Trung Quốc, Đài Loan “khẩu chiến” về gián điệp sinh viên
Trung Quốc và Đài Loan đã trao nhau những lời lẽ cay độc sau khi tờ Global Times của Trung Quốc viết các đặc vụ tình báo Đài Loan đã tìm cách tuyển dụng sinh viên Trung Quốc học tập ở hòn đảo này để do thám Trung Quốc sau khi về nước.
Trung Quốc và Đài Loan đã trao nhau những lời lẽ cay độc
Theo Reuters, Global Times, một tờ báo khổ nhỏ rất được ưa chuộng do Nhân dân nhật báo ấn hành, gần đây đưa tin, Trung Quốc đã khám phá được hơn 40 trường hợp kiểu trên tại 15 tỉnh.
Trong một thông báo đưa ra hôm nay (28/10), văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại sâu sắc và nói rằng các sinh viên Trung Quốc học ở Đài Loan là một trong những thành quả quan trọng của mối quan hệ phát triển hòa bình giữa hai phía.
“Hành động xúi giục của các cơ quan tình báo và do thám Đài Loan đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn và phát triển lành mạnh của các sinh viên trẻ và can thiệp nghiêm trọng vào việc trao đổi hợp tác giáo dục qua eo biển”, cơ quan trên cho hay.
“Đài Loan nên dừng các hoạt động này ngay lập tức”, thông báo nêu rõ song không đề cập trực tiếp tới các chi tiết cáo buộc trong bài báo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ quan quan an ninh Đài Loan – chuyên phụ trách các vấn đề an ninh lãnh thổ, đã phủ nhận bản tin của Global Times.
“Cục an ninh và các cơ quan tình báo luôn tôn trọng quyền tự do giảng dạy và trao đổi kiến thức, không bao giờ dùng học bổng dởm để can thiệp vào việc trao đổi và phát triển giáo dục xuyên eo biển, không bao giờ dính líu tới các hoạt động tình báo trong trường học”.
Cơ quan trên cho biết, một phần bài báo của Global Times đề cập tới việc sinh viên Trung Quốc sau khi học ở Đài Loan về nước phải báo cáo với chính quyền về thời gian ở Đài Loan.
Trung Quốc và Đài Loan đã chia cắt từ năm 1949 và Bắc Kinh chưa bao giờ loại trừ khả năng sẽ dùng vũ lực để đưa Đài Loan trở lại Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai phía đã cải thiện dưới thời nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu, người đã ký hàng loạt thỏa thuận kinh tế mang tính bước ngoặt với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức năm 2008, bất chấp những nghi kị về quân sự và chính trị vẫn còn tồn tại.
Theo Vietnamnet
Bắc Kinh: Mỹ còn do thám, Trung Quốc còn tung máy bay ngăn chặn
Ngày 15-09, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã dẫn đầu đoàn đại biểu hải quân nước này sang Mỹ, tham dự hội thảo lực lượng trên biển quốc tế lần thứ 21, được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 19-09, tại học viện tác chiến hải quân Mỹ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm theo lời mời của Tư lệnh, Đô đốc hải quân Hoa Kỳ Jonathan W. Greenert, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã lần lượt có cuộc hội đàm với tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Harry Harris và Đô đốc hải quân Hoa Kỳ Jonathan W. Greenert.
Trong các cuộc gặp, Tư lệnh hải quân Trung Quốc cho rằng, phía Mỹ chỉ trích phi công của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "thiếu tính chuyên nghiệp", trong sự kiện máy bay chiến đấu J-11BH của nước này ngăn chặn máy bay trinh sát P-8A Poseidon Mỹ vào ngày 19-8 là không có căn cứ.
Sự việc chiến đấu cơ Trung Quốc đe dọa máy bay Mỹ diễn ra tại khu vực biển cách đảo Hải Nam khoảng 217 km về phía đông, khi chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đang thực hiện "sứ mệnh tuần tra thông thường" trên biển Đông.
Hình ảnh minh họa chiếc J-11BH Trung Quốc đe dọa chiếc P-8A của Mỹ
Đột nhiên, một chiếc chiến đấu cơ J-11BH của Trung Quốc xuất hiện, lượn lờ phía trên lẫn phía dưới và bám sát chiếc P-8A, có lúc chỉ cách khoảng 6 m. Nó còn có màn biểu diễn nguy hiểm hơn khi bay ngang qua đầu, phơi bụng hướng về máy bay Mỹ, dường như cố tình phô diễn vũ khí để dọa chiếc P-8A.
Ngay sau đó, Washington đã chính thức lên tiếng phản đối quân đội Trung Quốc về vụ việc nói trên thông qua các kênh ngoại giao. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, chuẩn Đô đốc John Kirby thì cho rằng, hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc là "hết sức nguy hiểm", "không chuyên nghiệp" và "không an toàn".
Phó cố vấn An ninh quốc gia Ben Rhodes cũng gọi hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc là "sự khiêu khích gây quan ngại sâu sắc" và cảnh báo nó có thể cản trở những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự song phương giữa hai nước.
Liên quan đến vấn đề này, Tư lệnh hải quân Trung Quốc nói rằng, phía Mỹ cần phải đưa ra chứng cứ rõ ràng, khách quan hơn về hành động chỉ trích của mình.
Máy bay chiến đấu J-11BH của Trung Quốc
Ông Ngô còn khẳng định, nếu chỉ thông qua 2 bức ảnh mà Mỹ cung cấp thì không thể chứng minh được việc máy bay PLA bay với khoảng cách không an toàn. Những tấm ảnh như vậy, đừng nói 500m, chứ đến 5.000m qua ống kính cũng có thể chụp lại được.
Vị Tư lệnh này cho biết thêm, Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động trinh sát ở cự ly gần đối với Đại Lục và chắc chắn Washington sẽ không bao giờ chấm dứt. Vì vậy, các hành động nhận dạng và kiểm chứng tàu thuyền, máy bay Mỹ của chiến đấu cơ Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ ngừng lại.
Ông Ngô biểu thị, tuy Trung Quốc không bao giờ muốn thấy một vụ va chạm máy bay Trung-Mỹ thứ 2 hay sự hy sinh của một Vương Vĩ thứ 2, nhưng nước này sẽ tiếp tục các hoạt động nhận diện và kiểm chứng phương tiện trinh sát của Mỹ tiến hành hoạt động do thám tầm gần trái phép đối với Trung Quốc.
Theo ANTD
Ngư dân Hàn Quốc tìm thấy máy bay do thám nghi của Triều Tiên Một ngư dân Hàn Quốc ngày 15/9 đã tìm thấy một máy bay do thám nghi của Triều Tiên gần một hoàn đảo tiền tiêu ở phía nam biên giới biển tranh chấp giữa hai nước. Chiếc máy bay do thám mới được tìm thấy. Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay xác chiếc máy bay do thám có...