Trung Quốc có tàu hộ vệ mới cho tàu tấn công đổ bộ Type-075?
Trung Quốc được cho sắp đưa vào sử dụng chiếc đầu tiên của lớp tàu hộ vệ trang bị tên lửa dẫn đường Type-054B, phiên bản nâng cấp với kích thước lớn và hiện đại hơn so với lớp Type-054A.
Ảnh chụp hôm 27.8 ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa. Ảnh WEIBO
Những hình ảnh chụp tại nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa (Thượng Hải) cho thấy thế hệ kế tiếp của tàu hộ vệ Trung Quốc không chỉ thừa hưởng hệ thống radar quét mảng hiện đại của lớp Type-054A, mà cũng sử dụng thiết kế cột giúp giảm phản xạ radar của tàu khu trục Type-055, cũng là tàu khu trục lợi hại nhất của Trung Quốc đến thời điểm này.
Theo hình ảnh được lan truyền trên Weibo, con tàu mới hôm 26.8 đã di chuyển vào ụ của nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa (trực thuộc Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc là CSSC).
CSSC chưa chính thức đề cập đến ngày trình làng Type-054B, dù một bức ảnh khác vào ngày 27.8 cho thấy con tàu được trang trí như thể đang chuẩn bị cho một sự kiện công bố, báo South China Morning Post hôm 29.8 đưa tin.
Một con tàu Type-054B khác cũng được cho đang trong quá trình hoàn tất tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố-Văn Xung cũng thuộc CSSC ở Quảng Châu.
“Có vẻ như các nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải và Quảng Châu đang hoàn tất việc triển khai tàu hộ vệ Type-054B đầu tiên”, South China Morning Post dẫn lời ông Lu Li-shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan.
Thân tàu Type-054B được cho có chiều dài khoảng 147 m, bề ngang 18 m, lượng giãn nước ước tính 6.000 tấn, tức hơn 2.000 tấn so với Type-054A.
Lớp tàu mới có thể được trang bị động cơ điện tử tích hợp (IEP), cho phép con tàu có thêm không gian để thử nghiệm các hệ thống vũ khí đối hạm mới.
Bên cạnh đó, Type-054B nhiều khả năng được trang bị công nghệ xô na kéo chủ động, được dùng trong lớp tàu khu trục Type-055 để tăng cường năng lực chống tàu ngầm.
Dựa trên những phân tích này, giới chuyên gia cho rằng lớp Type-054B có thể đóng vai trò tàu hộ tống cho tàu tấn công đổ bộ Type-075.
Mỹ cảnh báo ‘hành vi quá khích’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Giới phân tích nhận định về các cuộc tập trận với tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc
Sau khi theo dõi hai cuộc tập trận lớn gần đây với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông, các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đã tăng cường năng lực đưa sức mạnh Hải quân vào sâu hơn trong Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu nhóm tàu tấn công trong đó có tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Anshan và Wuxi cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chengdu, tàu hộ vệ Zhaozhuang và tàu tiếp tế Hulunhu vào ngày 16/12/2022 đã đi vào phía Tây Thái Bình Dương, qua eo biển Miyako của Nhật Bản. Đến ngày 1/1/2023, nhóm chiến hạm này quay trở lại biển Hoa Đông.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nhận định của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh giá trong 2 tuần tập trận, nhóm chiến hạm Trung Quốc đã diễn tập bay và thao tác hải quân, trong đó có 320 lần chiến đấu cơ và trực thăng cất cánh, hạ cánh. Điều đó cho thấy "tỷ lệ xuất kích" là khoảng 20 cuộc mỗi ngày.
Trong một diễn biến khác, tàu sân bay Sơn Đông đã tham gia huấn luyện tại một địa điểm không công bố ở Biển Đông. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã trình chiếu hình ảnh một tàu khu trục và tàu hỗ trợ đi kèm tàu sân bay Sơn Đông. Một số chiến đấu cơ J-15 đã luyện tập cất cánh và hạ cánh trên boong tàu Sơn Đông. CCTV đưa tin nhóm chiến hạm còn luyện tập ứng phó khẩn cấp và diễn tập kiểm soát thiệt hại.
Nhà nghiên cứu Timothy Heath tại Rand Corporation (Mỹ) nhận định số lần cất cánh và hạ cánh cho thấy năng lực hoạt động của hải quân của Trung Quốc đã cải thiện đáng kể. Ông nói: "Đối với Trung Quốc, tỷ lệ xuất kích 10 lần mỗi ngày cho thấy sự nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn chặng đường dài mới bắt kịp Hải quân Mỹ. Một ví dụ là tàu sân bay Mỹ có thể duy trì tỷ lệ xuất kích 160 lần mỗi ngày".
Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2035 sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm Varyag lớp Đô Đốc Kuznetsov chưa kịp hoàn thiện. Trung Quốc mua lại tàu Varyag từ Ukraine trong năm 1998 và cải biên, trang bị lại thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên Sơn Đông. Đây cũng là hàng không mẫu hạm sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc và đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trong năm 2020. Cả tàu Liêu Ninh và Sơn Đông đều hoạt động bằng nhiên liệu diesel.
Hình ảnh cho thấy Hải quân Trung Quốc tiếp tục triển khai đóng tàu chiến Hải quân Trung Quốc đưa vào biên chế nhiều tàu chiến hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong những năm gần đây. 5 con tàu cỡ lớn đang được đóng tại nhà máy Đại Liên. Ảnh: Weibo Theo những bức ảnh chụp 5 tàu khu trục mới của Trung Quốc được chia sẻ trên mạng xã hội, Hải quân Trung Quốc dường...