Trung Quốc công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku
Chính phủ Trung Quốc ngày 25/9 đã công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), trong đó khẳng định các tài liệu lịch sử nói rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên và khai thác quần đảo này.
Quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Sách Trắng, có tiêu đề “Điếu Ngư – Vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành.
Sách Trắng nêu rõ quần đảo Điếu Ngư cùng các đảo phụ cận và các vỉa đá ngầm nằm ở phía Đông Bắc đảo Đài Loan của Trung Quốc và là nhánh của đảo Đài Loan.
Các đảo phụ cận của Điếu Ngư, theo Sách Trắng, bao gồm Điếu Ngư Đảo (Nhật gọi là Uotsuri), Hoàng Vĩ Tự (Kuba-jima), Xích Vĩ Tự (Taisho-jima), Nam Tiểu Đảo, Bắc Tiểu Đảo, Nam Tự, Bắc Tự và Phi Tự.
Theo tài liệu trên, tổ tiên của người Trung Hoa đã lần đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Điếu Ngư trong quá trình lao động sản xuất và đánh bắt cá tại vùng biển này. Sách Trắng cũng dẫn các thư tịch cổ của Trung Quốc nói rõ quần đảo Điếu Ngư còn được gọi là Điếu Ngư Tự hay Điếu Ngư Đài.
Video đang HOT
Theo Sách Trắng, khối lượng lớn tài liệu về quần đảo Điếu Ngư có thể tìm thấy trong văn bản tấu trình của các sứ thần trong triều đại phong kiến Trung Quốc.
“Vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư là ngư trường truyền thống của Trung Quốc. Ngư dân Trung Quốc nhiều đời nay đã gắn bó với hoạt động đánh bắt ở những vùng biển này. Trong quá khứ, quần đảo Điếu Ngư được sử dụng như một cọc tiêu trên biển cho người dân Trung Quốc sống ở vùng duyên hải Đông Nam”, Sách Trắng khẳng định.
Cũng theo Sách Trắng, ngay cả các bản đồ của nước ngoài cũng cho thấy quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Nhật Bản lợi dụng cuộc chiến tranh Trung-Nhật tháng 7/1894 để chiếm đoạt quần đảo Điếu Ngư, coi đây là hành động trái phép và không có giá trị.
Sách Trắng nói rõ, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các văn kiện pháp lý quốc tế như “Tuyên ngôn Cairo” và “Thông cáo chung Potsdam”, thì quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc, cho dù Nhật Bản có áp dụng bất cứ việc làm đơn phương nào đối với đảo Điếu Ngư cũng đều không thể thay đổi được sự thật này.
Hiện phía Nhật Bản chưa đưa ra phản ứng chính thức
Theo Dantri
Tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật
Chính phủ Nhật đã ra phản đối chính thức khi hôm nay 3 tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật áp sát một tàu hải giám Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong bức ảnh do hãng thông tấn Kyodo của Nhật đưa ra ngày 24/9.
Động thái của phía Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi nước này hủy các buổi lễ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á và giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hủy chuyến đi dự kiến vào ngày hôm nay tới Tokyo của họ.
Tân Hoa xã dẫn nguồn Cục hải dương nhà nước Trung Quốc cho hay, 2 tàu hải giám đang tiến hành tuần tra "bảo vệ chủ quyền" gần quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật gọi là Senkaku.
Còn Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết một tàu ngư chính Trung Quốc cũng được phát hiện ở bên trong vùng biển Nhật tuyên bố chủ quyền.
Nhật đã đưa ra phản đối chính thức đối với Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung-Nhật đã rơi xuống mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua sau khi Nhật mua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng này, gây ra làn sóng biểu tình chống Nhật rộng khắp các thành phố ở Trung Quốc.
"Trong những ngày gần đây, Nhật liên tục khiêu khích sự việc liên quan đến quần đảo Điếu Ngư, vi phạm nghiêm trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc", Tân Hoa xã cho hay.
Các tàu tuần tra Trung Quốc triển khai là nhằm thực hiện "quyền tài phán" đối với quần đảo, hãng thông tấn này cho biết thêm.
"Theo luật hiện hành của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, các tàu này tiếp tục thực hiện quyền tuần trao bảo vệ chủ quyền thường kỳ đối với vùng lãnh hải quanh quần đảo Điếu Ngư".
Trong khi đó phía Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đã yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi song không nhận được phản ứng gì, một quan chức Nhật cho hay.
Trong một động thái khác có thể làm phức tạp thêm tình hình, một nhóm ngư dân Đài Loan cho biết họ dự định đi tàu tới vùng biển gần quần đảo vào cuối ngày hôm nay, nhằm khẳng định quyền đánh bắt của họ ở đó.
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo nằm ở trong khu vực dồi dào thủy sản và được dự đoán có trữ lượng dầu khí lớn này.
Cụ thể một hạm đội khoảng 78 chiếc tàu cá dự kiến rời cảng Suao, huyện Ilan, đông bắc Đài Loan vào cuối ngày hôm nay. "Điếu Ngư Đài (theo cách gọi quần đảo của Đài Loan) từ nhiều thế kỷ nay đã là ngư trường truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi cam kết dùng mạng sống của chúng tôi để bảo vệ nó, nếu không chúng tôi sẽ có lỗi với tổ tiên", Chen Chun-sheng, người đứng đầu hiệp hội Suao cho biết vào dịp cuối tuần vừa qua. Cũng theo ông Lin, đội tàu này dự kiến tới nơi vào ngày thứ ba và đến vùng biển 12 hải lý quanh quần đảo.
Theo Dantri
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đàm phán Liên quan đến việc tranh chấp lãnh hải, phía Trung Quốc đã điều 11 tàu hải giảm tới gần quần đảo Điếu Ngư, trong khi đó phía Nhật Bản tuyên bố sẽ cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp có thể... Làn sóng các cuộc biểu tình chống Nhật để biểu thị sự phẫn nỗ trước việc Tokyo quốc hữu...