Trung Quốc cô đơn

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang trỗi dậy một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Vậy tại sao các nước còn lại ở châu Á không hành động cùng nhau? Đây là câu hỏi đặt ra trong bài viết có tiêu đề “ Thùng thuốc súng ở Thái Bình Dương” của tác giả Rowan Callick đăng tải trên trang điện tử “Foreign Policy”.

Trong thập kỷ qua, các nước Đông Nam Á đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát do sự thiết tha của những nước này trong việc cùng nhau hợp tác. Xét cho cùng, đây là một khu vực nơi mà các mối thù hận lâu đời (và không quá lâu đời) đang trở nên sâu sắc. Nhưng các nhà quan sát không nên hy vọng nhiều: Những nước đối địch thời hiện đại cùng với hành trang lịch sử vẫn đang cản trở tình trình chuyển hóa các dàn xếp này trở thành sự hợp tác khu vực thực sự.

Về lý thuyết, sự thiết bộ dường như đang diễn ra một cách nhanh chóng. Năm 2010, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Niu Dilân đã thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cung cấp sự tiếp cận ưu đãi đối với các thị trường của nhau. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do.

Nhưng những liên minh kinh tế chắp vá ở Đông Á đang bị đè nặng bởi lịch sử và bị cản trở bởi những thỏa thuận an ninh không hiệu quả. Ba vấn đề nóng nhất của khu vực đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nếu không nói là nhiều thế kỷ, và giống nhưng những ngọn núi lửa – chủ yếu đang nằm im song đôi khi là đã tắt. Bên cạch các cuộc chính tranh giữa Việt Nam với Pháp, Mỹ và Trung Quốc, cuộc chiến toàn diện gần đây nhất là Chiến tranh Triều Tiên, vốn đã chấm dứt cách đây gần 6 thập kỷ.

Nhưng hậu quả của nó vẫn kéo dài cho đến ngày nay: Bắc Triều Tiên và Mỹ chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình và về kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Tương tự, sự xâm lược trước đây của Nhật Bản đối với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và trên thực tế là cả khu vự Đông Nam Á là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự chuyển biến ở châu Á trong thế kỷ 20. Chiến tranh Thế giới thứ Hai cũng vẫn đang gây nên những ảnh hưởng về chính trị ở châu Á lớn hơn nhiều so với ở Mỹ – như việc phá vỡ một hiệp ước quân sự Hàn Quốc – Nhật Bản hồi tháng Bảy do tâm lý chống Nhật lâu nay cho thấy.

Video đang HOT

Nếu Nhật Bản bị đè nặng bởi hành trang lịch sử của mình, thì Trung Quốc cũng vậy. Sau khi quân du kích Trung Quốc đánh bật Nhật Bản vào năm 1945, Mao Trạch Đông và những người Cộng sản đã đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và những người theo chủ nghĩa dân tộc ra đảo Đài Loan vào năm 1949, một hòn đảo mà hiện Trung Quốc vẫn đang tuyên bố chủ quyền (và họ đang triển khai hướng vào hòn đảo này khoảng 1.000 quả tên lửa). Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đã tổ chức lễ thành lập Thành phố Tam Sa, một khu vực gồm 3.500 dân mà Trung Quốc cho là bao phủ khoản 770.00 dặm vuông ở biển Đông. Tuyên bố chủ quyền này đang chọc giận 5 nước khác (trong đó có lãnh thổ Đài Loan), vốn đang coi nhiều phần ở biển Đông là lãnh thổ của mình. Tổng thống Philippine Benigno Aquino dường như đã đưa ra phát ngôn đại diện cho tất cả người dân ở khu vực này hồi tháng Bảy: “Nếu một ai đó bước vào sân của bạn và nói với bạn rằng anh ta sở hữu nó, liệu bạn sẽ chấp nhận điều đó?”.

Trung Quốc cô đơn - Hình 1
Nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ

Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng đang tranh chấp gay gắt chuỗi đảo không có người ở mà Trung Quốc và Đài Loan gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Chuỗi đảo này có vị trí nằm gần Đài Loan, Trung Quốc và đảo Okinawa của Nhật Bản. Vấn đề này đang làm dấy lên tâm lý dân tọc chủ nghĩa trong số 3 bên đối địch này: Thị trưởng Tôkyô Shintaro Ishihana hồi tháng Sáu đã đưa ra một đề xuất rằng một chú gấu trúc con dự kiến chào đời ở Vườn thú Tôkyô nên được đặt tên là Sen – sen hoặc Kaku – kaku (trong tiếng Nhật đều là chỉ chuỗi đảo Senkaku).

Bạn có thể cho rằng các nước Đông Nam Á, vốn ngày càng giàu có và ổn định, sẽ tìm kiếm các đồng minh khu vực nhằm giúp bảo vệ những lợi ích và chủ quyền của chính họ. Nhưng đây là một khu vực đang có sự thay đổi về hoạt động ngoại giao, và sự hoài nghi rõ ràng đang tiếp tục gây lúng túng cho những dàn xếp dựa trên lý trí. Điều khó tin là hiện chỉ có một liên minh khu vực vốn đòi hỏi phải có một sự phản ứng quân sự trước một cuộc tấn công – đó là liên minh giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một thỏa thuận được “đóng dấu bằng máu”, như Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt mô tả nó trong năm 2009.

Dĩ nhiên, Mỹ có những cam kết tương tự đối với nhiều nước ở khu vực này. Oasinhtơn, có những dàn xếp quốc phòng chính thức với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine, Thái Lan và Ôxtrâylia, và các mối quan hệ đối tác về an ninh chặt chẽ (một cấp thấp hơn so với các liên minh) với Đài Loan, Singapore và Inđônêxia. Nhưng những thỏa thuận này đã không được thử nghiệm kể từ Chiến tranh Triều Tiên, khi các binh sỹ Mỹ đẩy lùi một cuộc tấn công dữ dội của quân đội trung Quốc dọc sông Áp Lục nguy cơ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc có thể khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lượng về việc tôn trọng những dàn xếp ai ninh của mình.

Một hiệp ước quân sự được áp dụng khác ở khu vực này là Thỏa thuận phòng thủ 5 nước giữa Ôxtrâylia, Anh, Niu Dilân, Malaixia và Singapore ký năm 1971. Năm nước này nhất trí sẽ tham vấn lẫn nhau trong trường hợp xảy ra sự xâm lược từ bên ngoài đối với bán đảo Mã Lai, mà giờ đây chỉ còn là một chú thích lịch sử. Không thể nói rằng các nước châu Á hiện không tập trung vào vấn đề phòng thủ: các ngân sách quân sự đang được gia tăng một cách nhanh chóng, Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng 3 năm tới, còn các nước Đông Nam Á đã gia tăng chi tiêu quốc phòng với mức trung bình là 13,5% trong năm 2011, đồng thời tổng chi tiêu quân sự của châu Á sẽ có thể vượt của châu Âu lần đầu tiên trong năm nay. Chỉ có điều là các nước châu Á hiện ngày càng không xích lại gần nhau.

ASEAN, tổ chức chính trị khu vực hàng đầu ở Đông Á, giờ đây đang bị kiềm chế do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1967 với mục đích tạo sự đoàn kết để đối phó với các dường như được coi là trào lưu cộng sản lúc đó, ASEAN rõ ràng không phải là một hiệp ước phòng thủ: Các thành viên ASEAN chỉ thỏa thuận không tấn công lẫn nhau (mặc dù vậy họ đã phá vỡ cam kết này, nhất là gần đây trong giai đoạn 2008 – 2011, khi binh sĩ Campuchia và Thái Lan xung đột với nhau liên quan đến quyền sở hữu ngôi đền nằm giữa biên giới hai nước). ASEAN giờ đây đã bao gồm cả Việt Nam và Lào, hai quốc gia chính thức là cộng sản. Trong cuộc họp hàng năm mới đây nhất hồi tháng Bảy, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã không đưa ra được một thống cáo chung cơ bản, có thể là do sự can thiệp của Trung Quốc và tham vọng của Bắc Kinh trong việc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc trở thành một trung tâm mới với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước ở khu vực có nghĩa rằng mặc dù các nước láng giềng đang lo ngại về sự phô trương sức mạnh quân sự ngày càng tăng cũng như giọng điệu mang tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, nhưng họ không muốn để các nền kinh tế của mình phải đối mặt với nguy cơ nếu đương đầu trực tiếp với Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc cũng cảm thấy dễ bị tổn thương, Zhu Feng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Bắc Kinh, năm 2009 đã mô tả Trung Quốc là “Một cường quốc đang trỗi dậy cô đơn” – một mô tả thích hợp với một nước mà với 14 nước láng giềng bị chỉ liên minh với duy nhất Bắc Triều Tiên, quốc gia dường như đang ngày càng bị xa lánh.

Điều đó không có nghĩa là hiện không có những điểm sáng. Inđônêxia, nền dân chủ lớn ở trong khối, đã và đang dần thể hiện tâm lý ác cảm đối với Trung Quốc- trong nhiều thập kỷ cho đến tận năm 2000, nước này thậm chí đã cấm nhập khẩu các xuất bản phẩm được viết bằng tiếng Trung Quốc. Mianma thì đang tự do hóa. Bất chấp những tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan, cả hai bờ Eo biển Đài Loan đã cải thiện quan hệ kể từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu đắc cử năm 2008. Nhưng tình trạng thiếu tin cậy lẫn nhau có nghĩa rằng một cuộc xung đột khu vực có thể quét sạch những thành quả kinh tế.

Theo ANTD

ICG: Cảnh báo nguy cơ xung đột trên Biển Đông

Căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang bị "tích tụ" quá nhiều đến mức nó sắp có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang. Đây là nhận định vừa được đưa ra trong một báo cáo của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG).

ICG: Cảnh báo nguy cơ xung đột trên Biển Đông - Hình 1

"Nguy cơ leo thang là rất cao và... áp lực trong khu vực có nguy cơ bùng nổ", bản báo cáo có tên "Khuấy động Biển Đông: Phản ứng của khu vực" đã viết như vậy.

Theo bản báo cáo của ICG, "tất cả xu hướng hiện nay ở Biển Đông đều không đi đúng hướng và viễn cảnh về khả năng tìm ra được một giải pháp đang ngày càng mờ nhạt".

Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một cựu quan chức Liên Hợp Quốc ở Trung Quốc và cũng là người viết bản báo cáo của ICG, cho biết, Biển Đông đang trở thành "thùng thuốc súng sắp phát nổ". "Có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Các nước đang ra sức đòi chủ quyền và không có quy tắc xung đột trong khu vực để giải quyết những cuộc tranh chấp đó một cách hòa bình".

Kết luận bi quan trên được đưa ra đúng một ngày sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn khi củng cố sự kiểm soát về mặt chính trị và quân sự trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Trước đó mấy ngày, Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đã tuyên bố sẽ không lùi bước hay nhân nhượng trước Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ông này còn thông báo kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự cho Philippines để đối phó với Trung Quốc.

Biển Đông là nơi chứng kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian vài năm trở lại đây.

Mới đây, hồi tháng 4, người ta đã chứng kiến một cuộc đối đầu quyết liệt kéo dài gần 2 tháng giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough. Đây là vùng lãnh hải ở Biển Đông mà cả Manila và Bắc Kinh đều nhận là thuộc chủ quyền của mình.

Sau cuộc đối đầu với Philippines, Trung Quốc tiếp tục có những hành động hiếu chiến, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Những động thái của Trung Quốc đã "đốt nóng thêm" tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Theo VNMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Thái Lan phát hiện 73 thi thể 'được dùng hỗ trợ hành thiền' tại 2 địa điểmThái Lan phát hiện 73 thi thể 'được dùng hỗ trợ hành thiền' tại 2 địa điểm
    21:41:48 28/11/2024
    Cụ ông người Brazil được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giớiCụ ông người Brazil được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới
    13:58:23 29/11/2024
    Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark ZuckerbergÔng Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg
    08:46:51 29/11/2024
    Ukraine sắp mất thành phố chiến lược nhanh hơn dự kiến ?Ukraine sắp mất thành phố chiến lược nhanh hơn dự kiến ?
    06:35:20 29/11/2024
    Mỹ phát hiện chiêu tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo trong hành lýMỹ phát hiện chiêu tẩm dung dịch ma túy đá vào quần áo trong hành lý
    21:44:16 28/11/2024
    Phái đoàn Ukraine tới Hàn Quốc xin hỗ trợ vũ khí, NATO muốn Kiev có thêm tên lửaPhái đoàn Ukraine tới Hàn Quốc xin hỗ trợ vũ khí, NATO muốn Kiev có thêm tên lửa
    21:39:32 27/11/2024
    Cảnh báo từ chính quyền tiền nhiệm về kế hoạch thuế quan của Tổng thống TrumpCảnh báo từ chính quyền tiền nhiệm về kế hoạch thuế quan của Tổng thống Trump
    14:02:58 29/11/2024
    Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớnThái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn
    17:02:15 28/11/2024

    Tin đang nóng

    Ly kỳ chuyện người giúp việc lừa đảo 35 tỷ đồng của nữ gia chủ ở Hà NộiLy kỳ chuyện người giúp việc lừa đảo 35 tỷ đồng của nữ gia chủ ở Hà Nội
    16:08:45 29/11/2024
    Một nam ca sĩ tiết lộ tỷ phú Việt bị một người mẫu Mỹ kiệnMột nam ca sĩ tiết lộ tỷ phú Việt bị một người mẫu Mỹ kiện
    17:34:06 29/11/2024
    Nhóm vệ sĩ chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới gây xôn xao ở Thanh HóaNhóm vệ sĩ chặn đường, điều tiết cho đoàn xe đám cưới gây xôn xao ở Thanh Hóa
    16:05:43 29/11/2024
    Đi theo Google Map, một thanh niên lao thẳng xuống kênh nướcĐi theo Google Map, một thanh niên lao thẳng xuống kênh nước
    15:39:52 29/11/2024
    Báo Trung Quốc: Huỳnh Hiểu Minh bị tống tiền, đe dọa bóc bí mật đời tư nhục nhã nhất sự nghiệpBáo Trung Quốc: Huỳnh Hiểu Minh bị tống tiền, đe dọa bóc bí mật đời tư nhục nhã nhất sự nghiệp
    17:37:31 29/11/2024
    Tài tử Song Joong Ki: 2 năm đón 2 thiên thần, vợ con là tài sản lớnTài tử Song Joong Ki: 2 năm đón 2 thiên thần, vợ con là tài sản lớn
    18:24:19 29/11/2024
    Vừa flex độ giàu sang, nay Song Hye Kyo khoe thêm "cô em gái" nổi tiếngVừa flex độ giàu sang, nay Song Hye Kyo khoe thêm "cô em gái" nổi tiếng
    17:44:25 29/11/2024
    Tham gia họp lớp, nam thanh niên bị các bạn nữ ép trả hóa đơn hơn 3 triệu, anh móc hết ví ra và cái kết bẽ bàngTham gia họp lớp, nam thanh niên bị các bạn nữ ép trả hóa đơn hơn 3 triệu, anh móc hết ví ra và cái kết bẽ bàng
    19:19:17 29/11/2024

    Tin mới nhất

    Các nhà khoa học Nga chế tạo drone cứu hộ phòng chống cháy rừng

    Các nhà khoa học Nga chế tạo drone cứu hộ phòng chống cháy rừng

    21:01:12 29/11/2024
    Theo ông Mikhail Pervukhin, Giám đốc Viện Bách khoa thuộc Đại học Liên bang Siberia, trường đại học này đang phát triển thành công nhiều thiết bị bay không người lái nặng tới 30 kg, nhỏ gọn và có tính cơ động cao.
    Chính phủ Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp

    Chính phủ Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp

    20:19:23 29/11/2024
    Chính phủ Chad ngày 28.11 tuyên bố họ đã chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp, động thái có thể khiến binh sĩ Pháp rời khỏi quốc gia Trung Phi này.
    Tổng thống Nga Putin: ông Trump 'hiện không an toàn'

    Tổng thống Nga Putin: ông Trump 'hiện không an toàn'

    20:16:47 29/11/2024
    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28.11 cho hay ông tin rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hiện không an toàn .
    Chạy đua trước nỗi lo 'thương chiến thời Trump 2.0'

    Chạy đua trước nỗi lo 'thương chiến thời Trump 2.0'

    20:13:41 29/11/2024
    Các nước đang chuẩn bị biện pháp ứng phó kế hoạch đánh thuế toàn diện mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố áp dụng sau khi nhậm chức.
    Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân

    Thế giới tăng tốc phát triển điện hạt nhân

    20:10:51 29/11/2024
    Tốc độ phát triển điện hạt nhân trên thế giới đang nóng dần, khiến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) dự báo lĩnh vực này sẽ tăng mạnh trong nhiều thập niên tới.
    1,5 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí

    1,5 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí

    20:08:32 29/11/2024
    Nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu sẵn có về các vụ hỏa hoạn, bao gồm những đám cháy trong tự nhiên và theo kế hoạch như đốt có kiểm soát trên đất nông nghiệp.
    Israel không kích dữ dội Gaza

    Israel không kích dữ dội Gaza

    20:05:50 29/11/2024
    Theo Reuters dẫn nguồn tin y tế địa phương, Israel ngày 28.11 tiến hành các đợt không kích dữ dội trên khắp Gaza khiến ít nhất 17 người thiệt mạng.
    Phát hiện mỏ 'vàng trắng' 540 tỉ USD ở đáy hồ California

    Phát hiện mỏ 'vàng trắng' 540 tỉ USD ở đáy hồ California

    20:02:39 29/11/2024
    Một cuộc nghiên cứu về vùng hồ ở California (Mỹ) đã phát hiện khoảng 18 triệu tấn lithium, được mệnh danh là vàng trắng và ước tính trị giá 540 tỉ USD, theo Unilad hôm 28.11.
    Lũ lụt tại miền Nam Thái Lan, hơn 240.000 hộ bị ảnh hưởng

    Lũ lụt tại miền Nam Thái Lan, hơn 240.000 hộ bị ảnh hưởng

    20:01:03 29/11/2024
    Các cơ quan chức năng Thái Lan đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người dân tại những khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời đưa ra cảnh báo để giảm thiểu rủi ro do thiên tai.
    BRICS: Thách thức mới cho EU giữa khủng hoảng hiện hữu

    BRICS: Thách thức mới cho EU giữa khủng hoảng hiện hữu

    20:00:38 29/11/2024
    Những sáng kiến như hệ thống thanh toán quốc tế BRICS Pay và các thỏa thuận thương mại bằng nội tệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, tạo nên một trật tự đa cực.
    ECB dự kiến cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế châu Âu

    ECB dự kiến cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế châu Âu

    19:54:11 29/11/2024
    Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 12 tới để hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng Euro vốn đang có dấu hiệu chững lại.
    Pháo kích nhằm vào ký túc xá trường đại học ở Syria

    Pháo kích nhằm vào ký túc xá trường đại học ở Syria

    19:51:55 29/11/2024
    Đây là cuộc tấn công lớn nhất kể từ tháng 3/2020 sau khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt nhiều năm giao tranh khiến hàng triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa.

    Có thể bạn quan tâm

    Kết phim "Nữ hoàng Ayodhaya": Dân mạng chê quốc bảo nhan sắc tan nát, chỉ 1 chi tiết làm sụp đổ hình tượng

    Kết phim "Nữ hoàng Ayodhaya": Dân mạng chê quốc bảo nhan sắc tan nát, chỉ 1 chi tiết làm sụp đổ hình tượng

    Phim châu á

    21:13:29 29/11/2024
    Tập 10 của bộ phim Nữ hoàng Ayodhaya vừa lên sóng cùng với loạt tình tiết gây sốc cho khán giả. Sau bao biến cố, cuối cùng thì Jinda (Mai Davika) và Wamon cũng không thể bình an mà sống tiếp.
    Cứ đến ngày chồng đi công tác là tôi được nhận quà của anh hàng xóm, một hôm tôi bối rối khi anh chàng bộc bạch câu này

    Cứ đến ngày chồng đi công tác là tôi được nhận quà của anh hàng xóm, một hôm tôi bối rối khi anh chàng bộc bạch câu này

    Góc tâm tình

    21:13:07 29/11/2024
    Đến lần thứ ba khi chồng tôi đi công tác thì anh hàng xóm lại tiếp tục hành động kì cục kia. Lần này tôi dứt khoát, nhưng anh ta không hề bỏ cuộc, cứ gõ cửa phòng tôi liên hồi.
    Không vi phạm kỷ luật, không nhận quà biếu xén, 1 cô giáo vẫn bị phụ huynh "tố cáo", nguyên do khiến nhiều người ấm ức thay

    Không vi phạm kỷ luật, không nhận quà biếu xén, 1 cô giáo vẫn bị phụ huynh "tố cáo", nguyên do khiến nhiều người ấm ức thay

    Netizen

    21:10:57 29/11/2024
    Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một cô giáo xinh đẹp, trẻ tuổi ở Thẩm Dương mua một chiếc áo khoác lông đắt tiền và đăng ảnh lên mạng xã hội. Không ngờ, hành động này đã bị một phụ huynh tố cáo lên hiệu trưởng.
    Nhà sản xuất 'Vợ chồng son' vướng tranh cãi vì cắt ghép gây hiểu lầm

    Nhà sản xuất 'Vợ chồng son' vướng tranh cãi vì cắt ghép gây hiểu lầm

    Tv show

    21:05:34 29/11/2024
    Chương trình Vợ chồng son vừa lên tiếng thừa nhận đã lược bỏ một số chi tiết, câu nói của khách mời, khiến họ bị hiểu sai và gây tranh cãi trên mạng xã hội.
    Mạng X phản bác chỉ trích từ EU, khẳng định 'bảo vệ tự do ngôn luận'

    Mạng X phản bác chỉ trích từ EU, khẳng định 'bảo vệ tự do ngôn luận'

    Uncat

    21:02:57 29/11/2024
    Những thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của Ủy ban Châu Âu - cơ quan hiện đang tiến hành điều tra nền tảng X vì nghi ngờ vi phạm một số quy định quan trọng của Đạo luật DSA.
    Du lịch bí ẩn: Kỳ nghỉ hay chuyến phiêu lưu?

    Du lịch bí ẩn: Kỳ nghỉ hay chuyến phiêu lưu?

    Du lịch

    21:01:31 29/11/2024
    Vì sao du lịch bí ẩn ngày càng được ưa chuộng? Bạn cần chuẩn bị những gì cho chuyến đi mà không biết điểm đến? Hãy cùng tìm hiểu về loại hình du lịch mới này.
    Cõng Anh Mà Chạy phiên bản đời thực: Fangirl đi "đu" concert, 18 năm sau cưới luôn thần tượng!

    Cõng Anh Mà Chạy phiên bản đời thực: Fangirl đi "đu" concert, 18 năm sau cưới luôn thần tượng!

    Sao châu á

    21:00:44 29/11/2024
    Vào ngày 17/11 vừa qua, Min Kyung Hoon đã kết hôn với Shin Ki Eun trong 1 đám cưới riêng tư ở Seoul. Tại đây, cặp đôi đã tiết lộ chuyện tình như mơ của mình.
    Mối quan hệ đầy bất ngờ giữa Chi Pu và Triệu Vy

    Mối quan hệ đầy bất ngờ giữa Chi Pu và Triệu Vy

    Nhạc việt

    20:55:27 29/11/2024
    Sau buổi fancon (fanmeeting concert) đầu tiên trong sự nghiệp diễn ra tại TP.HCM, Chi Pu tiếp tục có buổi fancon thứ hai diễn ra tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.
    G-Dragon phát hành video hậu trường ca khúc mới, người hâm mộ thích thú

    G-Dragon phát hành video hậu trường ca khúc mới, người hâm mộ thích thú

    Nhạc quốc tế

    20:50:28 29/11/2024
    Ngày 27/11 (giờ địa phương), video hậu trường ca khúc Home Sweet Home - G-Dragon kết hợp Taeyang và Daesung đã được đăng tải trên YouTube chính thức của G-Dragon.
    Ngồi trà đá vỉa hè, Sơn Tùng M-TP vẫn diện đồ có giá gần một tỷ đồng

    Ngồi trà đá vỉa hè, Sơn Tùng M-TP vẫn diện đồ có giá gần một tỷ đồng

    Phong cách sao

    20:26:40 29/11/2024
    Mới đây, hình ảnh Sơn Tùng M-TP ngồi trà đá vỉa hè ở Hà Nội trở thành tâm điểm chú ý trên mạng. Trang phục và phụ kiện nam ca sĩ diện trong dịp này cũng thu hút sự quan tâm của các tín đồ thời trang.
    Dấu hiệu Negav quay trở lại ở concert 3 Anh trai say hi?

    Dấu hiệu Negav quay trở lại ở concert 3 Anh trai say hi?

    Sao việt

    20:05:24 29/11/2024
    Cư dân mạng dự đoán về sự quay trở lại của nam rapper sinh năm 2001 tại concert Anh trai say hi diễn ra trong thời gian sắp tới.