Trung Quốc công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19
Được biết, đây là kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người của vaccine Covid-19 đầu tiên được chính thức công bố trên thế giới.
Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc hôm 22/5 vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người của vaccine phòng Covid-19. Đây cũng là kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người của vaccine Covid-19 đầu tiên được chính thức công bố trên thế giới.
Nhóm nghiên cứu của Viện sỹ Trần Vi. Ảnh: CCTV
Nhóm nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của Viện sĩ Trần Vi thuộc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn I của vaccine Covid-19 do nhóm thực hiện trên tuần san y khoa uy tín “The Lancet”. Kết quả cho thấy, loại vaccine này an toàn và đáp ứng miễn dịch tốt. Sau 28 ngày tiêm, 108 tình nguyện viên không xuất hiện các phản ứng bất thường nghiêm trọng nào.
Video đang HOT
Theo Viện sỹ Trần Vi, kết quả này là một cột mốc quan trọng, cho thấy loại vaccine này có triển vọng và có thể tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh, việc nghiên cứu và phát triển vaccine phòng Covid-19 đứng trước những thách thức chưa từng có, khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch không hẳn chứng minh loại vaccine này có thể bảo vệ con người hoàn toàn miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2. Những kết quả này cho thấy viễn cảnh tích cực của trong quá trình nghiên cứu, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể chính thức đưa vaccine ra thị trường.
Được biết, đây là kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người của vaccine Covid-19 đầu tiên được chính thức công bố trên thế giới. Trước đó, đây cũng là loại vaccine đầu tiên trên trên giới bước vào giai đoạn II thử nghiệm lâm sàng trên người.
Hiện Trung Quốc đã có 5 loại vaccine Covid-19 được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người. 2575 tình nguyện viên đã được tham gia thử nghiệm. Nếu thuận lợi, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II sẽ kết thúc vào tháng 7 tới./.
WHO đưa thêm 1 loại vaccine Covid-19 của Nga vào danh sách triển vọng
Tổ chức Y tế Thế giới (22/5) đã đưa loại vaccine mới của Nga vào danh sách các vaccine triển vọng ngừa Covid-19.
Các nhà sinh học tại Đại học tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomonoxop (LB Nga) đã phát triển một loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các loại vaccine triển vọng.
WHO đưa thêm 1 loại vaccine Nga vào danh sách thuốc triển vọng (Ảnh: Tass).
Theo thông báo của trường Đại học tổng hợp quốc gia Moscow (MGU), các nhà sinh học của nhà trường đã tạo ra một số nguyên mẫu vaccine đa trị trên cơ sở virus thực vật.
Thông báo cho biết, các nhà sinh học MGU dựa trên virus thực vật đã tạo ra một số nguyên mẫu của vaccine đa trị chống lại virus corona gây ra các bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do SARS-CoV-2 (Covid-19), Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và virus corona ở loài dơi có khả năng ảnh hưởng tới con người.
Theo Hiệu trưởng trường MGU, ông Victor Sadovnichy, việc sử dụng virus thực vật để tạo ra vaccine tái tổ hợp hiện đại chống lại bệnh nhiễm trùng ở người là một cách tiếp cận hiện đại và đầy hứa hẹn. Các nghiên cứu của Đại học quốc gia Moscow trong lĩnh vực này chiếm vị trí hàng đầu trong khoa học thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (22/5) đã đưa loại vaccine này vào danh sách các vaccine triển vọng ngừa Covid-19 của tổ chức này.
Vừa qua, Nga đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển các loại vaccine ngừa Covid-19. Ngày 22/5, Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học mang tên N. F. Gamalei thuộc Bộ Y tế Nga đã thông báo về kết quả thử nghiệm thành công vaccine trên người và không có tác dụng phụ. Hiện các thử nghiệm đang ở giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng và có thể hoàn thành quá trình này vào cuối mùa hè.
Trước đó vào ngày 12/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko cũng cho biết, các chế phẩm vaccine đầu tiên phòng Covid-19 có thể sẽ xuất hiện ở nước này vào nửa cuối của tháng 7/2020.
Cuộc đua vaccine Covid-19 tăng tốc Ngoài cách bào chế từ virus bất hoạt truyền thống, các đại gia sinh phẩm thế giới áp dụng công nghệ DNA, hy vọng sẽ làm vaccine nhanh chưa từng thấy. Bốn tháng, hơn 100 nghiên cứu, 8 "ứng viên" được chấp thuận thử nghiệm trên người, chưa khi nào cuộc chạy đua điều chế vaccine lại ráo riết như hiện nay. Hàng...