Bắc Kinh phản bác chỉ trích tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản
Việc tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu quốc phòng của nước này – Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liu Weimin/Lưu Vị Dân cho biết hôm 4/6 trong một cuộc họp báo.
Quân đội Trung Quốc. Ảnh Reuters
Tuyên bố trên của ông Liu được coi là một động thái chính thức của Bắc Kinh đáp lại những lời chỉ trích gần đây của phía Nhật Bản cho rằng sự gia tăng ngân sách quốc phòng mạnh mẽ của Trung Quốc thiếu sự minh bạch.
Ngày 2/6, phát biểu tại hội nghị “Đối thoại Shangri-la”, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Shu Watanabe đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng mạnh của Trung Quốc và cho rằng tín hiệu này là một mối “đe dọa” đối với Tokyo.
Theo lý giải của người phát ngôn Liu Weimin, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc luôn tăng trưởng một hoặc hai con số trong suốt hai thập kỷ qua.
“Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của một số quốc gia những năm 1960 và 1970, họ cũng đạt được sự tăng trưởng hai con số về ngân sách quốc phòng của họ trong nhiều thập kỷ” – ông Liu nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin
Video đang HOT
Theo lập luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao này, với diện tích 9,6 triệu km2, đường biên giới đất liền dài khoảng 22.000 km và đường biên giới bờ biển dài 18.000 km (ôm trọn khu vực Biển Đông-PV), Trung Quốc là một nước lớn và không hoàn toàn thống nhất; đồng thời cũng phải đối mặt với các mối đe dọa quân sự từ nhiều hướng khác nhau.
“Trung Quốc cần phải đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của mình” – ông Liu nói.
“Quan trọng hơn nữa, chính sách quốc phòng và chiến lược của Trung Quốc là minh bạch và nó không bao giờ là một lựa chọn để Trung Quốc tìm kiếm sự thống trị sau khi đã đạt được sức mạnh” – ông Liu nói thêm.
Ông này còn mạnh miệng tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng: “Trung Quốc không có ý định thách thức bất cứ ai, và không gây ra mối đe dọa cho bất cứ quốc gia nào”.
“Trung Quốc đang liên tục cải thiện tính minh bạch quân sự của mình” – ông Liu nói khi đề cập đến vấn đề sách trắng quốc phòng của nước này.
Vào ngày 2 tháng 6 vừa rồi trong Đối thoại Shangri-La Nhật đã bày tỏ lo ngại về sự thiếu minh bạch trong ngân sách quốc phòng rất lớn của Trung Quốc và cho rằng điều này đã gây ra một “mối đe dọa” với Nhật Bản.
Ông Shu Watanabe
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 11.2% mỗi năm và đã lên 106 tỉ đô la Mỹ vào năm 2012. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Shu Watanabe cho biết động thái này của Trung Quốc đã làm dậy sóng trong khu vực và đặc biệt là Nhật Bản.
Trong hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực Châu Á – Đối thoại Shangri-La – ở Singapore mới kết thúc, Shu Watanabe đã trao đổi với các bộ trưởng quốc phòng và các quan chức cấp cao của các nước có mặt tại hội nghị rằng: “Có dấu hiệu tăng ngân sách quốc phòng và điều đó không minh bạch”.
Ông cho biết do sự thiếu minh bạch đó nên Nhật không biết chi tiết về việc Trung Quốc chi tiêu cho quốc phòng như thế nào.
“Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng lên, họ muốn tăng cường khả năng gì và mục đích của họ là gì đều không rõ ràng và như thế đó là một mối đe dọa”, ông thêm vào.
Ông cũng cho biết vấn đề này đã khiến Nhật lo ngại và trái với mối quan hệ kinh tế và văn hóa vẫn tích cực giữa Nhật Bản và Trung Quốc: ” Trên mặt trận quân sự có một vài mối lo. Tôi nghĩ trên mặt trận đó tất cả các nước đều như nhau”.
Việc gia tăng ngân sách quốc phòng và lập trường ngày càng lộ rõ, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Châu Á khác (trong đó có Việt Nam – PV) đã gây lo ngại không chỉ trong khu vực mà cho cả Mỹ. – Duy Vũ/GDVN
Theo GDVN
Triều Tiên dọa sẽ tiếp tục tăng cường răn đe hạt nhân đối phó với Mỹ
Bình Nhưỡng sẽ "tăng cường răn đe hạt nhân nếu Mỹ tiếp tục các chính sách thù địch của mình".
Theo Reuters, ngày 22/5, Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường răn đe hạt nhân sau khi Washington cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Đại diện Hàn Quốc (giữa), Nhật Bản (trái) và Mỹ tại các cuộc đàm phán ba chiều về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao ở thủ đô Seoul ngày 21/5/2012.
Tuần trước, trong hội nghị G8 diễn ra tại Mỹ, các nhà lãnh đạo thế giới đã lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng cần phải tuân thủ các quy định quốc tế về vấn đề hạt nhân và sẽ phải đối mặt với sự cô lập sâu sắc hơn nữa nếu tiếp tục "các hành động khiêu khích".Tuy nhiên, ngày 22/5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này cho biết, Bình Nhưỡng sẽ "tăng cường răn đe hạt nhân nếu Mỹ tiếp tục các chính sách thù địch của mình" và lập kế hoạch "gây áp lực" để đối phó với Washington.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã ngày 22/5 cũng đưa tin cho biết, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã chính thức lên tiếng bác bỏ các cáo buộc cho rằng quốc gia này đang chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm hạt nhân cùng với chương trình phát triển vệ tinh hòa bình của mình.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Bình Nhưỡng chỉ có kế hoạch phát triển công nghệ vệ tinh để sử dụng cho mục đích hòa bình chứ không có ý định tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân hoặc bất kỳ hoạt động quân sự nào khác.
Các cáo buộc cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm hạt nhân mà Mỹ và các cường quốc khác đưa ra chỉ là bằng chứng cho thấy sự tiếp tục các chính sách thù địch của họ đối với CHDCND Triều Tiên - người phát ngôn cho biết thêm.
Mỹ và các đồng minh tin rằng Triều Tiên đang bí mật tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 3 sau khi vụ phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh lên quỹ đạo thất bại.
Theo GDVN
Mỹ: Trung Quốc bố trí 1200 quả tên lửa nhằm thẳng vào Đài Loan Trung Quốc vẫn bố trí cả ngàn quả tên lửa tầm ngắn ở vùng duyên hải Đông Nam hướng về phía Đài Loan, trong đó chủ yếu là tên lửa đạn đạo SRBM tầm bắn 1000 km, với 200 đến 250 dàn phóng. Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 19/5 đưa tin, Báo cáo tình hình quân sự Trung Quốc năm 2012...