Trung Quốc chuyển từ chống độc quyền sang bảo mật dữ liệu
Từ trọng tâm chống độc quyền, các cơ quan quản lý Trung Quốc giờ đây đang chuyển hướng sang dữ liệu vì tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghệ.
Trung Quốc đã thông qua một đạo luật lớn về bảo mật dữ liệu vào tháng 6.2021
Theo CNBC, chính phủ Trung Quốc những ngày qua đã mở một trận chiến mới với những gã khổng lồ công nghệ trong nước nhằm tìm cách nhắm mục tiêu vào việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ. Gần đây nhất là vào ngày 5.7, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã điều tra an ninh mạng đối với nền tảng tuyển dụng Boss Zhipin và hai công ty con chuyên về ứng dụng gọi xe tải của Full Truck Alliance. Được biết, cả Boss Zhipin và Full Truck Alliance vừa có đợt IPO tại Mỹ với số vốn huy động được lên tới hàng trăm triệu USD.
Trước đó một ngày, CAC cũng bất ngờ yêu cầu các cửa hàng ứng dụng trong nước gỡ bỏ ứng dụng dịch vụ gọi xe của Didi Chuxing, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ này đã tham gia vào việc thu thập và sử dụng bất hợp pháp dữ liệu cá nhân.
Điều đáng nói là thời gian lệnh trừng phạt được đưa ra và thời gian Didi thực hiện đợt chào bán công khai cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở Sàn Giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) chỉ cách nhau vỏn vẹn bốn ngày.
Không phải chỉ mới khai chiến trong những ngày gần đây, trên thực tế Bắc Kinh đã bắt đầu trừng phạt các ông lớn công nghệ trong nước vài tháng qua, từ việc hủy niêm yết trị giá 34,5 tỉ USD của Ant Group cho đến khoản phạt chống độc quyền kỷ lục 2,8 tỉ USD dành cho Alibaba. Từ trọng tâm ban đầu là chống độc quyền và quy định về công nghệ tài chính, các cơ quan quản lý đang dần chuyển hướng sang dữ liệu vì tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghệ, một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Video đang HOT
“Không thể có một nền kinh tế kỹ thuật số nếu không có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu. Và nền kinh tế kỹ thuật số là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng vốn đang chậm lại của Trung Quốc”, Kendra Schaefer, đối tác tại công ty tư vấn Trivium China, nói.
Trước đây, những hãng công nghệ của Trung Quốc đã phát triển thành một số công ty có giá trị nhất thế giới phần lớn thường không bị kiểm soát bởi các quy định trong nước, nhưng điều này đang thay đổi. Kể từ khi luật An ninh mạng ra đời năm 2017, Trung Quốc đã có một số quy định ban đầu về dữ liệu. Đến tháng 6.2021, luật Bảo mật dữ liệu đã xác định rõ ràng hơn quy tắc xung quanh cách các công ty thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền dữ liệu. Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 9 năm nay.
Ngoài ra, một bộ luật riêng biệt khác có tên là luật Bảo vệ thông tin cá nhân cũng đang được thực hiện. Nếu được thông qua, nó sẽ cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu của mình. “Chúng ta chắc chắn có thể mong đợi sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ đàn áp liên quan đến dữ liệu người dùng ngay sau khi hai luật đó được áp dụng. Đây chắc chắn là một mặt trận khác của quy định”, ông Kendra Schaefer nói.
Các cuộc điều tra an ninh mạng nhằm vào Didi, Full Truck Alliance và Boss Zhipin không tuân theo những luật mới nêu trên mà theo quy định hiện hành. Mặc dù có vẻ đột ngột, nhưng giới chức trách Trung Quốc đã từng liên hệ với một số công ty công nghệ về các vấn đề như quy định dữ liệu và hành vi chống cạnh tranh. Tháng 4.2021, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) của Trung Quốc đã triệu tập 34 công ty công nghệ lớn trong nước, bao gồm Tencent và ByteDance, để yêu cầu họ tiến hành tự kiểm tra.
“Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 4 và chính phủ Trung Quốc đã đưa cho các công ty hơn 100 mục yêu cầu tuân thủ, bao gồm nhiều khía cạnh như chống độc quyền, dữ liệu, quảng cáo, giá cả và rất nhiều thứ khác. Chính phủ cũng đưa cho các công ty rất nhiều hướng dẫn để cải thiện hệ thống theo tất cả các khía cạnh đó”, một luật sư giấu tên làm việc với các công ty công nghệ Trung Quốc về việc tuân thủ các quy định nói với CNBC.
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hứng chịu đòn giáng mạnh: Bắc Kinh yêu cầu tách rời các dịch vụ tài chính
Bắc Kinh muốn chấm dứt những lợi thế mà những gã khổng lồ công nghệ nước này đã có được trong một thời gian dài.
Trong những năm gần đây, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chuyển sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán di động trở thành một hệ sinh thái sinh lời mạnh, cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, từ các khoản vay cá nhân cho đến chính sách bảo hiểm. Giờ đây, Bắc Kinh muốn chấm dứt những lợi thế đó.
Hôm 30/4, PBOC và 4 cơ quan quản lý khác đã thông báo với một số công ty công nghệ lớn nhất nước này - bao gồm Tencent, Didi Chuxing và JD.com, về việc các ứng dụng của họ không nên tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài chính khác ngoài thanh toán.
Trong cuộc họp 3 tiếng tại Vụ Thị trường Tài chính thuộc PBOC, các nhà quản lý yêu cầu đại diện những công ty trên rằng việc cung cấp một số dịch vụ tài chính chỉ trong 1 nền tảng duy nhất đã khiến dòng tiền chảy vào những sản phẩm khác nhau bị che đậy. Theo đó, điều này tạo rủi ro cho cả hệ thống tài chính.
Nếu được thực hiện, việc các nhà quản lý yêu cầu xoá bỏ các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng thanh toán cốt lõi của những gã khổng lồ công nghệ sẽ giáng một đòn mạnh vào mô hình kinh doanh vốn sinh lời tốt. Mô hình này được khởi xướng thành công bởi Ant Group của tỷ phú Jack Ma.
Năm ngoái, cựu CEO của Ant là Simon Hu cho biết: "Trước đây, thanh toán là điểm kết thúc của các giao dịch. Giờ đây, thanh toán là khởi đầu của mọi giao dịch."
Kể từ đó, với việc nêu rõ những rủi ro đối với hệ thống tài chính do Ant gây ra, các nhà quản lý Trung Quốc đã tạm dừng đợt IPO của công ty này. Ngoài ra, Ant còn được yêu cầu phải tái cấu trúc để trở thành một định chế tài chính, chịu sự giám sát của NHTW. Sau cuộc họp hôm thứ Năm, có thể, nhiều công ty công nghệ lớn Trung Quốc kinh doanh cả mảng tài chính đều sẽ đưa ra nguyện vọng tương tự.
Trong cuộc họp, giới chức đã yêu cầu 13 công ty công nghệ tham dự phải đáp ứng đúng các yêu cầu về pháp lý đối với mảng cho vay và nhận tiền gửi online. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu họ có phải gỡ bỏ liên kết các dịch vụ phi tài chính khỏi hệ sinh thái trên ứng dụng hay không. Ví dụ, nhiều nền tảng cung cấp cả những dịch vụ khác như gọi xe hoặc giao đồ ăn.
Khởi đầu là một nền tảng thanh toán cơ bản, nhưng hiện tại Alipay của Ant đã cung cấp nhiều dịch khác cho hơn 1 tỷ người dùng. Một trong những tính năng phổ biến nhất là dịch vụ cho vay vi mô, chiếm gần 40% tổng doanh thu nửa đầu năm 2020.
2 nguồn tin thân cận tiết lộ, hiện tại, Ant đang thay đổi Alipay để loại bỏ các dịch vụ tài chính khỏi dịch vụ thanh toán cốt lõi. Ant đang thảo luận với các nhà quản lý về khả năng chuyển đổi một số dịch vụ tài chính hoạt động trên 1 ứng dụng sang ứng dụng khác gọi là Ant Fortune.
Dù giới chức lo ngại, nhưng dịch vụ cho vay vi mô của Ant đang được hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sử dụng. Nhóm khách hàng này khó có thể nhận được những khoản vay ngắn hạn thông qua các kênh ngân hàng truyền thống của Trung Quốc. Theo thoả thuận, các ngân hàng bảo lãnh khoản nợ, chịu rủi ro tín dụng và lấy lãi, trong khi Ant thu về khoản phí thực hiện giao dịch.
Dẫu vậy, dù đối với Ant hay những gã khổng lồ công nghệ khác, thì việc tách rời các dịch vụ tài chính gần như sẽ chắc chắn giáng một đòn mạnh vào khả năng sinh lời, cũng như định giá của họ trong tương lai.
Tuần trước, Fitch Ratings cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng việc tách mảng thanh toán và cho vay vi mô của Ant sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của hoạt động bán chéo thông qua nền tảng Alipay. Cùng với những thách thức về quy định khác, việc này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và doanh thu của Ant trong thời gian tới."
Broadcom bị Mỹ điều tra chống độc quyền Broadcom đang phải đối mặt với một cuộc điều tra chống độc quyền lớn khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) buộc tội công ty "độc quyền bất hợp pháp" trên thị trường băng thông rộng và chip TV. Broadcom đang là mục tiêu điều tra chống độc quyền của nhiều cơ quan Theo Engadget , FTC tuyên bố Broadcom đã...