Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì nhắm vào Viện Khổng Tử
Trung Quốc cho rằng việc Mỹ tăng cường kiểm soát các Viện Khổng Tử là hành vi bôi xấu nhiệm vụ bình thường của chương trình này.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng chính trị hóa các chương trình trao đổi giáo dục, không can thiệp vào việc giao lưu văn hóa bình thường giữa người dân, đồng thời chấm dứt hành vi gây tổn hại lòng tin và sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong họp báo hôm nay ở Bắc Kinh.
Tuyên bố được ông Triệu đưa ra sau khi Washington yêu cầu các Viện Khổng Tử tại Mỹ đăng ký như một phái bộ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ phải báo cáo chi tiết thông tin nhân sự và kê khai tường tận tài sản ở Mỹ, dựa trên Đạo luật Phái bộ Nước ngoài năm 1982 (FMA).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh lấy làm tiếc về động thái của Washington, đồng thời khẳng định các Viện Khổng Tử luôn tuân thủ luật pháp sở tại. Ông cho rằng Mỹ đang tìm cách bôi xấu và kỳ thị các chức năng bình thường của chương trình Viện Khổng Tử.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo hôm 8/4 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Khoảng 75 Viện Khổng Tử của Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ, cùng với khoảng 500 “Lớp học Khổng Tử” trải dài từ cấp mẫu giáo tới trung học phổ thông. Nhiều trường tại Mỹ đã dừng chương trình học của Viện Khổng Tử sau một báo cáo hồi năm 2017 của Hiệp hội Học giả Quốc gia (NAS), trong đó chỉ trích mức độ kiểm soát của chính phủ Trung Quốc khi chọn giảng viên và tài liệu giảng dạy trong các lớp học này.
Video đang HOT
“Chúng tôi đề nghị họ cho biết họ đang làm gì tại Mỹ. Chúng tôi không yêu cầu họ đóng cửa, mà chỉ đơn giản xác định đúng bản chất của họ là các phái bộ nước ngoài”, David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đề cập tới các Viện Khổng Tử hôm 13/8.
Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 Viện và gần 2.000 lớp học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức ở nước ngoài. Mục tiêu của Viện Khổng Tử là giảng dạy ngôn ngữ, truyền bá văn hóa Trung Quốc và được xem là một trong những phương tiện nhằm phát huy sức mạnh mềm của nước này.
Quyết định tăng cường kiểm soát các Viện Khổng Tử của Mỹ đưa ra giữa lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh không có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây tung một loạt “đòn giáng” vào Trung Quốc, như cấm giao dịch với hai công ty lớn của nước này là ByteDance và Tencent, trừng phạt các quan chức hàng đầu của Hong Kong, bao gồm cả trưởng đặc khu, đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Hầu hết chuyên gia cho rằng Trump sẽ tiếp tục gây áp lực với Bắc Kinh để lấy lòng cử tri khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi Mỹ không chia rẽ hai nước và ngừng tìm cách “tạo ra cái gọi là Chiến tranh Lạnh mới”.
Trung Quốc có tham vọng thống trị thế giới?
Ngày càng có nhiều bằng chứng được tổng hợp và phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đang nhắm đến vị trí cường quốc toàn cầu và thậm chí là muốn thống trị thế giới, theo Bloomberg.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện trong cuộc họp thành viên WHO và cam kết chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới chống dịch Covid-19 (ảnh: Bloomberg)
Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra tại Mỹ nhằm phân tích tham vọng của Trung Quốc và tính toán mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh với thế giới.
Hal Brands - giáo sư nổi tiếng của Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định, Trung Quốc rất có thể đang hướng tới tham vọng trở thành cường quốc số 1 toàn cầu
Kết luận của ông Hal Brands không phải chỉ dựa trên suy đoán. Thực tế, các quan chức hàng đầu Trung Quốc đang ngày càng bộc lộ tham vọng này.
Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào tháng 10.2017, ông Tập Cận Bình tuyên bố: "Trung Quốc đã phát triển, giàu có và mạnh mẽ", "sự hiểu biết và phương pháp tiếp cận kiểu Trung Quốc có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề của nhân loại".
Trung Quốc gửi vật tư y tế đến nhiều nước trong đại dịch (ảnh: Reuters)
Ông Tập cũng cam kết rằng, "tới năm 2049, Trung Quốc sẽ trở thành lãnh đạo toàn cầu dựa vào sức mạnh tổng hợp của quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế", "Trung Quốc sẽ xây dựng trật tự quốc tế ổn định".
Tuyên bố này cho thấy Trung Quốc không chỉ muốn tham gia vào các vấn đề toàn cầu mà còn muốn thiết lập những quy định mới cho quan hệ quốc tế, theo ông Hal Brands.
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, thương mại quốc tế là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, quân sự của nước này. Tuy nhiên, khi nhìn vào trật tự thế giới do Mỹ và các nước đồng minh tạo ra, họ thấy hầu hết đều là các mối đe dọa. Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ và các nước đồng minh không giữ gìn hòa bình, ổn định mà chỉ cản trở tiềm năng phát triển của họ", ông Hal Brands nhận định.
Theo ông Nadege Rolland, thành viên cấp cao của Cục Nghiên cứu Quốc gia về châu Á tại Washington (Mỹ), Trung Quốc trước hết muốn hiện thực tham vọng trở thành "bá chủ một khu vực".
Tên lửa Trung Quốc (ảnh: Reuters)
"Có rất ít dấu hiệu cho thấy tham vọng của Bắc Kinh chỉ giới hạn ở phía Tây Thái Bình Dương hoặc châu Á. Lời kêu gọi của ông Tập về "mong muốn chia sẻ tương lai với nhân loại" năm 2019 đã thể hiện ước muốn vươn tầm ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ông Tập cũng từng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc phải kiên định hướng tới tương lai, nơi họ sẽ 'giành thế chủ động và có vị trí thống trị", ông Hal Brands nhận xét.
"Nên nhớ rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường nói ít hơn những gì họ làm", giáo sư Brands nói thêm.
Theo ông Brands, những cuộc tranh luận về điều mà Trung Quốc thực sự muốn làm đã là lỗi thời, khi vài năm gần đây, đặc biệt là trong đại dịch, các động thái của Bắc Kinh đã thể hiện rõ tham vọng thống trị của mình.
"Khi một đối thủ mạnh đã thông báo về tham vọng toàn cầu của họ thì người Mỹ nên xem xét những thông điệp đó một cách thực sự nghiêm túc", ông Brands nhận xét.
Xây siêu đập thủy điện cho đồng minh ở vùng tranh chấp, TQ chọc giận Ấn Độ Trong một động thái vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ Ấn Độ, Trung Quốc đã ký hợp đồng giai đoạn một, xây siêu đập thủy điện cho Pakistan ở vùng tranh chấp Kashmir. Để có tiền xây đập thủy điện, Pakistan đã phải vay Trung Quốc. Theo Nikkei, giai đoạn đầu của dự án xây đập Diamer Bhasha, tiêu tốn 2,7...