Trung Quốc có thể mất 95% tên lửa nếu ký hiệp ước kiểm soát
Trung Quốc có thể phải hủy 95% tên lửa đạn đạo và hành trình nếu tham gia thỏa thuận cắt giảm vũ khí tương tự INF, theo giới chuyên gia.
Trung Quốc sẽ không ký thỏa thuận tương tự Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), vốn cấm phát triển và biên chế tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn 500-5.500 km, vì phần lớn tên lửa của nước này nằm trong phạm vi cấm, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh cho biết trong báo cáo “Đánh giá an ninh châu Á – Thái Bình Dương 2020″ công bố hôm 5/6.
Bắc Kinh hiện có hơn 2.200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, mang lại lợi thế cạnh tranh chiến lược trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ sở hữu 90 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đủ khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ, các chuyên gia IISS cho hay.
“Cách tốt nhất để tránh kết cục xấu là áp dụng cách tiếp cận rộng hơn với vấn đề kiểm soát vũ khí trong khu vực, trong đó Mỹ nên nhượng bộ thêm các điều khoản ngoài triển khai tên lửa mặt đất, còn Trung Quốc thể hiện sẵn sàng tham gia các cơ chế kiểm soát vũ khí cấp chiến lược và khu vực”, báo cáo của IISS có đoạn viết.
Video đang HOT
Tên lửa hành trình DF-100 với tầm bắn 650 km trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khành Trung Quốc tháng 10/2019. Ảnh: AFP.
INF được Mỹ và Liên Xô ký năm 1987, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp ước hồi năm ngoái sau khi cáo buộc Nga phát triển tên lửa 9M729 có tầm bay gần 5.000 km. Trong khi đó, Moskva cho rằng Washington không tuân thủ INF khi đặt các tổ hợp Aegis Ashore có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 2.500 km tại châu Âu.
Tổng thống Trump hồi năm ngoái tỏ ý muốn đưa Trung Quốc vào một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới, khẳng định thỏa thuận có sự tham gia của Nga và Trung Quốc sẽ là “điều tuyệt vời với thế giới”. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng này.
Trump nói sẽ không áp trừng phạt với ông Tập
Trump cho biết sẽ không áp lệnh trừng phạt cá nhân với Chủ tịch Trung Quốc vì luật an ninh Hong Kong, dù hai người từ lâu không nói chuyện.
"Tôi không nghĩ đến việc đó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn hôm 3/6, khi được hỏi liệu ông có nghĩ đến việc áp lệnh trừng phạt với cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình do Bắc Kinh thúc đẩy áp luật an ninh ở Hong Kong hay không.
Trump tuần trước ra lệnh cho các quan chức trong chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ biệt đãi của Mỹ với Hong Kong để trừng phạt Trung Quốc vì luật an ninh chuẩn bị áp với đặc khu. Ông cũng nói rằng Washington cũng sẽ áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân bị xem là chịu trách nhiệm "bóp nghẹt tự do của Hong Kong".
Khi được hỏi về mối quan hệ với ông Tập, Trump nói: "Tôi đã không nói chuyện với ông ấy trong một thời gian. Mối quan hệ đó từng rất tốt".
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ cũng ca ngợi thỏa thuận thương mại hai nước đã ký vào tháng 1, nhưng chỉ trích Bắc Kinh về đại dịch Covid-19. "Trung Quốc lẽ ra không bao giờ được để chuyện đó xảy ra", Trump nói.
Căng thẳng Mỹ - Trung gần đây gia tăng do Covid-19, các vấn đề Hong Kong, Đài Loan, Biển Đông. Mỹ tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết xúc tiến xây dựng luật an ninh đối với Hong Kong. Luật dự kiến được ban hành vào tháng 8, trong đó cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Tổng thống Mỹ cũng đình chỉ nhập cảnh công dân Trung Quốc được xác định là có nguy cơ gây rủi ro an ninh. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó nói rằng động thái này sẽ chỉ áp dụng cho các sinh viên tốt nghiệp và các nhà nghiên cứu có liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Mỹ cũng đang xem xét lựa chọn tiếp nhận người dân từ Hong Kong để đáp trả việc Trung Quốc thúc đẩy luật an ninh đối với thành phố.
Trung Quốc đầu tuần này tuyên bố những nỗ lực của Mỹ nhằm gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đáp trả bằng những biện pháp trả đũa quyết liệt, nhưng không nêu cụ thể.
Tổng thống Trump tuyên bố tước quy chế đặc biệt của Hong Kong Chính quyền Trump đang bắt đầu quá trình tước quy chế đối xử đặc biệt của Mỹ với Hong Kong để đáp trả việc Trung Quốc thông qua luật an ninh mới với đặc khu này. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 29/5, Tổng thống Trump khẳng định Bắc Kinh đã phá vỡ quyền tự trị của Hong Kong với việc...