Trung Quốc chưa đủ lực thách thức Mỹ – Australia ở Thái Bình Dương
Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật ngày 23/05 có bài viết nhấn mạnh, muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia hãy tìm hiểu “Trung Quốc đang làm gì”.
Các quan chức Mỹ từng tuyên bố, hiện Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Gần đây, Thủ tướng Samoa Tuilaepa đã từng biểu thị, đối với các Quốc đảo ở khu vực này thì Trung Quốc là những người bạn tốt hơn Mỹ.
Thế nhưng, các chính trị gia của Mỹ và Australia không thừa nhận điều này, họ cho rằng Trung Quốc không nắm được ưu thế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời luận thuyết cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng thách thức địa vị chủ đạo của Mỹ và Australia là không có cơ sở.
Trung Quốc hiện vẫn chưa thể so với Mỹ về vũ khí, trang bị
Trong “Sách trắng quốc phòng 2013″, Australia đã từng miêu tả: “Việc một quốc gia châu Á (ám chỉ Trung Quốc) đang dần tăng cường phạm vi ảnh hưởng đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương đã trở thành một thách thức”. Đồng thời, Sách trắng cũng cảnh cáo: “trong tương lai, sự chi viện và giúp đỡ của quốc gia này trở thành một thách thức không nhỏ đối với địa vị của Australia trong khu vực Thái Bình dương”.
Muốn nắm được ý đồ của Trung Quốc đối với các Quốc đảo ở Thái Bình Dương, các chính trị gia phải tìm hiểu xem “Trung Quốc đang làm gì” thì mới hiểu được mục đích ẩn giấu đằng sau nó.
Trung Quốc thường thông qua 3 yếu tố để tăng cường tiếp xúc với các Quốc đảo này. Đó là: Thương mại và đầu tư, viện trợ và ngoại giao và cuối cùng là hợp tác quân sự. Qua phân tích 3 yếu tố này, người Nhật nhận thấy luận thuyết cho rằng Trung Quốc đã đủ lực thách thức địa vị của các quốc gia phương Tây là không có cơ sở.
Video đang HOT
Tuy giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với các Quốc đảo Thái Bình Dương tăng lên nhiều lần trong 10 năm qua, tổng kim ngạch giao dịch thương mại ước đạt đến 2 tỷ USD, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 của Australia. Về phương diện viện trợ, Trung Quốc cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 5, xếp sau Australia, Mỹ, New Zealand và Nhật Bản.
Quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng bành trướng hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Bài viết cho biết cụ thể, tính riêng về viện trợ quân sự, Trung Quốc cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp quân trang, vũ khí phi sát thương cho một số Quốc đảo và giúp các quốc gia Fiji, Papua New Guinea và Tonga xây dựng các doanh trại mới. Khoản viện trợ này không thấm vào đâu so với số tiền 183 triệu USD mà Australia đã dành cho hợp tác quốc phòng và bảo đảm an ninh khu vực với các quốc gia nằm trên Thái Bình Dương.
Tạp chí “The Diplomat” cho rằng, động lực thực sự thúc đẩy Trung Quốc gây dựng ảnh hưởng ở đây là vấn đề kinh tế, địa vị chủ đạo của Australia chắc chắn sẽ không bị suy giảm bởi sự cạnh tranh của Trung Quốc.
Theo vietbao
Hải quân Việt Nam phải đủ khả năng tự vệ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thị sát tàu ngầm Hà Nội (kilo) và nói chuyện với thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện vận hành tàu ngầm ở Kaliningrad.
Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm lớp Kilo được ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009.
Bên cạnh việc đóng tàu, hợp đồng còn bao gồm cả việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp các thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết.
Thủ tướng trò chuyện, căn dặn thuyền trưởng tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: chinhphu.vn
Tàu ngầm Kilo 636 mang tên Hà Nội được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg và đang trong quá trình thử nghiệm trên biển ở gần cảng Svetlyi, thuộc Kaliningrad và đã thực hiện thành công 23 cuộc lặn kể từ thời điểm thử nghiệm.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người... Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Ân cần thăm hỏi sức khỏe, tình hình học tập, sinh hoạt của các thủy thủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn tin tưởng vào thế hệ các cán bộ, chiến sỹ tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam, mong muốn các cán bộ chiến sỹ sẽ phát huy tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo, vượt khó, nhanh chóng nắm bắt các kiến thức khoa học quân sự hiện đại để có thể làm chủ tàu ngầm sau khi được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong hòa bình, song nhiệm vụ xây dựng quốc phòng vẫn hết sức quan trọng.
Do vậy, quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng hải quân nói riêng cần thực hiện nhiều giải pháp sát thực nhằm xây dựng lực lượng thực sự chính quy, hiện đại, đủ khả năng để tự vệ, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước sẽ luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thay mặt kíp tàu, Thuyền trưởng, thiếu tá Nguyễn Văn Quán đã báo cáo ngắn gọn với Thủ tướng tình hình học tập và rèn luyện của các sỹ quan Việt Nam.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Quán đã thay mặt anh em cán bộ chiến sỹ cảm ơn sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với kíp tàu ngầm Hà Nội nói riêng và quân chủng hải quân nói chung, hứa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục rèn luyện, học hỏi để có thể nhanh chóng nắm bắt được công nghệ quân sự hiện đại, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.
Gặp gỡ với báo chí tại Kaliningrad, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự vui mừng được tới thăm thành phố Kaliningrad thanh bình, mến khách.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô trước đây cũng như của Liên bang Nga ngày nay đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc Liên bang Nga chuyển giao tàu ngầm cho phía Việt Nam không chỉ là hợp đồng mang tính thương mại mà còn là biểu hiện của mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của Lãnh đạo, nhân dân tỉnh Kaliningrad cho các học viên Việt Nam yên tâm học tập và rèn luyện để có đủ khả năng làm chủ các thiết bị quân sự hiện đại về phục vụ Tổ quốc
Theo vietbao
Nghi phạm đánh bom Boston nói trở lại Chưa đầy hai tuần sau bữa tiệc với các bạn học tại ký túc xá đại học, Dzhokhar Tsarnaev giờ đây đang sống trong một điều kiện vô cùng khác biệt. Nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev và hiện trường vụ nổ bom tại Boston Nghi phạm đánh bom tại giải marathon Boston mới 19 tuổi này đang bị nhốt trong một xà lim vuông...