Trung Quốc cung cấp vũ khí, làm nội chiến bùng phát ở Nam Sudan
Một báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm 25.8 cho hay năm 2014, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí cho chính phủ của Nam Sudan, vài tháng trước khi cuộc nội chiến bùng phát ở nước này, theo AP.
Trung Quốc cung cấp vũ khí, làm nội chiến bùng phát ở Nam Sudan – Ảnh minh họa: AFP
Theo bản báo cáo lần đầu tiên được công bố, công ty nhà nước Trung Quốc North Industries Corp. (Norinco) cung cấp cho chính phủ Nam Sudan 100 hệ thống phóng tên lửa dẫn đường chống xe tăng, 1.200 tên lửa, 2.400 súng phóng lựu (RPG), 10.000 súng trường tự động và 24 triệu viên đạn các loại.
Tổng trị giá vũ khí Trung Quốc cung cấp cho Nam Sudan khoảng 20 triệu USD, theo bản báo cáo. Báo cáo còn cho hay quân đội của Nam Sudan còn tiếp nhận thêm từ Trung Quốc 5 trực thăng tấn công kể từ khi cuộc xung đột bùng phát giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối.
Video đang HOT
Nam Sudan xảy ra nội chiến từ tháng 12.2013, và cuộc bạo động của lực lượng nổi dậy bắt đầu leo thang chống lại chính phủ kể từ khi mẫu thuẫn giữa 2 bên thêm sâu sắc. Ngược lại, quân chính phủ cũng chống trả quyết liệt. Cuộc nội chiến khiến hàng ngàn người thiệt mạng, 1,6 triệu người mất nhà cửa hoặc phải thay đổi nơi ở.
Một báo cáo khác trước đó của Liên Hiệp Quốc cho biết, quân đội của chính phủ còn bạo hành, hãm hiếp trẻ em và thiêu sống thường dân, theo AP.
Cuộc nội chiến ở Nam Sudan gây lo lắng cho cộng đồng quốc tế. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đang cân nhắc cấm vận đối với Nam Sudan nếu chính phủ nước này không ký thỏa thuận ngừng chiến với lực lượng nổi dậy. Liên Hiệp Quốc cũng đang điều tra tổ chức đứng đằng sau cung cấp tài chính cho cả 2 bên, dẫn đến nội chiến bùng phát ở nước này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Bức màn sắt' chia tách EU: Trở về thời xưa
Cách đây hơn 25 năm, EU hết lời đề cao việc Hungary mở cửa biên giới với Áo và coi đó là khởi đầu cho sự kết thúc của cái gọi là "Bức màn sắt" chia tách châu lục.
EU nói riêng và châu Âu nói chung đang trở về thuở xưa và lấy quá khứ đã qua làm đích đến trong tương lai - Ảnh minh họa: Reuters
Cho tới thời điểm ấy, EU nói riêng và cả phương Tây nói chung coi việc dỡ bỏ bức màn nói trên là mục tiêu và một biểu tượng cho hệ giá trị của mình. Vậy mà hiện tại, ở châu Âu lại đang dần hình thành bức tường tương tự.
Hungary rào chắn biên giới với Serbia và Serbia làm tương tự tại biên giới của nước này với Macedonia. Hy Lạp và Bulgaria phong tỏa biên giới của họ với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều thành viên EU đã lên tiếng đòi xem xét lại Hiệp ước Schengen về một "châu Âu không có biên giới".
EU nói riêng và châu Âu nói chung đang trở về thuở xưa và lấy quá khứ đã qua làm đích đến trong tương lai. Cuộc nội chiến ở Ukraine, căng thẳng và đối đầu giữa Nga với phương Tây... càng làm cho việc trở về thời xưa này thêm hoàn hảo.
Nhìn từ góc độ lợi ích của EU và các thành viên EU thì chuyện tương lai là quá khứ này thật dễ hiểu. Vấn đề Ukraine động chạm đến cục diện quyền lực và tương quan lực lượng ở châu Âu và trên thế giới. Vấn đề người tị nạn hiện đã trở thành thách thức thời sự cấp bách nhất đối với EU.
Vì bế tắc đối sách mà EU phải sử dụng lại đối sách ở thời xưa và vì thế không thể tránh khỏi bị coi là đạo đức giả. Nhưng nếu nhìn vào những gì mà EU lâu nay cổ súy và đề cao thành lý tưởng cho hợp tác và liên kết châu lục thì mới thấy hết cái lá mặt lá trái trong chính sách của EU. Mục đích thần thánh hóa công cụ chính ở đấy.
La Phù
Theo Thanhnien
Nội chiến quyền lực - mặt tối của các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc Những người thừa kế sáng giá "tương tàn", giành quyền kiểm soát tập đoàn "khủng" không chỉ là chuyện trong kịch bản phim Hàn Quốc. Đó là thực tế hiện hữu khá lâu ở các tập đoàn gia đình trị hàng đầu nước này như Samsung, Hyundai, Kumho, Lotte, Hanjin... Ông Shin Kyuk-ho, 92 tuổi - Ảnh chụp màn hình trang Koreajoongangdaily Cuộc...