buộc các hãng nước ngoài tiết lộ bí mật. Họ nói rằng các quan chức Trung Quốc gây áp lực để doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin mật, lấy lý do là quy trình đánh giá để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người dùng Trung Quốc.
Năng lượng tái tạo là một trong các lĩnh vực mà Trung Quốc sử dụng chiêu thức này để có được các công nghệ giá trị.
Gamesa là công ty Tây Ban Nha dẫn đầu thị phần tuabin gió tại Trung Quốc. Đến năm 2005, chính quyền Bắc Kinh yêu cầu 70% thành phần trong tuabin gió phải được sản xuất ở Trung Quốc. Gamesa đã đào tạo hơn 500 nhà cung cấp Trung Quốc để sản xuất mọi bộ phận cho tuabin gió, mở một nhà máy lắp ráp ở Thiên Tân. Các hãng tuabin gió khác cũng tuân theo quy định này.
Sau các quy định thành lập liên doanh và chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp tuabin gió nước ngoài, Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất điện gió lớn nhất thế giới.
Vài năm sau, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng chính sách này vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khiến Trung Quốc bãi bỏ, tuy nhiên mọi thứ đã quá muộn.
Lúc ấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất tuabin gió với các nhà cung ứng được đào tạo bài bản. Hiện Trung Quốc là quốc gia sản xuất điện gió hàng đầu thế giới. Phần lớn tuabin gió cũng được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc.
Sau tuabin gió, pin mặt trời cũng có sự phát triển tương tự. Chính quyền Trung Quốc yêu cầu dự án pin mặt trời tại đây phải có 80% thành phần được sản xuất trong nước, điều đó khiến các công ty đổ xô mở nhà máy, hợp tác với doanh nghiệp địa phương để đáp ứng quy định. Kết quả, Trung Quốc là đất nước sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới (tính đến 2018).
Lo lắng ngày càng tăng
Trong thời gian qua, đã có những lo ngại về điều tương tự xảy ra trong lĩnh vực ôtô.
Ngay sau khi mở cửa cho các công ty nước ngoài, Trung Quốc đã tổ chức cuộc thi chọn ra nhà sản xuất ôtô quốc tế được phép gia nhập thị trường. Cuộc thi sẽ đánh giá dựa trên kế hoạch chuyển giao công nghệ của các hãng ôtô cho một công ty liên doanh tại Trung Quốc.
General Motors đã đánh bại Ford Motor và Toyota với kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp hiện đại ở Thượng Hải với hàng chục robot để sản xuất những chiếc xe Buick đời mới. Các quan chức của hãng ôtô Đức Volkswagen đã rất giận dữ vì áp lực cạnh tranh buộc họ nâng cấp công nghệ.
Trung Quốc hiện là thị trường ôtô lớn nhất thế giới. Trừ vài mẫu xe hạng sang, tất cả ôtô bán tại Trung Quốc đều sản xuất trong nước.
Trung Quốc có “lật kèo”?
Trong hiệp định thương mại ký ngày 15/1, Trung Quốc đồng ý không bắt buộc doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ nếu muốn hoạt động tại Trung Quốc, đồng thời trừng phạt các công ty ăn cắp tài sản trí tuệ. Trước khi ký hiệp định, Trung Quốc cũng cam kết bỏ quy định thành lập liên doanh trong các lĩnh vực như ôtô.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thực hiện cam kết hay không. Một số luật sư cho rằng những điều khoản trong hiệp định chứa lỗ hổng lớn khi cho phép các cơ quan Trung Quốc toàn quyền quyết định trong các trường hợp đặc biệt “ảnh hưởng tới đất nước”, “lợi ích quốc gia” và các trường hợp mập mờ khác.
Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) và Tổng thống Trump trong lễ ký hiệp định thương mại giai đoạn một.
Mỹ có quyền tham vấn Trung Quốc trong 90 ngày nếu có bất cứ thắc mắc. Hiệp định cũng không đề cập đến khoản trợ cấp của chính phủ cho các công ty thuộc lĩnh vực như pin mặt trời, chất bán dẫn, xe điện và các công nghệ của tương lai.
Chính quyền ông Trump đang dựa vào thuế quan để đối phó điều đó. Một phần hiệp định sẽ áp đặt thuế quan lên một số ngành công nghiệp để ngăn chặn đối thủ Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ, đồng thời khiến các công ty đánh giá lại việc hợp tác với nhà cung ứng Trung Quốc để đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Theo Zing
Chuyên gia Trung Quốc trộm công nghệ pin tỷ USD tại Mỹ
Người đàn ông này đã bị bắt tại Mỹ trước khi kịp trốn về Trung Quốc.
Người đàn ông Trung Quốc có tên Hongjin Tan vừa bị tòa án tại Oklahoma, Mỹ kết án vì tội trộm bí mật thương mại của công ty dầu khí Phillips 66 của Mỹ, gây thiệt hại tới hơn 1 tỷ USD.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ông Hongjin Tan, 36 tuổi, là nhà khoa học làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ pin tại Phillips 66. Ông Tan đã trộm các thông tin liên quan đến sản xuất của "sản phẩm nghiên cứu và phát triển cho lĩnh vực năng lượng" trị giá tới hơn 1 tỷ USD.
Ông Hongjin Tan bị buộc tội đã lấy cắp bí mật công nghệ của công ty Phillips 66, gây thiệt hại tới hơn 1 tỷ USD. Ảnh: LinkedIn.
Ông Tan làm việc tại Phillips 66 từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018. Vào tháng 12/2018, công ty này thông báo đang phối hợp với FBI để điều tra liên quan đến một cựu nhân viên. FBI cho biết Phillips 66 đã liên hệ đến cơ quan này để báo cáo về một vụ trộm bí mật thương mại, đúng vào khoảng thời gian ông Tan nói với các đồng nghiệp ông sắp trở về Trung Quốc.
FBI cũng cho biết họ tìm thấy một hợp đồng của một công ty Trung Quốc chuyên phát triển pin lithium ion trong máy tính của ông Tan.
Theo SCMP, ông Tan đã bị bắt tại Mỹ trước khi trở về Trung Quốc. Ông Tan có quốc tịch Trung Quốc, nhưng thường trú tại tại Mỹ.
Trong phiên tòa, ông Tan thừa nhận cố tình sao chép, tải về các tài liệu và kết quả nghiên cứu mà không được sự cho phép từ phía công ty.
"Việc kết tội ông Tan làm dày thêm bức tranh về những hành động trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ từ phía Trung Quốc. Bộ Tư pháp đã mở Chương trình Trung Quốc để chống lại các hành động phi pháp khiến nhiều người Mỹ mất việc làm như thế này, và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình", Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp John C. Demers cho biết.
"Sự hung hãn về kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa tới ngành công nghệ cao của Mỹ. Những gián điệp công nghệ như Hongjin Tan tham gia vào những vụ trộm bí mật thương mại và tài sản trí tuệ của Mỹ, được sinh ra từ những sáng tạo có được từ thị trường tự do. Nhờ công ty báo cáo và quá trình điều tra từ FBI, Hongjin Tan đã bị bắt quả tang và phải chịu sự trừng phạt", công tố viên Trent Shores của tòa án quận Nam Oklahoma cho biết.
Ông Tan sẽ nhận án tù tới 2 năm cùng mức bồi thường 150.000 USD cho công ty Phillips 66. Phía Phillips 66 cho biết công nghệ bị đánh cắp đã mang lại cho họ 1,4-1,8 tỷ USD trong năm 2018.
Theo Zing
Bình Dương làm điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp và đô thị Dự án điện mặt trời áp mái là một nền tảng dịch vụ mới, cung cấp cho các khu liên hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ thuộc sở hữu của Tổng Công ty Becamex IDC, Sembcorp, VSIP và thị trường Việt Nam. Lễ khánh thành dự án điện mặt trời áp mái công suất 51KWp tại tòa nhà điều hành VSIP...