Trung Quốc công bố hướng dẫn về đạo đức AI
Các nguyên tắc mới là một phần trong mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu vào năm 2030 của Trung Quốc.
Theo South China Morning Post , Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (MOST) mới đây phát hành hướng dẫn đạo đức đầu tiên về AI, nhấn mạnh vào việc bảo vệ quyền của người dùng và ngăn ngừa rủi ro theo cách phù hợp với mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh là kiềm chế ảnh hưởng của các hãng công nghệ lớn và trở thành nhà lãnh đạo AI toàn cầu vào năm 2030.
“Đây là những hướng dẫn đầu tiên mà chúng tôi thấy từ chính phủ Trung Quốc về đạo đức AI. Trước đây chúng tôi chỉ thấy những nguyên tắc cấp cao”, Rebecca Arcesati, chuyên gia phân tích tại Viện nghiên cứu Trung Quốc (Merics), nói.
Triển lãm tại Đại hội trí tuệ nhân tạo thế giới tổ chức ở Thiên Tân, Trung Quốc hồi tháng 5.2021
Bộ hướng dẫn, có tiêu đề “Hướng dẫn đạo đức trí tuệ nhân tạo thế hệ mới”, đã được ủy ban quản trị AI trực thuộc MOST soạn thảo hồi tháng 2.2019. Được biết, ủy ban này từng xuất bản một bộ nguyên tắc hướng dẫn quản trị AI vào tháng 6.2019, có nội dung ngắn hơn so với phiên bản vừa được phát hành.
Tài liệu mới nêu ra sáu nguyên tắc cơ bản cho các hệ thống AI, bao gồm việc đảm bảo chúng “có thể kiểm soát và đáng tin cậy”. Các nguyên tắc khác là cải thiện phúc lợi của con người, thúc đẩy công bằng, công lý, bảo vệ quyền riêng tư và an toàn, nâng cao trình độ đạo đức. Việc nhấn mạnh vào việc bảo vệ và trao quyền cho người dùng phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thực hiện quyền kiểm soát nhiều hơn đối với lĩnh vực công nghệ của đất nước. Một trong những động thái mới nhất trong cuộc kiểm soát chặt chẽ ngành công nghệ trong nước là nhắm vào các thuật toán đề xuất nội dung, vốn thường dựa vào hệ thống AI được xây dựng thông qua thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu người dùng.
Theo bà Rebecca Arcesati, hướng dẫn AI mới là “thông điệp rõ ràng cho những gã khổng lồ công nghệ đã xây dựng toàn bộ mô hình kinh doanh trên các thuật toán khuyến nghị”. Bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư cá nhân và quyền chọn không tham gia vào những quyết định dựa trên AI đều được đề cập trong tài liệu mới. Hướng dẫn cũng cấm các sản phẩm và dịch vụ AI tham gia vào hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, an ninh công cộng hoặc an ninh sản xuất. Ngoài ra, chúng cũng không được phép làm tổn hại đến lợi ích công cộng.
Video đang HOT
Năm 2017, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã đặt ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm vượt qua Mỹ để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI. Giai đoạn đầu của kế hoạch, trong đó chính phủ đóng vai trò chủ đạo, chỉ rõ rằng ngành công nghiệp trong nước phải bắt kịp với công nghệ AI hàng đầu, cũng như các ứng dụng, hướng dẫn đạo đức và khung chính sách liên quan vào năm 2020. Mục tiêu tiếp theo là phải có những đột phá lớn về AI vào năm 2025 và trở thành quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực AI vào cuối thập niên này.
Ngành công nghệ Trung Quốc gặp khó vì luật Bảo vệ thông tin cá nhân
Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (PIPL) sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách hoạt động của các "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc trong tương lai.
Luật mới sẽ gây khó cho các hãng công nghệ
Ngày 20.8, Trung Quốc thông qua luật Bảo vệ thông tin cá nhân (PIPL), đặt ra quy định cứng rắn hơn cho các công ty thu thập và xử lý thông tin khách hàng.
Theo Tân Hoa xã, luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1.11 năm nay. Tuy nhiên, toàn văn phiên bản cuối cùng của luật vẫn chưa được phát hành.
Theo The Indian Express, luật bảo vệ dữ liệu của Trung Quốc bao gồm các điều khoản yêu cầu tổ chức nhà nước và tư nhân phải hỏi ý người dân trước khi lấy dữ liệu, hạn chế việc thu thập đến mức tối thiểu. Luật cũng sẽ ngăn các công ty đặt mức giá khác nhau cho cùng một dịch vụ, dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng.
Dữ liệu cá nhân của công dân Trung Quốc sẽ không được chuyển đến các quốc gia có tiêu chuẩn bảo mật thấp hơn Trung Quốc - quy định này có thể làm khó các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty nào không tuân thủ sẽ đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 50 triệu nhân dân tệ, hoặc 5% doanh thu hằng năm.
Luật định nghĩa "dữ liệu cá nhân nhạy cảm" là những thông tin nếu bị rò rỉ sẽ dẫn đến "phân biệt đối xử, đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của người đó", những thông tin liên quan đến chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ nhà, dữ liệu sinh trắc học.
Sự ra đời của luật bảo vệ dữ liệu
Tháng 1 năm nay, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc cáo buộc các công ty internet đang vi phạm quyền riêng tư của khách hàng. Họ dùng hệ thống quét lịch sử mua hàng của người tiêu dùng, đưa ra các mức giá khác nhau cho cùng một món đồ. Hiệp hội cho rằng khách hàng đang bị các thuật toán dữ liệu "chèn ép".
Sau sự kiện này, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc tiếp tục phạt Tencent, yêu cầu Tencent và các công ty liên quan ngừng độc quyền với các hãng âm nhạc. Cuối cùng, các công ty đó phải thay đổi cách tính phí bản quyền âm nhạc.
Mọi thứ lên đến đỉnh điểm khi cơ quan an ninh mạng Bắc Kinh điều tra tập đoàn gọi xe Didi Chuxing vài ngày sau khi huy động được hơn 4 tỉ USD trong đợt IPO ở New York (Mỹ) vào tháng 6.
Dịch vụ gọi xe Didi Chuxing phân biệt đối xử với khách hàng dựa trên điện thoại họ xài
Hàng chục nghìn người dùng Trung Quốc cho rằng họ phải trả nhiều tiền hơn khi gọi xe taxi trên iPhone và mua vé với giá cao hơn nếu bị xem là khách đi công tác. Vì những lời phàn nàn trên mà cơ quan quản lý yêu cầu Didi phải ngừng chấp nhận đăng ký người dùng mới, cáo buộc công ty đang vi phạm nghiêm trọng luật thu thập thông tin cá nhân.
Thị trường chứng khoán phản ứng ra sao?
Sau khi Trung Quốc thông báo luật mới, cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn sụt giảm nghiêm trọng, khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Ngay hôm công bố luật, cổ phiếu của Tencent và Alibaba giảm tới 4,5%. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon của các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giảm hơn 5% trong phiên đóng cửa, kéo theo đó là mức giảm gần 7% với nhóm công ty thương mại điện tử do Jack Ma thành lập.
Các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo cổ phiếu công nghệ Trung Quốc khiến chỉ số này tiếp tục giảm gần 53% so với mức đỉnh vào tháng hai năm nay. Hàng chục tỉ USD "bốc hơi" khỏi tài sản của hai "ông trùm" Jack Ma và Pony Ma. Giữa bối cảnh hiện tại, Tencent lo sợ rằng sắp tới sẽ có nhiều quy định hơn nữa được áp dụng cho ngành công nghệ Trung Quốc.
Có luật nào tương tự trên thế giới không?
Năm 2018, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR), giúp công dân nắm quyền kiểm soát dữ liệu của họ nhiều hơn. Quy định không chỉ ảnh hưởng đến các tổ chức nằm trong EU mà còn áp dụng cho các công ty nước ngoài đến đây.
Theo quy định, người dân có thể biết các công ty đang dùng dữ liệu nào của mình, ở đâu và với mục đích gì. Người dân cũng có quyền yêu cầu công ty xóa dữ liệu, ngăn bên thứ ba truy cập vào dữ liệu đó.
Luật Lei Geral de Proteão de Dados của Brazil có hiệu lực vào tháng 9.2020. Đây là luật bảo vệ dữ liệu đầu tiên của Mỹ Latin. Cơ quan Dữ liệu Brazil (ANPD) sẽ nhận trách nhiệm thực thi luật mới.
Cuối năm 2020, chính quyền Singapore cũng sửa đổi đạo luật bảo vệ cá nhân, yêu cầu các tổ chức phải thông báo khi thu thập dữ liệu, mở rộng khuôn khổ về sự chấp thuận của người dùng, thêm vào các trường hợp ngoại lệ và tăng hình phạt nếu các tổ chức không tuân thủ.
Trung Quốc yêu cầu Tencent, Alibaba, ByteDance ngừng chặn liên kết của nhau Động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng "bức tường bao quanh" giữa những gã khổng lồ công nghệ trực tuyến. Tencent hạn chế người dùng chia sẻ nội dung từ ứng dụng video ngắn Douyin thuộc sở hữu của ByteDance trên WeChat và QQ Theo Reuters, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc...