Trung Quốc đã định hình máy bay nguyên mẫu J-20?
Máy bay nguyên mẫu số hiệu 2012 mới xuất hiện, máy bay số hiệu 2013, 2014 cũng đang lắp ráp, tốc độ như vậy cho thấy nó đã định hình.
Lộ hình ảnh về máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2012
Gần đây, trên các diễn đàn quân sự xuất hiện một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2012 mới nhất đã tiến hành kiểm tra trượt trên mặt đất.
Đây là diễn biến khá gây chú ý sau khi máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2011 thực hiện nhiệm vụ bay thử định hình.
Máy bay chiến đấu số hiệu 2012 Trung Quốc xuất hiện trên mạng internet (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Nhìn vào thời gian, sự xuất hiện của máy bay J-20 số hiệu 2012 cách số hiệu 2011 chỉ vài tháng. Nhìn vào ngoại hình, J-20 số hiệu 2012 không khác số hiệu 2011, cho thấy J-20 đã bước vào giai đoạn bắt đầu được chế tạo nhiều hơn máy bay nguyên mẫu.
Căn cứ vào tài liệu của Không quân Mỹ, trong giai đoạn nghiên cứu chế tạo, máy bay chiến đấu F-22 đã chế tạo tổng cộng 11 chiếc máy bay nguyên mẫu để bay thử, nhìn vào thời gian chế tạo, tốc độ sản xuất máy bay nguyên mẫu cũng ngày càng nhanh.
Máy bay J-20 trang bị hệ thống điện tử hàng không hoàn chỉnh cũng sẽ lần lượt sản xuất và bay thử, những máy bay nguyên mẫu này sẽ không có khác biệt quá lớn so với J-20 thực sự dùng để tác chiến của quân đội TQ trong tương lai.
Theo tiết lộ của Không quân Mỹ, toàn bộ giai đoạn chế tạo, phát triển chương trình F-22 tổng cộng đã tiến hành 2.546 lần, 4.583 giờ bay thử, nếu tham khảo con số này thì Trung Quốc cũng sẽ cần khoảng 10 chiếc máy bay nguyên mẫu J-20 để hoàn thành nhiệm vụ bay thử định hình, nhìn vào tiến độ sản xuất máy bay chiến đấu, Trung Quốc có triển vọng hoàn thành công tác sản xuất toàn bộ máy bay nguyên mẫu vào cuối năm 2015.
Máy bay chiến đấu số hiệu 2012 Trung Quốc xuất hiện trên mạng internet (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trung Quốc đang lắp ráp hoàn chỉnh 2 máy bay J-20 mới
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 20 tháng 7 đưa tin, diễn đàn mạng quốc phòng Pakistan ngày 16 tháng 7 đã công bố hình ảnh máy bay mẫu thử nghiệm thứ 4 của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ mới Trung Quốc có số hiệu là 2012, cho rằng, một chiếc máy bay hiện nay đang tiến hành thử nghiệm mặt đất, sẽ nhanh chóng bay thử.
Nguồn tin từ Pakistan cho biết, hiện nay, một chiếc máy bay nguyên mẫu J-20 tiếp theo số hiệu 2013 của Trung Quốc đang lắp ráp khoang vũ khí bên trong, trong khi đó, máy bay nguyên mẫu số hiệu 2014 hiện đang ở trong giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh.
Video đang HOT
Căn cứ vào thông tin trên một số phương tiện truyền thông, từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến nay, Trung Quốc hiện sử dụng tổng cộng 3 máy bay nguyên mẫu J-20 tiến hành bay thử, trên thân máy bay đánh số lần lượt là 2001, 2002 (sau đổi thành 2004) và 2011, trong đó máy bay 2011 đã bay thử vào ngày 1 tháng 3 năm 2014.
Máy bay chiến đấu số hiệu 2012 Trung Quốc xuất hiện trên mạng internet (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Cùng với việc biên chế 3 chiếc máy bay mới số hiệu 2012, 2013, 2014, số lượng máy bay nguyên mẫu bay thử sẽ tăng lên 6 chiếc.
Chuyên gia cho rằng, máy bay nguyên mẫu đánh số 2003 còn thiếu có thể là sử dụng thử nghiệm trên mặt đất, không tiết lộ trên mạng internet.
Trung Quốc 3 năm nữa sẽ sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu J-20?
Một bài viết khác trên trang mạng quân sự sina ngày 16 tháng 7 cho rằng, một máy bay J-20 mới vừa xuất hiện trên đường băng ở một nhà máy chế tạo máy bay tây nam Trung Quốc.
Do ngoại hình máy bay này không khác mấy so với J-20 số hiệu 2011, nên có thể phán đoán trạng thái công nghệ của 2 máy bay này cơ bản tương đồng, hầu như rất khó đưa ra phân tích J-20 lại có tiến bộ nào về công nghệ. Sự xuất hiện của J-20 số hiệu 2012 đánh dấu chương trình J-20 đạt được tiến triển quan trọng.
Được biết, máy bay nguyên mẫu số hiệu 2001 bay thử lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 1 năm 2011. Sau hơn 1 năm, máy bay nguyên mẫu số hiệu 2002 có sự thay đổi rất nhiều về chi tiết bề ngoài và đã trang bị nhiều thiết bị điện tử mới xuất hiện.
Trong khi đó, 2 năm sau khi xuất hiện máy bay số hiệu 2002, thì máy bay nguyên mẫu số hiệu 2011 có sự thay đổi tương đối lớn về chi tiết khí động học mới xuất hiện.
So sánh máy bay chiến đấu số hiệu 2012 và số hiệu 2011 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hơn nữa, chỉ 4 tháng sau khi máy bay số hiệu 2011 bay thử lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2014, máy bay nguyên mẫu số hiệu 2012 lại sắp bay thử, cho thấy, trạng thái công nghệ của J-20 đã có xu hướng ổn định, đã có thể tổ chức sản xuất loạt nhỏ ổn định.
Trong tương lai không xa, sẽ có nhiều máy bay J-20 đồng thời tiến hành bay thử, lần lượt tiến hành thử nghiệm các hệ thống con khác nhau như hệ thống điều khiển bay, tính năng tàng hình, thiết bị điện tử hàng không, vũ khí trang bị…
Cách làm này được chứng minh là có hiệu quả trong nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu J-15. Để đẩy nhanh tiến độ, trước đây Trung Quốc đã sử dụng ít nhất 6 máy bay nguyên mẫu J-15 để bay thử định hình, cuối cùng bảo đảm J-15 có thể nghiên cứu chế tạo thành công và đi vào hoạt động đúng thời gian.
Như vậy, sau khi nhiều máy bay nguyên mẫu đưa vào bay thử, tiến độ nghiên cứu chế tạo, trang bị máy bay J-20 cũng sẽ tiếp tục được đẩy nhanh.
Theo bài báo, nếu có thể bàn giao 3-4 máy bay J-20 trong năm 2014 để bay thử (hiện đã bàn giao 2 chiếc), đến khoảng năm 2017, J-20A đưa vào sản xuất loạt nhỏ là khả năng lớn.
Tưởng tượng về máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bắn tên lửa (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngoài ra, theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc, nếu Trung Quốc nhập khẩu thành công máy bay chiến đấu Su-35 của Nga thì ngoài việc giúp họ có khả năng mở rộng phạm vi tác chiến tới vùng biển xung quanh, trong đó có quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn giúp cho Trung Quốc đẩy nhanh hoàn thiện động cơ WS-15 để sớm trang bị cho máy bay chiến đấu J-20.
Khoe khoang: J-20 Trung Quốc hơn hẳn Shinshin Nhật Bản
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc còn tiến hành so sánh máy bay J-20 của Trung Quốc với máy bay Shinshin của Nhật Bản. Bài viết dẫn đài truyền hình TBS Nhật Bản ngày 12 tháng 7 chính thức công bố tư liệu về máy bay nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ATD-X Shinshin do Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển. Máy bay này xuất hiện sau khi nội các Shinzo Abe quyết định sửa đổi giải thích Hiến pháp và dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, đã thu hút sự chú ý rất lớn của truyền thông trong nước.
Theo báo Trung Quốc phán, nhìn vào tư liệu do Nhật Bản công bố, máy bay này còn nhiều hạn chế như chỗ tàng hình nắp bánh đáp xử lý rất kém, nắp khoang lái trực tiếp sử dụng sản phẩm máy bay huấn luyện kiểu cũ, cửa nạp thiết kế bình thường, không có khoang đạn, công nghệ có thể nghiệm chứng của nó sẽ rất có hạn.
Tưởng tượng về máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bắn tên lửa (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Bài báo cho rằng, trên thực tế, Nhật Bản không có kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu hoàn chỉnh trong thời đại máy bay thế hệ thứ ba, việc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã đứt đoạn về thế hệ, việc công bố máy bay Shinshin của Nhật Bản là để cổ vũ tinh thần, cân bằng mối lo ngại của xã hội Nhật Bản đối với sự phát triển về công nghệ quân sự và sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.
Nhưng, bài báo tự tin cho rằng, sự xuất hiện của máy bay J-20 số hiệu 2012 tiếp tục khẳng định việc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc đã “vượt xa” Nhật Bản.
Theo Giáo Dục
Tham vọng "không tưởng" về tàu sân bay của Trung Quốc
Một báo cáo cho rằng Trung Quốc sẽ có một tổ hợp tàu sân bay trong vòng 3 năm tới. Sẽ là điên rồ nếu như đánh cược vào điều đó.
Một bài viết được đang tải trên tờ Strait Times (Singapore) ngày 5/6 vừa qua cho rằng, Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội. Khi xem xét các báo cáo trong những năm gần đây, có thể thấy điều đó là khá rõ ràng. Theo đó, Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai ba tổ hợp tác chiến tàu sân bay mới (CBG) trên biển, với tổ hợp đầu tiên được hy vọng là sẽ hoàn thành trong 3 năm nữa.
Strait Times dường như đã có được thông tin từ GI Zhou, một tờ tin tức nội bộ được xuất bản tại Australia và "rất nổi tiếng trong việc phân tích, bình luận về những ấn phẩm liên quan tới quốc phòng Trung Quốc".
Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang duy trì một tàu sân bay được tân trang lại là Liêu Ninh, vốn chính thức được đưa vào hoạt động hồi tháng 11/2012 sau nhiều năm nỗ lực hiện đại hóa. Hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh có rất ít ý nghĩa về mặt quân sự, do Trung Quốc chưa có khả năng thực sự để phát triển một CBG đầy đủ. Hầu hết các chuyên gia coi Liêu Ninh là một tàu huấn luyện nhằm làm chủ những quy trình phức tạp của những tàu sân bay hiện đại. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy một số kế hoạch đầy tham vọng về tàu sân bay mới được cho là của Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Theo kế hoạch thì tàu sân bay mới của PLAN sẽ có chiều dài là 320m và lượng dãn nước là 85.000 tấn. Tàu Liêu Ninh chỉ có chiều dài là 300m và lượng dãn nước là 67.000 tấn. Báo cáo cũng cung cấp thông tin về thiết bị vận chuyển ở hai bên boong tàu sẽ trợ giúp trong việc chuyển máy bay từ nhà chứa máy bay lên boong đối với máy bay vận hành trên tàu sân bay. Một điều đáng quan tâm là sự phát triển của một bệ phóng máy bay điện tử với độ dài khoảng 120-150m ở góc của boong chứa máy bay, giống như bệ đà trên tàu Liêu Ninh để giúp các máy bay cất cánh nhanh hơn.
Một điều đáng chú ý hơn là lời đồn đoán về máy bay và những thiết bị mới sẽ được sử dụng trên tàu. Tờ Strait Times cho biết tàu sân bay mới này có thể mang được tối đa 50 máy bay chiến đấu J-15B, mặc dù trên thực tế giới hạn chỉ khoảng 46 chiếc J-15B và 6 chiếc trực thăng Ka-31 hoặc trực thăng cảnh báo sớm.
Trong tương lai, tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc thậm chí có thể mang theo máy bay tàng hình: "Tàu sân bay thế hệ mới có thể mang theo từ 25-27 máy bay tàng hình J-20, loại này được kỳ vọng sẽ thay thế cho J-15B như là máy bay tiêm kích thế hệ mới hoạt động trên tàu sân bay".
Tuy nhiên, tính thực tế về những báo trên là rất khó dự đoán chính xác. Khi xem xét những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình phát triển và hạ thủy tàu sân bay Liêu Ninh, thật khó để Bắc Kinh phát triển đầy đủ một tàu sân bay thế hệ mới trong tương lai gần.
Có vẻ như báo cáo trên chứa đựng nhiều mong muốn hơn là tính khả thi. Cho dù Bắc Kinh đang có kế hoạch triển khai 4 tàu sân bay - Liêu Ninh và 3 tàu sân bay mới - thì công việc vẫn còn rất bề bộn và đầy thách thức. Khi tính đến những khó khăn đi kèm trong việc xây dựng, triển khai và thử nghiệm rồi việc huấn luyện thủy thủ đoàn cho 3 tàu sân bay mới với những mục tiêu như Trung Quốc đã đề ra, thì tham vọng có vẻ nhiều hơn là thực tế.
Nên nhớ rằng, không phải cứ đưa một tàu sân bay ra khơi là tự nó có thể hoạt động được, mà còn phải có lực lượng bảo vệ, cung cấp năng lượng (nếu không phải là tàu hạt nhân) và phải có những kỹ năng cần thiết để biến nó thành một "cỗ máy chết người". Một tàu sân bay hiện đại sẽ mang theo nhiều tham vọng và như đã trình bày ở trên, nó cần nhiều thời gian và nhiều nỗ lực.
Mặc dù vẫn còn hoài nghi về tốc độ triển khai những vũ khí phức tạp và đắt đỏ như vậy, Bắc Kinh đã có khả năng làm những nhà phân tích quân sự phương Tây ngạc nhiên trong quá khứ với những nỗ lực phát triển công nghệ chống tiếp cận, tấn công mạng, vũ khí siêu thanh và nhiều loại vũ khí khác.
Có thể Trung Quốc sẽ có đủ 4 tàu sân bay vào một thời điểm nào đó, nhưng nếu trong 3 năm nữa thì đó là một sự mơ hồ thái quá.
Theo Công Thuận
Báo tin tức/Diplomat
Lộ ảnh Trung Quốc dùng máy bay chở khách thử radar cho J-20 Một chiếc máy bay chở khách Tu-204 của Cơ sở thử nghiệm bay Trung Quốc (CTFE) vừa được hoán cải để lắp đặt radar của máy bay chiến đấu tàng hình ở phần mũi. Trước đó, chiếc Tu-204 do Nga chế tạo này đã được Trung Quốc hoán cải làm máy bay thử nghiệm công nghệ tiếp dầu trên không. Dựa theo cấu...