Trung Quốc công nhận livestream bán hàng là nghề nghiệp
Trung Quốc vừa công bố danh sách 10 ngành nghề mới, trong đó, các lĩnh vực liên quan đến công nghệ như livestream, kỹ sư blockchain, tiếp thị Internet.
Theo SCMP, việc công nhận livetream là nghề nghiệp là điều không quá ngạc nhiên. Khi Covid-19 bùng phát, việc bán hàng qua mạng đã trở nên phổ biến. Mô hình này được đánh giá là tiện lợi bởi người dùng không cần đến trực tiếp các cửa hàng mà vẫn có thể xem món hàng cần mua, cũng như tương tác tức thời với người bán.
Thị trường thương mại điện tử qua livestream của Trung Quốc vượt 433 tỷ nhân dân tệ (61 tỷ USD) trong các giao dịch năm 2019, theo số liệu của iiMedia.
Bên cạnh livestream, Trung Quốc cũng công nhận các lĩnh vực trực tuyến khác là nghề nghiệp, gồm chuyên gia tiếp thị Internet và chuyên gia dịch vụ học tập trực tuyến. Những người làm kiểm duyệt trực tuyến cũng được thừa nhận là nghề chính thức.
Video đang HOT
Bất chấp lệnh cấm về tiền điện tử vào năm 2017, Trung Quốc vẫn công nhận một số ngành nghề liên quan đến blockchain, gồm kỹ sư blockchain và nhà điều hành ứng dụng blockchain.
Ngoài ra, có hai nghề mới khác là nhà khai thác in 3D và kiểm tra axit nucleic. Riêng nghề kiểm tra axit nucleic ra đời nhằm đáp ứng ngày càng tăng việc xét nghiệm người nhiễm Covid-19 trong và sau đại dịch.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã công nhận nhiều ngành nghề mới liên quan đến lĩnh vực trực tuyến, trong đó có người chơi game esports, người điều khiển máy bay không người lái (drone) và kỹ sư AI.
Trung Quốc hiện có gần 19.000 ngành nghề được công nhận chính thức. Đầu năm nay, nước này cũng bổ sung kỹ sư thực tế ảo và nhân viên giao hàng theo yêu cầu vào danh sách.
CEO công nghệ kiếm hàng triệu USD từ livestream bán hàng
Dong Mingzhu, nữ chủ tịch hãng Gree Electric, bán được số đồ gia dụng trị giá 43,7 triệu USD sau ba tiếng livestream.
Vài năm qua, livestream đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trên Internet thường được các công ty thuê để quảng bá thương hiệu cho họ. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng nhiều CEO hoặc lãnh đạo cao cấp của các công ty xuất hiện trước ống kính camera để livestream giới thiệu về sản phẩm.
Li Jing, Giám đốc công ty chuyên về trang trí nội thất Mendale Textile, kiếm 3,5 triệu USD sau buổi livestream kéo dài bốn tiếng trong tháng 3. Trong khi đó, James Liang, Chủ tịch Trip.com, bán các gói du lịch trị giá 8,4 triệu USD sau năm lần livestream, mỗi lần khoảng một giờ đồng hồ. Tương tự, ngày 10/3, bà Dong Mingzhu, "sếp" của Gree Electric, bán được số đồ gia dụng có tổng giá trị 43,7 triệu USD sau ba tiếng livestream.
CEO của Gree, Trip.com... livestream và sáng tạo nội dung để bán hàng.
Các nền tảng được ưa chuộng cho livestream ở Trung Quốc là trang thương mại điện tử Taobao và JD, trong khi các mạng xã hội như Douyin (phiên bản Trung Quốc của TikTok) và Kuaishou cũng đang được chú ý nhiều hơn.
Livestream thậm chí đang thay đổi thói quen mua sắm của không ít người tiêu dùng. Chẳng hạn, khi lựa chọn son, nhiều người tìm đến các buổi livestream thay vì dùng thử tại cửa hàng. Nếu muốn mua hoa quả và rau củ, có rất nhiều "ngôi sao" nông dân đang mô tả về các mặt hàng trong nông trại của họ trên Kuaishou. Thậm chí, một người còn bỏ ra 5,6 triệu USD để mua tên lửa thương mại Kuaizhou-1A qua một buổi livestream trên Taobao.
Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc khiến người dân phải ở nhà, văn phòng đóng cửa, các CEO phải tìm hướng đi mới. Một trong những hướng đi đó là trực tiếp bán hàng online. Ngoài những ví dụ ở trên, còn có thể kể đến Qian Jinbo, chủ tịch hãng giày Red Dragonfly, Liu Minghui, nhà sáng lập China Gas, Chen Xiaodong, CEO của Intime Retail Group...
Tuy nhiên, những người trong lĩnh vực sáng tạo nội dung cho biết, sự xuất hiện của CEO có thể tạo sự mới lạ ban đầu, nhưng nếu họ cứ nói mãi về một chủ đề trong thời gian dài, lượng người xem sẽ giảm đi. Các CEO sẽ phải sáng tạo hơn nữa khi giới thiệu sản phẩm để duy trì tỷ lệ tương tác cao.
Chẳng hạn, Hou Yi, CEO của chuỗi siêu thị Hema thuộc Alibaba tham gia cuộc đua bóc vỏ tôm trong buổi streaming với Viya - một người nổi trên mạng xã hội Trung Quốc. Hay James Liang mặc các trang phục địa phương để giới thiệu các gói du lịch khuyến mại cho Trip.com.
Đặc biệt, Luo Yonghao, CEO công ty điện thoại Smartisan, kiếm được 15,5 triệu USD trong ba tiếng thông qua nền tảng bán hàng livestream hồi tháng 4. Đáng chú ý là Luo không bán bất cứ sản phẩm nào của công ty. Thay vào đó, ông hợp tác với Douyin để làm "ngôi sao streamer", bán từ đồ ăn cho đến thiết bị của một loạt thương hiệu khác.
Trường hợp của Luo cho thấy CEO các công ty hoàn toàn có thể trở thành những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng, mang lại những nguồn thu mới cho công ty.
Theo iiMedia Research, tổng giá trị của các giao dịch thông qua livestream tại Trung Quốc đạt 61 tỷ USD trong năm 2019. Do ảnh hưởng của Covid-19, lĩnh vực này đang tăng trưởng đột phá và được dự đoán đạt 129 tỷ USD trong năm nay.
Trung Quốc cấm nghệ sĩ từng dính bê bối bán hàng qua livestream Phạm Băng Băng và Lý Tiểu Lộ là những ngôi sao lớn dính vào hàng loạt bê bối đời tư. Sau khi bị cấm sóng trên các phương tiện truyền thông, họ kinh doanh qua mạng xã hội. Ngày 5/5, trang 163 của Trung Quốc đưa tin về việc Tổng cục phát thanh và truyền hình Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm...