Trung Quốc công khai hình ảnh khách du lịch ra Hoàng Sa
Bắc Kinh cho phép các phóng viên lên tàu đưa tin nhằm quảng bá về việc du khách nước này ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, động thái có thể gây phản tác dụng cho chính sách của Trung Quốc.
Theo hai phóng viên Peng Peng và Jack Chang của AP, hôm 14/9, một chiếc tàu chở theo 168 người Trung Quốc đi tới tham quan quần đảo Hoàng Sa, nơi cách đảo Hải Nam hơn 320 km. Những người này đua nhau chụp ảnh cùng lá cờ của Trung Quốc. Cách đó vài dặm, một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc lặng lẽ đi qua đi lại.
Tàu Coconut Princess chuyên chở khách du lịch Tam Á, Hải Nam, ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuyến du lịch này kéo dài 5 ngày với chi phí từ 1.200 đến 2.000 USD mỗi người. Tính từ tháng 5 năm ngoái đến nay, công ty du lịch của Trung Quốc đã đưa khoảng 3.000 người Trung Quốc tới quần đảo này. Các phóng viên AP là nhóm đầu tiên trong giới phóng viên nước ngoài tham gia.
Hồi đầu tháng 5 vừa qua, tại khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hàng động này. Giữa tháng 7, Trung Quốc rút giàn khoan về đảo Hải Nam.
Video đang HOT
Bernard Loo Fook Weng, một giáo sư nghiên cứu quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore cho rằng việc “khuấy lên sự hăng hái của chủ nghĩa dân tộc” có thể mang lại kết quả trái với mong đợi của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, bởi rất có thể sau này họ lại chọn một cách tiếp cận hòa giải với các nước láng giềng cùng có tranh chấp ở Biển Đông.
“Chơi con bài dân tộc luôn tiềm ẩn nguy hiểm bởi bạn có thể mở cửa cho những lực lượng mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng nếu Trung Quốc thực sự muốn củng cố yêu sách ở Hoàng Sa và nếu cần thiết phải dùng đến quân đội, thì họ cần dân chúng đứng về phía họ”, Weng nói.
Chính phủ Trung Quốc trả tiền cho dân đến sống ở Hoàng Sa. Ngư dân Fan Qiusheng, cũng như 18 người sống cùng, nhận được 220 USD mỗi tháng cùng với thực phẩm, nước uống, điện và các đồ dùng thiết yếu khác. Vợ ông và 5 đứa con sống ở Hải Nam, cứ hai tháng ông lại về thăm gia đình một lần.
Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ trái phép từ năm 1974. Hiện Trung Quốc triển khai hàng trăm quân ở Hoàng Sa và thậm chí xây dựng các trụ sở chính ở các đảo phía bắc.
Việt Nam liên tục phản đối các hành động vi phạm chủ quyền mà Trung Quốc thực hiện, khẳng định sự chiếm đóng bằng vũ lực của Bắc Kinh với quần đảo Hoàng Sa là vô giá trị. Hà Nội khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo VnExpress
Tập Cận Bình: Dân Trung Quốc đi du lịch nên ngưng ăn mì, không xả rác bừa bãi
Các hành vi phản cảm phổ biến ở nhóm người này là nói chuyện ồn ào, nhảy cóc khi xếp hàng và xâm hại các di tích văn hóa.
Khách du lịch Trung Quốc khi ra nước ngoài thường bị than phiền về những hành vi thiếu văn minh.
Bưu điện Hoa Nam ngày 18/9 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiển trách các hành vi thiếu văn hóa của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời ông kêu gọi họ nên ứng xử tốt hơn mỗi khi đi du lịch.
Nhận xét nhẹ nhàng của Tập Cận Bình được đưa ra trong chuyến thăm chính thức đầu tuần này đến Maldeives, một địa điểm du lịch khá phổ biến của dân Trung Quốc. China News Service dẫn lời Tập Cận Bình kêu gọi người dân: "Không xả rác khắp mọi nơi, không làm tổn hại các rặng san hô. Ít ăn mì ăn liền và hải sải địa phương".
Một số du khách Trung Quốc đã bị chỉ trích rất nhiều trong những năm gần đây mỗi khi đi du lịch nước ngoài. Các hành vi phản cảm phổ biến ở nhóm người này là nói chuyện ồn ào, nhảy cóc khi xếp hàng và xâm hại các di tích văn hóa.
Theo một cựu nhân viên khách sạn 5 sao tại Maldives cho biết, khách sạn nơi anh làm việc đã ngừng cung cấp nước nóng để ngăn chặn khách du lịch Trung Quốc ăn mì ăn liền vì nhiều người sử dụng thực phẩm giá rẻ này để tiết kiệm tiền.
Khi gặp gỡ nhân viên đại sứ quán và các doanh nghiệp Trung Quốc tại Maldives, ông Bình cho biết người dân Trung Quốc thực hiện khoảng 100 triệu chuyến du lịch nước ngoài một năm.
Một khi Trung Quốc trở nên giàu có, những nơi người dân sẽ đi du lịch sẽ lan rộng ra các nước châu Á, xa hơn là châu Âu, Mỹ, Úc như mực lan trong nước. Ông yêu cầu Hoa kiều tại Maldives nên tạo một hình ảnh tốt đẹp trong mắt người dân sở tại.
Tháng 5 năm ngoái, Uông Dương, Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng thừa nhận rằng hành vi thiếu văn minh của công dân nước ông khi đi du lịch nước ngoài đã làm xấu hình ảnh đất nước.
Ông Dương cho biết, những hành vi thiếu văn minh bao gồm nói chuyện ồn ào nơi công cộng, nhổ nước bọt bừa bãi, khắc tên viết chữ vào các danh lam thắng cảnh..
Theo Giáo Dục