Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu máu ở Vũ Hán
Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu từ ngân hàng máu ở thành phố Vũ Hán nhằm điều tra về nguồn gốc Covid-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Kho lưu trữ máu lên đến 200.000 mẫu, bao gồm những mẫu đã lấy từ những tháng cuối năm 2019. Những mẫu máu này đã được ban điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là một nguồn thông tin quan trọng có thể giúp xác định thời điểm và nơi virus lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể người.
Các mẫu được lưu giữ tại Trung tâm Máu Vũ Hán sẽ cung cấp các mẫu mô từ một nhóm dân cư rộng lớn ở thành phố Vũ Hán, nơi virus SARS-CoV-2 được cho là đã lây nhiễm sang người lần đầu tiên.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, các mẫu máu đã được lưu trữ trong hai năm, để phòng trường hợp cần thiết sẽ làm bằng chứng trong bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến nguồn máu lưu trữ tại ngân hàng.
Cuộc xét nghiệm diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2.
Một quan chức tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói với CNN rằng, công tác chuẩn bị cho việc xét nghiệm mẫu máu đang được tiến hành và các xét nghiệm sẽ được tiến hành khi mẫu máu đạt đến thời hạn lưu trữ 2 năm.
“Đợt xét nghiệm này cung cấp những mẫu máu theo thời gian thực sát nhất trên thế giới nhằm giúp chúng ta hiểu về thời điểm bùng phát dịch bệnh”, Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.
Maureen Miller, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia, cho biết các mẫu máu “sẽ chứa những manh mối quan trọng”. Bà Miller kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia nước ngoài quan sát quá trình này.
Người đứng đầu nhóm chuyên gia Trung Quốc phối hợp với cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19, Liang Wannian, lần đầu tiên nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 7 rằng, Trung Quốc sẽ xét nghiệm các mẫu máu. Ông Liang cho biết, sau khi các chuyên gia Trung Quốc “có kết quả, họ sẽ giao chúng cho cả chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài”.
Các chuyên gia cho biết, nếu được bảo quản đúng cách, các mẫu máu có thể chứa các dấu hiệu quan trọng của các kháng thể đầu tiên do con người tạo ra để chống lại Covid-19.
Ông Liang hồi tháng 7 cho biết, mặc dù trường hợp mắc Covid-19 được báo cáo đầu tiên ở Vũ Hán vào ngày 8/12/2019, nhưng “nghiên cứu của chúng tôi và các tài liệu nghiên cứu liên quan trước đó của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ngày 8/12 có thể không phải là thời điểm xảy ra ca nhiễm đầu tiên. Có thể có các ca nhiễm khác đã xảy ra trước đó”.
Tiến sĩ William Schaffner tại Khoa Y Đại học Vanderbilt cho biết việc xét nghiệm các mẫu máu là “cơ hội tốt” để tìm hiểu chính xác thời điểm mà loại virus này bắt đầu để lại dấu vết trong cộng đồng dân cư ở Trung Quốc. Ông Miller nói rằng các mẫu máu này thậm chí có thể cho biết ai bị nhiễm lần đầu, ở đâu, tuổi tác và nghề nghiệp của họ.
Chuyên gia Schaffner đề xuất các mẫu máu có thể được mang đến Geneva, Thụy Sĩ hoặc một nơi trung lập khác, để cho phép các chuyên gia của WHO tham gia xét nghiệm.
Trung Quốc thử nghiệm thiết bị phát hiện dòng chảy ngầm nguy hiểm ở Biển Đông
Giới khoa học Trung Quốc cho hay họ đã thử nghiệm một thiết bị theo dõi ở Biển Đông có thể cải tiến việc phát hiện dòng chảy bị cho là nguy hiểm đối với tàu ngầm.
Bộ cảm biến được giới khoa học Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Cụ thể, trong nghiên cứu được đăng trên chuyên san Earth Science Frontiers ngày 9.10, các nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng thiết bị nói trên, một bộ cảm biến nặng 1,4 tấn, có thể hoạt động dưới đáy biển trong nhiều tuần và nổi lên mặt nước để phản hồi tín hiệu từ tàu mẹ, theo tờ South China Morning Post ( SCMP ) hôm nay 12.10.
"[Bộ cảm biến sẽ thu thập] lượng lớn dữ liệu cần thiết cho việc phát hiện thêm cơ chế của các sóng nội riêng biệt ở đáy biển", Giáo sư Giả Vĩnh Cương cùng các đồng nghiệp tại Đại học Hải Dương Trung Quốc cho hay trong nghiên cứu.
Những dòng chảy dưới nước được xem như sóng nội là mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông. Một số cơn sóng có thể trải dài hơn 100 km và nhanh chóng kéo tàu ngầm xuống độ sâu có thể khiến tàu bị vỡ.
"Luồng nước đen" nào có thể khiến tàu ngầm Trung Quốc tấn công Đài Loan "đi dễ khó về"?
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho hay thiết bị mới có thể hoạt động dưới đáy biển trong nhiều tuần, phát hiện thông tin sớm hơn với tầm hoạt động lớn hơn. Giáo sư Giả cùng nhóm đồng nghiệp của ông cho biết thêm dữ liệu thu thập được sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu tạo ra các mô hình chính xác hơn để dự đoán sự hình thành và sức mạnh của các con sóng nội ở Biển Đông.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học Trung Quốc cho hay đã thử nghiệm bộ cảm biến nói trên ở Biển Đông 2 lần trong năm 2020, thả thiết bị này xuống đáy biển ở độ sâu khoảng 600 và 1.400 m.
Bằng chứng cho thấy COVID-19 không có nguồn gốc từ hang dơi Trung Quốc Một nhóm các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 không bắt nguồn từ hang động ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã xuất bản một báo cáo cho rằng hang động Mojiang - phía tây nam Trung Quốc,...