Trung Quốc cố ý gian dối về số lượng tàu ngầm hạt nhân?
Báo cáo mới đưa ra cho rằng Trung Quốc dùng các thủ thuật nhằm cố ý che giấu số lượng tàu ngầm thế hệ mới.
Một tàu ngầm hạt nhân Type 094A (trái) của Hải quân Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Theo South China Morning Post , Trung Quốc không chỉ sửa đổi và nâng cấp các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) để tăng khả năng tàng hình và giảm độ ồn, mà còn sử dụng các chiến thuật đánh lừa để che giấu số lượng thực tế.
Theo một báo cáo do chuyên gia nghiên cứu tàu ngầm Pháp Eric Genevelle và cựu kỹ thuật viên tàu ngầm Richard W. Stirn của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã sửa đổi cấu hình các tàu ngầm Type 094 và còn che giấu các dấu hiệu nhận dạng để khó bị xác định số lượng.
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phát triển 2 loại SSBN là Type 092 và Type 094, với bản nâng cấp của Type -94 có thể phóng tên lửa JL-3 có tầm bắn hơn 10.000 km và có thể bắn đến Mỹ.
Báo cáo cho rằng các phiên bản Type 094A và Type 094B đã được nâng cấp thiết kế thân tàu. Bên cạnh việc sửa đổi thiết bị sonar để giảm ồn, cả 2 phiên bản đều thay đổi phần tháp.
Chuyên gia phân tích quân sự Chu Thần Minh tại Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc thường nâng cấp và sửa đổi phần thân tàu ngầm, kể cả trong cùng một lớp.
“Từ khi đóng cho đến khi biên chế tàu ngầm có thể mất đến 8 năm, trong khi các chi tiết điện tử và nhiều chi tiết tinh vi khác có thể đã phát triển nhiều thế hệ”, chuyên gia này phân tích.
Do đó, hải quân có thể đề nghị các hãng đóng tàu trang bị các năng lực hiện đại trong nên có thể cần thay đổi thiết kế thân tàu, theo ông Chu.
Theo báo cáo trên, việc thay đổi có thể giúp giới quan sát biết nhiều hơn về công nghệ tàu ngầm của PLA, nhưng vẫn khó đếm được chính xác số lượng.
Quân đội Trung Quốc không công khai số lượng SSBN đã đóng và đưa vào biên chế, không như Mỹ và các nước phương Tây khác. Điều này đặc biệt đúng đối với mẫu tàu ngầm thế hệ mới Type 094.
Một trong những tàu ngầm Type 094B đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc hồi tháng 4 là chiếc Trường Chinh 18 có số hiệu 421. Nếu tính từ chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mang số hiệu 401 thì Trung Quốc dường như đã đóng 21 chiếc.
Tuy nhiên, Trung Quốc không công bố đã có bao nhiêu chiếc bị loại biên. Báo cáo trên còn cho rằng Hải quân Trung Quốc sơn số hiệu 409 lên 4 chiếc Type 094, mỗi chiếc có một thủy thủ đoàn riêng.
Bộ đôi tàu ngầm hạt nhân – tên lửa mới của Trung Quốc đe dọa cả lục địa Mỹ
“Mục đích của việc đánh lừa này nhằm giảm thiểu khả năng bị phát hiện số lượng tàu ngầm hiện có và đánh lừa giới quan sát về vị trí của chúng”, theo báo cáo.
Theo đó, Trung Quốc đã quyết định không thể hiện số hiệu trên thân tàu và thậm chí còn chỉnh sửa ảnh để thay đổi các chi tiết nhận diện. Chiến thuật tương tự từng được áp dụng đối với tàu ngầm Type 092 mà Bắc Kinh chỉ công khai 1 chiếc số hiệu 406. Tuy nhiên, có ít nhất 2 chiếc Type 092 có thiết kế khác nhau cùng mang số hiệu này.
Trung Quốc có thể đang đóng tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới
Ảnh vệ tinh cho thấy phần nghi là đuôi tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Trung Quốc đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Bột Hải.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar chụp hồi tháng 11/2020, song mới được công bố gần đây, cho thấy một bộ phận tàu ngầm mới đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Bột Hải, thành phố Hồ Lô Đảo. Chuyên gia H I Sutton nhận định đây có thể là phần đuôi tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Trung Quốc.
"Lớp tàu ngầm mới chưa được xác định, song có thể là tàu ngầm tấn công Type 095 hoặc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 096 đầu tiên", chuyên gia Sutton viết trên Naval News ngày 1/2.
Chuyên gia này nhận định tàu ngầm mới sẽ là một phần trong chương trình mở rộng lực lượng của hải quân Trung Quốc. "Các tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng với tham vọng sở hữu lực lượng hải quân biển xanh thực thụ của Trung Quốc", Sutton viết.
Bộ phận có thể là phần đuôi tàu ngầm thế hệ mới của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Bột Hải. Ảnh: Maxar .
Type 095 được nhận định là lớp tàu ngầm có năng lực "tương đương lớp Virginia của Mỹ", còn Type 096 giúp "tăng khả năng sống sót và tầm hoạt động" của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển Trung Quốc.
"Thân tàu dài khoảng 30-32 m và bề ngang khoảng 11-12 m, cho thấy chiến hạm có thể là tàu ngầm lớp Type 095 hoặc Type 096 mới", chuyên gia Sutton nhận định.
Tuy nhiên, ông chỉ ra một khả năng khác, cho biết đây có thể là biến thể Type 093B được tối ưu cho tên lửa hành trình, dự kiến được trang bị ống phóng thẳng đứng như lớp Yasen của Nga cho phép tàu ngầm mang nhiều tên lửa hành trình YJ-18 hơn.
Trung Quốc được cho đã xây dựng khu nhà xưởng mới để đóng tàu ngầm hạt nhân tại nhà máy đóng tàu Bột Hải, thành phố Hồ Lô Đảo. Kích thước của xưởng được cho có thể đóng hai tàu ngầm cùng lúc. Sau khi hoàn tất khu nhà xưởng mới, nhà máy đóng tàu Bột Hải có thể chế tạo cùng lúc 4 tàu ngầm.
Nhà máy đóng tàu Bột Hải là nơi chế tạo tất cả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công. Năng lực của các chiến hạm này đóng vai trò chính trong sức mạnh tổng thể của hải quân Trung Quốc.
Trước việc hải quân Trung Quốc gia tăng sức mạnh, hải quân Mỹ được cho sẽ tìm cách điều chỉnh cơ cấu lực lượng. Trong đề xuất về Lực lượng Tác chiến 2045, cựu bộ trưởng quốc phòng Mark Esper nói Mỹ phải bắt đầu đóng ba tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm sớm nhất có thể nhằm xây dựng "lực lượng tàu ngầm lớn hơn và có năng lực hơn".
Lực lượng tàu ngầm được cựu bộ trưởng Esper đề xuất sẽ bao gồm 70-80 tàu ngầm tấn công, được mô tả là "nền tảng tấn công mang tính sống còn nhất trong một cuộc xung đột giữa các cường quốc trong tương lai".
Đô đốc Nga phỏng đoán "vật thể lạ" tàu ngầm hạt nhân Mỹ va chạm ở Biển Đông Đô đốc nghỉ hưu của Nga cho rằng, rất có thể tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Mỹ đã va chạm với một giàn khoan dầu khi hoạt động ở Biển Đông, khiến 11 thủy thủ bị thương. Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut của Mỹ (Ảnh: Drive). Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut ngày 8/10 đã cập cảng ở đảo Guam...