Trung Quốc chưa thể trang bị hệ thống phóng hiện đại cho tàu sân bay
Các chuyên gia quân sự cho rằng nhiều khả năng tàu sân bay thứ 2 do Trung Quốc tự đóng sẽ không được trang bị hệ thống cất cánh hiện đại như mẫu tàu sân bay của các cường quốc, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) số ra ngày 13/2 cho biết.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Một nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc tiết lộ với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) rằng nhiều khả năng quân đội nước này sẽ không sử dụng công nghệ cất cánh điện từ hiện đại trên tàu sân bay thứ 2 do nước này tự đóng. Theo nguồn tin, tàu số hiệu Type 002 – tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc sau tàu Liêu Ninh và tàu số hiệu Type 001A, sẽ được trang bị ít nhất 3 hệ thống phóng dùng động cơ hơi nước.
Nguồn tin trên cho biết: “Vẫn có những vấn đề kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay nên mẫu Type 002 sẽ sử dụng hệ thống phóng dùng động cơ hơi nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với hệ thống sử dụng trên mẫu Liêu Ninh và Type 001A, hệ thống phóng điện từ dùng trên Type 002 vẫn cho những kết quả có tính đột phá. Theo đánh giá, sẽ mất thêm vài năm để các mẫu tàu sân bay mới có thể sử dụng hệ thống phóng mới và mất thêm hai hoặc ba năm để huấn luyện các phi công làm quen với công nghệ này”.
Trước đó, Giáo sư Jin Yinan – cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng cho biết quá trình lắp đặt mẫu Type 002 đã được bắt đầu tại xưởng đóng tàu Jiangnan Changxingdao ở Thượng Hải từ tháng 3/2015.
Video đang HOT
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Liang Guoliang cho biết Trung Quốc có kế hoạch sản xuất 2 chiếc tàu sân bay thuộc dự án Type 002, với lượng giãn nước khoảng 85.000 tấn. Đây sẽ là những tàu sân bay lớn nhất mà Trung Quốc sở hữu khi trước đó, tàu Liêu Ninh có lượng giãn nước 55.000 tấn và tàu Type 001A có lượng giãn nước 70.000 tấn.
Theo chuyên gia Liang, tàu sân bay đầu tiên thuộc dự án Type 002 sẽ được hạ thủy vào năm 2021. Trước đó, có những đồn đoán tàu thuộc dự án này sẽ là các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và trang bị hệ thống cất cánh điện từ hiện đại.
Tuy nhiên, chuyên gia Li Jie cho rằng, Trung Quốc khó có thể phát triển tàu sân bay thế hệ mới hoàn toàn trong vài năm nữa. Chuyên gia Li nói: “Các hệ thống khác nhau cho tàu sân bay mới cần công nghệ, kỹ thuật và phi công mới. Ví dụ, mẫu Type 001A dự kiến sẽ được hạ thủy vào cuối năm nay song sẽ mất thêm thời gian để xây dựng những yếu tố liên quan giúp tàu này trở thành một nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến đầy đủ”.
Còn theo ông Andrei Chang – nhà sáng lập tạp chí quốc phòng Quân sự Hán Hòa, mẫu Type 001A là “phiên bản sao chép” của tàu Varyag – vốn là tàu sân bay lớp Kuznetsov được Hải quân Liên Xô hạ thủy vào những năm 1970 và sau đó bán cho Trung Quốc trước khi được nước này đổi tên thành Liêu Ninh.
Về quan điểm trên, chuyên gia Li cho rằng vẻ ngoài của tàu Type 001A có điểm tương đồng với mẫu Liêu Ninh song thiết kế, thiết bị nội thất và khả năng hoạt động của tàu sắp được đóng xong có nhiều điểm hiện đại hơn Liêu Ninh. Chuyên gia này cũng cho rằng mẫu Type 001A sẽ được lược bỏ bớt những vũ khí để lấy thêm không gian cho các chiến đấu cơ J-15. Theo ước tính, tàu Type 001A có thể mang thêm từ 6 tới 8 mẫu J-15.
Ngoài ra, hệ thống radar hiện đại cùng 4 cột ăng-ten lớn sẽ được lắp đặt trên đài kiểm soát của tàu Type 001A. Bên cạnh đó, 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 cùng với 24 ống phóng sẽ được trang bị trên tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà quan sát quân sự Antony Wong Dong cho rằng năng lực sản xuất giới hạn của Trung Quốc cho các mẫu J-15 bố trí trên tàu sân bay có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động đầy đủ của mẫu Type 001A. Ông nói: “Tàu Liêu Ninh được thiết kế có thể mang theo một phi đội, cụ thể là 24 chiến đấu cơ. Tuy nhiên, tàu này tới nay mới chỉ mang được 20 chiến đấu cơ J-15 do Tập đoàn Aeroengine vẫn chưa phát triển được động cơ thay thế tương xứng cho động cơ AL-31 do Nga sản xuất. Vì vậy, có thể mẫu Type 001A sẽ gặp khó khăn tương tự như Liêu Ninh”.
Ngọc Anh
Theo SCMP
Tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể sẽ neo đậu gần Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc nói rằng tàu sân bay thứ hai của nước này có khả năng neo đậu gần Biển Đông để xử lý "các tình huống phức tạp".
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc đang được đóng tại Đại Liên, đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Kyodo
Một bài báo được đăng trên tài khoản mạng xã hội liên kết với phiên bản quốc tế của People's Daily nói rằng "dựa trên thông tin hiện có" thì Sơn Đông, tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, sẽ neo đậu tại một tỉnh miền nam Trung Quốc.
Nó sẽ được sử dụng để "giải quyết các tình huống phức tạp" ở Biển Đông, bài báo có đoạn viết. Bắc Kinh chưa công bố nơi neo đậu chính thức của tàu sân bay thứ hai, theo SCMP.
Sơn Đông là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng, bắt đầu khởi công từ năm 2014. Ngày 31/1, một kênh truyền hình ở Sơn Đông đưa tin rằng tàu sân bay đã "thành hình" sau hai năm 9 tháng thi công nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Truyền thông Trung Quốc đã đưa tin rằng Sơn Đông dự kiến được hoàn thành trong nửa đầu năm nay và sẽ chính thức gia nhập hải quân Trung Quốc vào năm 2019.
Bắc Kinh có tàu sân bay hoạt động duy nhất là Liêu Ninh, được sửa chữa và hiện đại hóa dựa trên thân vỏ tàu Varyag mua từ Ukraine vào năm 1998.
Phương Vũ
Theo VNE
"Cá mập bay" Trung Quốc lần đầu tập trận ở Biển Đông "Cá mập bay" J-15 của Trung Quốc mới đây đã lần đầu tiên tập trận ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng. Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống đã trải qua hàng loạt những cuộc...