Trung Quốc công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học ( COP15) đang diễn ra ở Montreal (Canada), Trung Quốc ngày 18/12 đã đề xuất một thỏa thuận toàn cầu mới, với cam kết bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất, nước và biển vào năm 2030 và huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho thỏa thuận này.
Các đoàn đại biểu tham dự Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN
Bộ trưởng Môi trường và Sinh thái Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu (Huang Runqiu) đã công bố dự thảo khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal ở thời điểm hội nghị COP15 chỉ còn một ngày nữa là kết thúc. Dự thảo đề xuất rằng 30% các khu vực trên cạn, vùng nước nội địa, ven biển và biển, đặc biệt là các khu vực có tầm quan trọng đối với đa dạng sinh học, các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái, cần được bảo tồn một cách hiệu quả vào năm 2030. Thỏa thuận được đề xuất bao gồm cam kết huy động ít nhất 200 tỷ USD mỗi năm từ nguồn công và tư để tài trợ cho thiên nhiên và giảm các khoản trợ cấp có hại cho thiên nhiên ít nhất 500 tỷ USD vào năm 2030.
Dự thảo trên được đưa ra sau gần hai tuần đàm phán giữa 196 quốc gia tham gia công ước đa dạng sinh học của LHQ. Các bên đang tìm kiếm một thỏa thuận mới để ngăn chặn sự tàn phá thiên nhiên của con người và bắt đầu khôi phục lại những gì đã mất.
LHQ cho biết 3/4 diện tích đất đai trên thế giới đã bị thay đổi bởi các hoạt động của con người và hậu quả là một triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ này. Bước vào những giờ đàm phán cuối cùng, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển vẫn chưa thống nhất được về cách tốt nhất để huy động nguồn tài chính mới cho các nỗ lực bảo tồn. Dự thảo đề xuất các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển ít nhất 20 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025 và 30 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030. Các mục tiêu khác trong dự thảo bao gồm giảm tác động của ô nhiễm và các loài xâm lấn; đảm bảo các doanh nghiệp giám sát và thông báo về tác động của các hoạt động của họ đối với đa dạng sinh học.
Video đang HOT
Quang cảnh chung của Phiên họp cấp cao tại COP15. Ảnh: Nguyễn Viết Tuân/TTXVN
Giám đốc tổ chức Campaign for Nature, Brian O’Donnell, cho biết văn bản này sẽ là “cam kết lớn nhất thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học” nếu được thông qua. Theo ông Brian O’Donnell, văn bản đã đề cập đến các quyền của người bản địa, điều có thể báo trước “sự khởi đầu của một kỷ nguyên bảo tồn mới, trong đó bao gồm các quyền và sự lãnh đạo của người bản địa”.
Chuyên gia Eddy Perez thuộc tổ chức Climate Action Network Canada mô tả đây là thỏa thuận “đầy tham vọng” nhằm gây áp lực lên các quốc gia phát triển về mặt tài chính. Nhưng ông lưu ý rằng văn bản không bao gồm mục tiêu có thể đo lường được về việc giảm sự tuyệt chủng của các loài do con người gây ra vào năm 2030.
Trung Quốc là Chủ tịch của COP15, nhưng hội nghị lần này được chuyển đến tổ chức ở Canada do các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Thỏa thuận mới sẽ được đặt tên là Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal theo tên hai thành phố chủ nhà.
Điểm mới trong dự thảo đảm bảo an ninh Ukraine gửi các nước
Ukraine đã trao dự thảo về đảm bảo an ninh cho một số quốc gia, đề cập đến việc hỗ trợ quân sự và thiết lập khu vực cấm bay để theo đuổi một giải pháp ngoại giao.
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky mới đây đã gửi các văn bản dự thảo về đảm bảo an ninh cho một số quốc gia.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) chủ trì một cuộc họp nội các ngày 2/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Zelensky nói: "Chúng tôi cần sự đảm bảo an ninh từ các quốc gia hàng đầu. Điều này bao gồm cả các thành viên NATO và các nước không thuộc NATO. Chúng tôi muốn có thêm những bên tham gia vào vấn đề này một cách công khai ngoài Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ".
Tổng thống Zelensky nêu rõ Ukraine chỉ trao dự thảo cho các nước đã tuyên bố sẵn sàng trở thành quốc gia bảo lãnh, hoặc những nước mà Kiev đã liên hệ để trở thành nhà bảo lãnh.
Theo ông Zelensky, trong số các quốc gia đã đề nghị đảm bảo an ninh cho Ukraine có Israel và Ireland. Ông Zelensky cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn Trung Quốc tham gia".
Đồng thời, nhà lãnh đạo Ukraine thừa nhận rằng "Nga cần xác định vị trí của họ trong dự thảo đó, vì đây sẽ là thỏa thuận giữa Ukraine và Nga". Theo ý kiến của ông Zelensky, Nga "phải bị ràng buộc" với thỏa thuận, bởi vì Moskva là một bên trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Alexander Chaly, một thành viên của phái đoàn Ukraine, nói rằng Kiev đồng ý áp dụng quy chế trung lập và phi hạt nhân hóa nếu nước này được đảm bảo an ninh, nhưng "về nội dung và hình thức phải tương tự như Điều 5" của NATO. Theo ông Chaly, các bảo đảm an ninh có thể bao gồm hỗ trợ quân sự và thiết lập khu vực cấm bay sau ba ngày tham vấn để theo đuổi một giải pháp ngoại giao.
David Arakhamiya, thành viên cấp cao phái đoàn đàm phán của Ukraine, cũng cho rằng những nhà đảm bảo an ninh có thể là các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gồm cả Nga), cũng như Đức, Israel, Italy, Canada, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự đảm bảo của họ sẽ không bao gồm các vấn đề về Crimea và Donbass.
Hôm 1/4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moskva kêu gọi đảm bảo an ninh cho Nga, Ukraine và tất cả các nước châu Âu.
Trước đó, phái đoàn Nga và Ukraine đã có cuộc hội đàm trực tiếp tại Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc gặp, Vladimir Medinsky, trưởng phái đoàn Nga tại cuộc hội đàm, nói rằng Moskva đã nhận được các đề xuất bằng văn bản về một thỏa thuận song phương trong tương lai từ Kiev.
Ông Medinsky nói thêm rằng sau khi nghiên cứu các sáng kiến, Nga sẽ đưa ra các đề xuất của riêng mình. Ngoài ra, Moskva đang thực hiện kế hoạch "hai bước đối với" Kiev và gợi ý rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Vladimir Zelensky có thể diễn ra sớm hơn dự định, hoặc đồng thời với việc ký kết hiệp ước hòa bình bởi hai bộ trưởng ngoại giao. Đồng thời, quân đội Nga sẽ giảm các hoạt động quân sự xung quanh Kiev và Chernigov.
Tai nạn máy bay MU5737 ở Trung Quốc: Sự cố khủng khiếp nào khiến phi hành không kịp gửi tín hiệu cầu cứu? Các chuyên gia hàng không tỏ ra bối rối về sự cố đã khiến máy bay Boeing 737-800 mang số hiệu MU5737 của hãng hàng không China Eastern bất ngờ lao thẳng đứng xuống đất như tên lửa đến nỗi phi hành không kịp gửi tín hiệu cầu cứu. Không ai được tìm thấy còn sống Lực lượng cứu hộ của Trung Quốc...